Powered by Techcity

Yên Mô triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông năm 2024


Ngày 10/9, UBND huyện Yên Mô tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất vụ Đông năm 2023, triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông năm 2024 và trao giấy chứng nhận OCOP cho các chủ thể.

Yên Mô triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông năm 2024

Các đại biểu dự hội nghị.

Vụ Đông năm 2023 trên địa bàn huyện Yên Mô diễn ra trong điều kiện thuận lợi, lúa Mùa thu hoạch sớm, thời tiết không có mưa bão lớn, quỹ đất trồng cây ưa ấm được mở rộng. Cùng với đó, do có sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở nên sản xuất đã giành thắng lợi cả về diện tích, năng suất, sản lượng.

Cụ thể, toàn huyện trồng được 1.543 ha (đạt 103% kế hoạch), trong đó cây ưa ấm chiếm 45%, nhóm cây ưa lạnh chiếm 55%. Các cây trồng chính gồm: Ngô, lạc, đậu tương, khoai tây, bí xanh, khoai lang, cà chua và rau các loại. Nhìn chung các cây trồng đều đạt năng suất, sản lượng, chất lượng cao hơn năm trước. Một số cây trồng có giá trị cao như: Khoai tây đạt gần 156 triệu đồng/ha, ngô ngọt 81 triệu đồng/ha.

Điểm nổi bật trong sản xuất vụ Đông năm 2023 là một số HTX trên địa bàn huyện đã năng động tìm kiếm thị trường, liên kết với các doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu để đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm, giúp nông dân yên tâm sản xuất.

Vụ Đông năm 2024, huyện Yên Mô đặt mục tiêu gieo trồng từ 1.500 ha cây trồng trở lên. Trong đó, diện tích thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp là trên 260 ha. Xây dựng các mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm ở những địa phương có diện tích rau màu tập trung như các xã Mai Sơn, Yên Thắng, Khánh Dương, thị trấn Yên Thịnh.

Trước những khó khăn do thiếu hụt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, thời tiết mưa lớn đầu vụ, để đảm bảo kế hoạch sản xuất, huyện đã đề ra nhiều giải pháp. Trong đó, yêu cầu các HTX nông nghiệp tổ chức thực hiện tốt khâu dịch vụ làm đất, thủy lợi. Bố trí thời vụ và cơ cấu giống hợp lý: Đối với cây ưa ấm, cần lựa chọn giống có thời gian sinh trưởng ngắn, thời vụ gieo trồng xong trước ngày 10/10; đối với cây ưa lạnh, tập trung gieo trồng từ ngày 15/10-25/11; đối với các loại cây như ngô, bí xanh, ớt, dưa chuột, có thể làm bầu, bô sớm trước khi có đất trồng từ 7-10 ngày để tranh thủ thời vụ, riêng rau các loại và cây trồng khác tận dụng điều kiện đất đai, nhân lực để mở rộng diện tích.

Các HTX nông nghiệp chủ động liên hệ với các doanh nghiệp để liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Khuyến cáo các hộ sản xuất tích cực áp dụng biện pháp kỹ thuật gieo trồng bằng phương pháp che phủ rơm rạ, nilon, sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh. Sử dụng giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao thay thế những giống cây trồng cũ nhằm nâng cao năng suất, giá trị và hiệu quả sản xuất.

Tham luận tại hội nghị, các đại biểu chia sẻ những kinh nghiệm trong sản xuất vụ Đông, đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, phát huy hơn nữa hiệu quả của một trong những vụ sản xuất nông sản hàng hóa lớn nhất trong năm.

Yên Mô triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông năm 2024
Lãnh đạo huyện Yên Mô trao giấy chứng nhận OCOP cấp huyện năm 2024 cho các chủ thể.

 

Cũng tại hội nghị, lãnh đạo UBND huyện Yên Mô đã trao giấy chứng nhận OCOP cấp huyện năm 2024 cho 5 sản phẩm của 5 chủ thể bao gồm: Rượu nếp cau hạ thổ Cố Đô của Cơ sở sản xuất rượu Cố Đô Ninh Bình (xã Khánh Thịnh); Yến tươi trưng sẵn của HTX sản xuất Yến Sào Huân Hòa (xã Yên Nhân); Nem chua Đinh Dung của hộ sản xuất Đinh Thị Dung (thị trấn Yên Thịnh); Mật ong Yên Đồng của HTX sản xuất và tiêu thu mật ong Yên Đồng; Bún khô Hiền Khương của hộ sản xuất Đinh Thị Hiền (xã Khánh Dương).

Nguyễn Lựu-Anh Tuấn



Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/yen-mo-trien-khai-ke-hoach-san-xuat-vu-dong-nam-2024/d2024091013445473.htm

Cùng chủ đề

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP

Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh nhiều hoạt động nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo hiệu ứng tích cực cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được bảo vệ, duy trì và phát triển, tiếp cận ngày càng gần hơn với người tiêu dùng. Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm...

Chuỗi thực phẩm Hương Việt Sinh với 10 sản phẩm OCOP 4 sao

Giữa năm 2024, Công ty Hương Việt Sinh đã được trao chứng nhận cho 10 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao. Lãnh đạo Sở NN-PTNT Hà Nội thăm quầy hàng của Hương Việt Sinh. Qua 2 vòng đánh giá từ cấp quận đến cấp thành phố, 10 sản phẩm Công ty Hương Việt Sinh được công nhận 4 sao gồm: Ruốc gà, giò gà, chả mỡ, chả lụa, chả bì, xúc xích củ quả, mọc bò viên, giò lụa,...

Cùng tác giả

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh – sạch – đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình mà còn là mô hình để truyền cảm hứng, thúc đẩy việc bảo vệ, gìn giữ các tài sản quý báu của nhân loại. Tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục có nhiều...

Ngắm Tràng An vào mùa thu với khung cảnh non nước hữu tình đẹp lay động lòng người

Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi trái đất, khí hậu đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động. Ngoài ra danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư...

Lấy ý kiến sự hài lòng người dân Ninh Bình xây dựng nông thôn mới sau 13 năm, kết quả thế nào?

Cụ thể, hơn 13 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỉnh Ninh Bình luôn nêu cao vai trò chủ thể của Nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý của người dân về kết quả nông thôn mới tỉnh Ninh Bình Qua đó, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến đường bộ ven biển Thái Bình

Theo đó, Chính phủ quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án hơn 4,8 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 1 nghìn tỷ đồng so với Quyết định số 348 ban hành ngày 28/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định tổng mức đầu tư của dự án là hơn 3,8 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn bao gồm vốn ngân sách Trung ương hơn 1,1 nghìn tỷ đồng, vốn ngân sách...

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất