Powered by Techcity

Xuân về trên các công trình giao thông trọng điểm


Một mùa xuân mới đang về, mang theo niềm tin và ước vọng. Không khí xuân hiện rõ trên công trường thi công các công trình giao thông trọng điểm. Các kỹ sư, công nhân hối hả, khẩn trương dốc sức hoàn thành những mét đường, nhịp cầu. Các nhà thầu nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công chặng nước rút, để những công trình giao thông quan trọng sớm đưa vào khai thác, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân, mở đường thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Động lực dẫn dắt 

Khi những km đầu tiên của tuyến đường Đông-Tây cơ bản hoàn thành, kết nối liên thông với nút giao lên đường cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45, hình hài con đường lớn kết nối liên vùng, liên tỉnh đang dần hiện rõ. Nhìn con đường mới rộng thênh thang sắp được đưa vào sử dụng, ông Nguyễn Văn Trường, cán bộ hưu trí trên địa bàn thành phố Tam Điệp bày tỏ: “Chỉ một thời gian mà con đường đi qua thành phố đã mang một diện mạo khác. Sự thay đổi này không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thông mà còn đánh dấu sự phát triển của địa phương. Chứng kiến sự đổi thay của quê hương, chúng tôi ai nấy đều phấn khởi. Mong rằng khi con đường hoàn thành sẽ tiếp tục tạo đà để phát triển kinh tế-xã hội cho thành phố trẻ”. 

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đông-Tây, tỉnh Ninh Bình (giai đoạn I) đã được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định là công trình trọng tâm, phải hoàn thành sớm nhất để tạo động lực, bước đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trước mắt và có tầm chiến lược, dài hạn. Dự án (giai đoạn I) có chiều dài 23 km đoạn từ Tam Điệp đến Nho Quan. Đây là Dự án giao thông kết nối liên vùng lớn nhất từ trước đến nay của tỉnh Ninh Bình, tạo trục giao thông chiến lược, liên thông đồng bộ với hệ thống giao thông của tỉnh; kết nối các trung tâm kinh tế với Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, vùng rừng núi Cúc Phương và ven biển Kim Sơn đầy tiềm năng; mở ra không gian, tạo dư địa và động lực mới thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững. 

Đồng chí Phạm Quốc Chính, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh cho biết: Công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện cho 8 làn xe toàn bộ tuyến. Đến nay, các địa phương đã bàn giao mặt bằng được 20,2/22,9 km. Chủ đầu tư đang phối hợp với các đơn vị có liên quan quyết tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu đưa công trình vào khai thác năm 2025. Tuyến đường hoàn thành sẽ kết nối đồng bộ với các trục giao thông quan trọng của Quốc gia như: Đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, QL1A, đường bộ ven biển, đường sắt BắcNam… mở ra hướng kết nối liên thông với tuyến đường Hồ Chí Minh và kết nối liên vùng giữa vùng Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La) với vùng đồng bằng Sông Hồng.

Ông Lê Anh Tú, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thành Trung, đại diện liên doanh nhà thầu chia sẻ: Tranh thủ thời tiết những ngày nắng, nhà thầu tập trung hàng trăm kỹ sư, công nhân, huy động toàn bộ máy móc, vật tư để thi công. Ngoài ra, các bên nhà thầu tư vấn giám sát, chủ đầu tư đều thường trực có mặt trên công trường để giám sát chất lượng thi công, kỹ thuật cũng như đảm bảo tiến độ đề ra. 

Hiện nay, các đơn vị đang triển khai thi công nền đường trên phạm vi mặt bằng đã bàn giao, cơ bản hoàn thành thảm asphalt và kết nối đoạn đầu tuyến đường Đông-Tây liên thông với nút giao lên đường cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45. Các nhà thầu đang tập trung thi công cống ngang đường. Các cầu Ma Chanh, Sòng Vặn, Xuân Viên… cơ bản hoàn thành, đang hoàn thiện mặt cầu và lan can. Giá trị thực hiện đạt gần 40% so với hợp đồng. 

Mở ra dư địa phát triển 

Xuân về trên các công trình giao thông trọng điểm
Tuyến đường đê biển Bình Minh 4 (giai đoạn 1) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Ảnh: Trường Huy

 

Tỉnh Ninh Bình xác định, một trong 3 khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2020- 2025 là tập trung phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng và liên vùng. Trong đó, chú trọng đầu tư những công trình giao thông quan trọng, tạo sức bật trong thu hút đầu tư là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và cơ cấu lại nền kinh tế, đưa Ninh Bình trở thành một cực tăng trưởng của khu vực đồng bằng Sông Hồng. 

Do vậy, từ đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình hành động về phát triển hạ tầng giao thông, trong đó Nghị quyết số 10-NQ/ TU, ngày 14/12/2021 về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển đô thị văn minh, hiện đại giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định rõ mục tiêu tập trung đầu tư hạ tầng giao thông quan trọng, đảm bảo tính kết nối vùng, liên vùng, mở rộng không gian đô thị, tạo dư địa và động lực phát triển kinh tế-xã hội. 

Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục thực hiện quan điểm tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo về đầu tư công, yêu cầu tập trung triển khai nhanh gọn, dứt điểm từng dự án, đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả, làm cơ sở và động lực thu hút đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội, chỉ đạo bố trí nguồn vốn tập trung, ưu tiên cho các dự án trọng tâm và các dự án có khả năng hoàn thành sớm. UBND tỉnh tiếp tục quyết tâm cao trong triển khai thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công. 

Đến hết năm 2023, Ninh Bình hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng nhiều công trình, dự án quan trọng, có vai trò chiến lược như: Tuyến đường kết nối QL.12B với QL.21B đoạn từ cầu Tu đến cầu Cọ; phối hợp tổ chức khánh thành đường cao tốc đoạn Mai Sơn-Quốc lộ 45; cơ bản hoàn thành thảm asphalt và kết nối đoạn đầu tuyến đường Đông-Tây liên thông với nút giao lên đường cao tốc Mai SơnQuốc lộ 45; cơ bản hoàn thành một số đoạn tuyến và cầu qua sông Vạc của Dự án tuyến đường ĐT.482; hoàn thành thủ tục và khởi công cầu Chà Là; triển khai thi công kè 2 bờ sông Vân đoạn từ cầu Lim đến cầu Vân Sàng… Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế-xã hội của tỉnh trước mắt và có tầm chiến lược, dài hạn; giảm phần lớn phương tiện giao thông đi vào trung tâm các đô thị của tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng, thế mạnh các khu vực trước đây bị coi là “vùng trũng” do hạn chế về giao thông; mở ra không gian, dư địa mới cho sự phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững của tỉnh Ninh Bình và các tỉnh. 

Cũng trong giai đoạn 2021- 2025, Ninh Bình triển khai khảo sát, thực hiện thủ tục đầu tư hoặc nghiên cứu, đề xuất đầu tư xây dựng: Tuyến đường Đông-Tây (giai đoạn II); tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình đi Hải Phòng (đoạn qua tỉnh Ninh Bình); phương án kết nối tuyến đường ĐôngTây với tuyến đường Hồ Chí Minh để liên thông, đồng bộ kết nối với các tỉnh phía Tây Bắc, tạo sự kết nối liên vùng giữa đồng bằng Sông Hồng với vùng núi và trung du Bắc Bộ. 

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương, tỉnh Ninh Bình đã và đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, tạo lập cơ cấu vận tải hợp lý, hiệu quả và chuyên nghiệp hơn, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tếxã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, sớm đưa Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực đồng bằng Sông Hồng.

Nguyễn Thơm 



Nguồn

Cùng chủ đề

Ninh Bình lập kỷ lục đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế

Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt khách quốc tế, chiếm gần 7% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt du khách quốc tế. Ảnh: Nguyễn Trường Ông Bùi Văn Mạnh - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, năm 2024, Ninh Bình đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa đạt 6,6...

Phó Chủ tịch Quốc hội: Tinh gọn bộ máy là đòi hỏi tất yếu khách quan

Ngày 9/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Nho Quan sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình thông tin tới cử tri kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Kỳ họp hoàn thành toàn bộ nội...

Dấu ấn Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024

Thành công của Festival Ninh Bình 2024 mở ra hướng đi mới mang chiều sâu văn hóa, lịch sử cần có của lễ hội. Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản” được tổ chức với quy mô quốc tế từ ngày 24.11 đến ngày 30.11, với nhiều hoạt động nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới độc đáo về lịch sử thông qua ngôn ngữ của...

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Ninh Bình qua những tà áo dài

Tối 23/11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt tổ chức chương trình trình diễn thời trang "Ninh Bình - Áo dài trên con đường di sản". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Bộ sưu tập áo dài với chủ đề Kiến trúc cổ Hoa Lư. Tại chương trình, Ban tổ chức...

CLB Ninh Bình của Hoàng Đức gây bất ngờ khi thắng quá dễ, PVF-CAND chới với

Cuộc đối đầu giữa CLB PVF-CAND và đội Ninh Bình được chờ đợi diễn ra hấp dẫn. Bởi đây là màn so tài giữa 2 đội bóng được đánh giá là ứng cử viên vô địch và cùng đang đứng trong tốp 3 giải hạng nhất mùa này. Tuy nhiên, kịch bản bất ngờ đã xảy ra khi CLB Ninh Bình thắng tương đối dễ dàng.  Trên sân nhà, CLB PVF-CAND sớm “vỡ vụn” trước đội đầu bảng Ninh Bình....

Cùng tác giả

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Cứu 14 thuyền viên tàu hàng gặp nạn trên biển

Sáng 21-12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn (thuộc Bộ Đội biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe các thuyền viên này đều ổn định. Cùng ngày, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiến hành các thủ tục tiếp nhận, xử lý...

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

 Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc.  Tại buổi làm việc, đại diện Đoàn kiểm tra đã thông báo tóm tắt Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất