Powered by Techcity

Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, các ngành, địa phương đã có nhiều quyết tâm, nỗ lực triển khai các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp và đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình còn gặp nhiều khó khăn, nhất là công tác giải ngân vốn đầu tư còn bị vướng nhiều khâu làm chậm tiến độ.

Theo thống kê của các địa phương, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 chuyển nguồn sang năm 2023 và nguồn vốn năm 2023 với 7 dự án, tổng kinh phí thực hiện 204,21 tỷ đồng, nhưng hiện nay mới giải ngân được 62,14 tỷ đồng, tương đương 30,48% kế hoạch vốn giao. Cụ thể Dự án hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, thực hiện trên địa bàn huyện Bác Ái và xã Phước Dinh (Thuận Nam) đã giải ngân 40,26 tỷ đồng, đạt 78,28%. Dự án đa dạng hóa sinh kế (ĐDHSK), phát triển mô hình giảm nghèo đã giải ngân 5,76 tỷ đồng, đạt 15,95%. Trong đó, đối với cấp tỉnh, đã phê duyệt, giải ngân đạt 35%; đối với các huyện, thành phố, đã triển khai phê duyệt 237 dự án ĐDHSK các mô hình dịch vụ, sản xuất, kinh doanh và thực hiện mô hình nuôi bò, dê sinh sản. Riêng huyện Ninh Sơn hiện nay mới phê duyệt, đặc biệt huyện Bác Ái đến nay vẫn chưa triển khai dự án. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, hiện đã triển khai phê duyệt 39 phương án ĐDHSK, giải ngân được 2,41 tỷ đồng, đạt 15,95%; Tiểu dự án về cải thiện dinh dưỡng, hiện Sở Y tế đã giải ngân 259 triệu đồng, đạt 7,01%. Dự án về phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững đã giải ngân 10,37 tỷ đồng, đạt 16,48%. Chương trình hỗ trợ việc làm bền vững, hiện đã giải ngân hơn 2 tỷ đồng, đạt 17,76%. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo Bác Ái, đã được phê duyệt 139 căn với kinh phí 8,31 tỷ đồng, sau khi hoàn thành khối lượng 30% công việc, UBND huyện Bác Ái sẽ hỗ trợ kinh phí cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định. Dự án về truyền thông và giảm nghèo về thông tin, đến nay đã giải ngân 126,74 triệu đồng, đạt 2,1% kế hoạch vốn…

Mô hình trồng bắp lai của nông dân huyện Ninh Phước mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, để triển khai chương trình, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị, địa phương có cơ sở để triển khai thực hiện và giải ngân chương trình theo kế hoạch. Tuy nhiên, việc thực hiện chương trình còn nổi lên một số khó khăn đó là: Dự án hỗ trợ ĐDHSK, nhân rộng các mô hình giảm nghèo thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nên khó khăn cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện. Một số địa phương vẫn chưa triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh kế tác động trực tiếp đến hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo như các dự án ĐDHSK, nhân rộng mô hình giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đang gặp rất nhiều khó khăn; mặc dù nguồn vốn nhiều nhưng đối tượng tham gia học rất hạn chế.

Đồng chí Hà Anh Quang, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết: Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, với 3 chương trình đồng hành thực hiện với nhiều nguồn vốn, dự án, tiểu dự án tạo nên hệ thống gồm nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành, văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện cũng như các thông tư hướng dẫn sử dụng vốn sự nghiệp thực hiện cho từng chương trình khác nhau. Trong khi đó, đội ngũ công chức ở xã, thôn phải cùng lúc thực hiện nhiều việc và nhiều nhiệm vụ khác nhau, nên việc tiếp thu, hướng dẫn xây dựng dự án, mô hình… chưa có nhiều kinh nghiệm, gây lúng túng cho việc triển khai khi phải nghiên cứu để thực hiện đúng quy định và tránh trùng lắp giữa các chương trình.

Nhằm đẩy nhanh việc thực hiện chương trình với tinh thần quyết tâm, quyết liệt, khó đến đâu tháo gỡ đến đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương phải chủ động phối hợp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc ngay từ cơ sở, phấn đấu cả năm phải giải ngân đạt 100% vốn được giao nhằm đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện đạt mục tiêu về giảm nghèo bền vững năm 2023 và giai đoạn 2021-2025.

Theo đồng chí Hà Anh Quang cho biết thêm: Để thực hiện đạt mục tiêu trên, từ nay đến cuối năm các địa phương, cần phải phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan chuyên môn và từng cá nhân phụ trách, theo dõi chương trình cụ thể. Chủ động, quyết liệt hơn nữa trong công tác triển khai thực hiện, nhất là bám cơ sở, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ khó khăn thực hiện các chương trình, dự án phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Quá trình triển khai thực hiện cần tăng cường huy động, lồng ghép các nguồn lực để thực hiện hiệu quả chương trình; chủ động nguồn vốn đối ứng thực hiện, bảo đảm đầy đủ theo quy định. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án gắn với hiệu quả giải ngân nguồn vốn. Khẩn trương hoàn tất hồ sơ phê duyệt, khởi công các dự án và triển khai thực hiện thanh, quyết toán các công trình, dự án khi có khối lượng để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, không để dồn vốn vào cuối năm…

Nguồn

Cùng chủ đề

Nâng cao hiệu quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Nhờ đó, hiệu quả giải quyết các vụ việc KNTC được nâng lên, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) địa phương.Để công tác TCD, xử lý đơn thư, giải quyết KNTC đi vào nền nếp, đạt chất lượng và hiệu quả cao, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt, thực hiện nghiêm...

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm

Tại cuộc họp, lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của BCĐ trong 9 tháng đầu năm; dự kiến một số nội dung công tác trọng tâm 3 tháng cuối năm; công tác chỉ đạo, xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện BCĐ tiếp tục theo dõi, chỉ đạo và các thành viên dự họp đã thảo luận, góp ý, làm rõ thêm những vấn đề vướng mắc,...

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh: Triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm

Tại cuộc họp, lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh ủy báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của BCĐ trong 6 tháng đầu năm; dự kiến một số nội dung công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm; công tác chỉ đạo, xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện BCĐ tiếp tục theo dõi, chỉ đạo và các thành viên dự họp đã thảo luận, góp ý, làm rõ thêm những vấn đề vướng mắc,...

Khai thác các yếu tố tác động tăng trưởng năm 2024

Năm 2023, UBND tỉnh bám sát tinh thần chỉ đạo của trung ương, Tỉnh ủy, với quyết tâm chính trị cao, tập trung chỉ đạo điều hành quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, sát tình hình, có trọng tâm, trọng điểm 5 khâu đột phá để thúc đẩy tăng trưởng; cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) chuyển biến tích cực, GRDP tăng 9,40%, tỉnh xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố cả nước và thứ 2/14 các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

NTO – “Đoàn kết – Sáng tạo – Hợp tác

Nhân dịp Đại hội đại biểu Hội Nông dân (ND) tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2023-2028, Báo Ninh Thuận có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Thanh Hùng, Phó Chủ tịch phụ trách Hội ND tỉnh về những kết quả nổi bật của hội trong nhiệm kỳ 2018-2023; những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho hoạt động hội trong nhiệm kỳ mới.

Cùng tác giả

Thường trực HĐND tỉnh tổ chức Phiên họp thứ 49

Năm 2024, HĐND tỉnh đã bám sát sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, Đảng đoàn HĐND tỉnh thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định pháp luật, chương trình, kế hoạch đề ra đảm bảo chất lượng, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Thường trực HĐND tỉnh đã quan tâm cải tiến, đổi mới, tập trung chỉ đạo triển khai...

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch

Ninh Thuận, vùng đất nắng gió, không chỉ nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ, những cánh đồng nho xanh mướt, mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử độc đáo. Những di tích tháp Chăm cổ kính, những lễ hội truyền thống đặc sắc đã và đang trở thành điểm nhấn thu hút du khách đến tham quan, khám phá.

[Podcast] Bản tin ngày 22/11/2024

Thứ bảy, 23/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Sơ kết hợp tác phát triển du lịch giữa 3 tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Chương trình hợp tác phát triển DL giữa tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả trong quá trình thực hiện. Trong năm 2024, các tỉnh thường xuyên trao đổi thông tin, hỗ trợ quảng bá DL thông qua các kênh truyền thông. Tích cực tham gia các sự kiện văn hóa, DL, các chương trình Famtrip do các địa phương tổ chức; cung cấp về quy hoạch, kế hoạch,...

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV – năm 2024

Theo báo cáo Đại hội, trong 5 năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các sở, ban, ngành và cả hệ thống chính trị triển khai đồng bộ, có hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc, tích cực góp phần phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Ninh Thuận. Diện mạo nông thôn miền núi...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Quốc Nam nghe báo cáo tiến độ triển khai thực hiện Dự án Sunbay Park Hotel & Resort

Chiều ngày 19/11/2024, đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp với Công ty Cổ phần SunBay Ninh Thuận nghe báo cáo tình hình triển khai thực hiện Dự án Sunbay Park Hotel & Resort. Tham dự cuộc họp có đồng chí Trịnh Minh Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Sở, ngành liên quan. Dự án Sunbay Park Hotel & Resort do Công ty cổ phần SunBay...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Huyền nghe báo cáo dự thảo Quyết định Quy định diện tích đất nông nghiệp để xây dựng...

Ngày 15/11/2024, đồng chí Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe báo cáo và cho ý kiến đối với dự thảo Quyết định Quy định diện tích đất nông nghiệp để xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Cùng tham dự có lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan. Đồng chí Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại...

Tháo gỡ khó khăn về vật liệu san lấp

Hiện nay, tỉnh Ninh Thuận đang triển khai nhiều dự án hạ tầng, giao thông, khu công nghiệp nhất là khu vực phía Nam nên nhu cầu về đất, đá phục vụ san lấp mặt bằng rất lớn. Tuy nhiên, do nhiều mỏ trong quy hoạch chưa được khai thác nên các dự án gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn cung.

Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại...

Chiều 15/11/2024, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại Thành phố Hồ Chí Minh. Về phía tỉnh Ninh Thuận, có sự tham dự của các đồng chí: Trần Quốc Nam - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Lê Văn Bình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh; Trần Minh Lực - Ủy...

Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

Chiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận.

Hội thảo “Định hướng phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2035, trọng tâm...

Hội thảo “Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2035, trọng tâm thúc đẩy kinh tế biển và kinh tế đô thị trở thành động lực phát triển”, diễn ra 01 buổi, khoảng từ ngày 15-20/12/2024, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Để xác định rõ những điểm nghẽn, những vấn đề đang là trở lực phát triển trên cơ sở đó...

GC Food cùng sản phẩm nha đam Ninh Thuận được vinh danh Thương hiệu quốc gia

Qua 9 năm hoạt động tại Ninh Thuận, Công ty Cổ phần Thực phẩm G.C (GC Food) đã tiên phong đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy với công nghệ, trang thiết bị, dây chuyền hiện đại để sản xuất, chế biến nha đam; đồng thời, chủ động sản xuất, mở rộng, liên kết vùng trồng nha đam tại Ninh Thuận trở thành “thủ phủ” nha đam lớn nhất cả nước mang lại giá trị cao trên thị trường nông sản trong và ngoài nước.

[Infographic] Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP.Hồ Chí Minh

Thứ bảy, 09/11/2024 Rss Tìm kiếm tin tức ảnh video audio báo in quê hương...

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm 2024

Năm 2024, tỉnh Ninh Thuận đặt mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu (XK) đạt 150 triệu USD. Tuy nhiên, kết thúc 9 tháng đầu năm 2024, mới chỉ ước đạt gần 73,65 triệu USD, bằng 49,1% kế hoạch. Việc hoàn thành mục tiêu đặt ra đang được xem là một thách thức lớn.

UBND tỉnh họp đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội tháng 10, triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 11/ 2024

Ngày 29/10/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức phiên họp trực tuyến kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế-xã hội tháng 10, triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 11/2024. Đồng chí Lê Huyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên họp. Tham dự họp có: lãnh đạo UBMTTQVN tỉnh; lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh: Kinh tế-Ngân sách, Văn hóa-Xã hội; các thành viên UBND tỉnh; lãnh đạo các ngành liên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất