Powered by Techcity

Xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến nâng tầm vị thế du lịch Ninh Bình

Sức hấp dẫn từ điểm đến

Ninh Bình đã được nhiều chuyên trang du lịch có uy tín trong nước và quốc tế đánh giá và bình chọn là điểm đến hấp dẫn hàng đầu Việt Nam. Nhiều sản phẩm du lịch đặc thù đã được khẳng định trên thị trường trong nước và quốc tế, trở thành những sản phẩm đặc trưng, trụ cột của tỉnh, góp phần tạo dựng thương hiệu du lịch Ninh Bình như: Khu du lịch sinh thái Tràng An; Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động;  Cố đô Hoa Lư; Chùa Bái Đính; Vườn Quốc gia Cúc Phương; Khu du lịch sinh thái Thung Nham; Hang Múa… Hình ảnh, thương hiệu của các sản phẩm này gắn liền với hình ảnh, thương hiệu du lịch Ninh Bình, gắn kết, bổ trợ hiệu quả cho nhau.

Xác định môi trường du lịch là yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến, tỉnh đã chỉ đạo tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa, văn minh với khách du lịch, hoạt động du lịch có trách nhiệm, bảo vệ di sản cho người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch; người lao động, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. 

Từ năm 2010 đến nay đã tổ chức hơn 100 lớp bồi dưỡng, tập huấn cho hơn 11.000 lượt học viên. Đồng thời xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện đề án đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch và Bộ Quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh; thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm trong kinh doanh du lịch. Do vậy, Ninh Bình luôn nằm trong nhóm các tỉnh là điểm sáng về an ninh, an toàn, bảo đảm tốt vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch. 

Xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến nâng tầm vị thế du lịch Ninh Bình
Khu du lịch sinh thái Thung Nham xây dựng thương hiệu điểm đến với các sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch, Sở Du lịch cho biết: Công tác truyền thông quảng bá hình ảnh, thương hiệu luôn được Ninh Bình quan tâm, chú trọng thực hiện thông qua nhiều cách thức, phương tiện, kết hợp cả truyền thống và hiện đại, từ việc quảng cáo trên báo chí, các kênh truyền hình, bộ phim, các nền tảng số, mạng xã hội, trang tin điện tử, tham gia hội chợ, triển lãm, tổ chức các chương trình xúc tiến, famtrip, presstrip đến tổ chức các sự kiện. Hàng năm ngành tham gia nhiều hội chợ: Hội chợ VITM Hà Nội, ITE Hồ Chí Minh, Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam VITM tại Hà Nội, Hội chợ Du lịch quốc tế Nhật Bản, Thái Lan, Singapore, ITB Berlin – Đức, Hội chợ du lịch quốc tế tại London (Anh); tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch tại tỉnh Lào Cai, Khánh Hòa, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Lạt, Thanh Hóa…

Thương hiệu nâng tầm vị thế

Với những giải pháp, định hướng cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, việc xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch Ninh Bình đã đạt những kết quả rõ nét, đáng ghi nhận. Song, theo kết quả khảo sát đề tài của Sở Du lịch, nhận diện thương hiệu du lịch Ninh Bình vẫn chưa thể hiện được tầm vóc và vị thế của vùng đất giàu tiềm năng du lịch. Cụ thể, kết quả khảo sát có 71,8% đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh được phỏng vấn trả lời Hệ thống nhận diện thương hiệu điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình chưa nổi bật, chưa thể hiện tính riêng có; 77% chưa biết đến biểu trưng logo du lịch của tỉnh. Đây có thể coi là hạn chế, nguyên nhân làm giảm sự nhận biết của thương hiệu du lịch Ninh Bình trong môi trường cạnh tranh điểm đến trong nước và khu vực.

Theo đồng chí Hà Văn Siêu, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam: Việc xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch phải gắn với phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh. Do vậy, Ninh Bình cần quan tâm đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống nhận diện hình ảnh, thương hiệu du lịch Ninh Bình. Đây là công cụ quảng bá thương hiệu một cách hữu hiệu; phải đảm bảo biểu trưng (logo), thông điệp (slogan) và hệ thống nhận diện thương hiệu du lịch Ninh Bình thể hiện được 4 tiêu chí: Về sản phẩm du lịch đặc trưng (du lịch văn hóa – lịch sử, tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và du lịch cộng đồng); Truyền tải được thông điệp (slogan) về giá trị của vùng đất, giá trị mang đến cho du khách, giá trị mang đến cho người dân; Thể hiện được tầm nhìn, sứ mệnh phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trung tâm du lịch của cả nước; Phù hợp với xu hướng thiết kế sáng tạo mới, dựa trên hai yếu tố “Nhìn thấy và Cảm nhận”.

Xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến nâng tầm vị thế du lịch Ninh Bình
Khu du lịch Động Thiên Hà đã khai thác lợi thế văn hóa Mường để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù

Cùng với đó, tỉnh cần tập trung các nguồn lực để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm du lịch đặc thù, có thương hiệu mạnh của tỉnh. Trước hết là khai thác các giá trị Di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, Di sản Văn hóa văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An làm nền tảng xây dựng các sản phẩm du lịch chủ lực có chất lượng và mang chiều sâu văn hóa. Đi đôi với việc này là xây dựng hình ảnh văn hóa, con người Ninh Bình thân thiện, hiếu khách và văn minh trên nền tảng có lịch sử văn hóa lâu đời, nơi phồn hoa đô thị, nơi đã từng là kinh đô của cả nước, hướng tới văn minh, hội nhập quốc tế.

Một yếu tố không thể thiếu để cấu thành nên thương hiệu điểm đến du lịch Ninh Bình đó là khai thác thế mạnh ẩm thực đa dạng, làng nghề thủ công truyền thống, các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phong phú của tỉnh để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo. Tích cực đưa các loại hình nghệ thuật dân tộc (hát chèo, hát xẩm, hát văn…) phục vụ ở các khu, điểm du lịch; phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái thành những dòng sản phẩm riêng biệt, mang tính chuyên đề như: du lịch thể thao, khám phá, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, giáo dục…

Để xây dựng thương hiệu du lịch Ninh Bình, theo đồng chí Giám đốc Sở Du lịch Bùi Văn Mạnh: Tỉnh cần tiếp tục có chính sách để thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư, nâng cấp hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch. Ưu tiên các dự án xây dựng khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn thương mại cao cấp (với tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên). Chú trọng hệ thống lưu trú sinh thái, homestay; ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình vui chơi giải trí, thể thao tổng hợp; các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe hiện đại, chất lượng cao… để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt là thị trường khách du lịch có nhu cầu cao về các dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe.

Song song với đó, cần xây dựng và triển khai chiến lược hoặc kế hoạch truyền thông xây dựng và quảng bá thương hiệu một cách chuyên nghiệp, dài hạn, bài bản và nhất quán. Thực hiện hiệu quả hơn nữa việc kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch; bảo đảm môi trường, an toàn và an ninh cho khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, tạo sự tin tưởng, bình yên cho du khách khi đi tham quan ở các tuyến, điểm du lịch của Ninh Bình… 

Việc xây dựng và phát triển thương hiệu là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự bền bỉ, nỗ lực và trách nhiệm. Đồng thời cần có sự phối hợp chặt chẽ và vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong toàn tỉnh, của cộng đồng địa phương và doanh nghiệp để triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, từng bước xây dựng Ninh Bình trở thành điểm đến du lịch “An toàn – thân thiện – chất lượng – hấp dẫn”, đưa Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Bài, ảnh: Nguyễn Thơm



Nguồn

Cùng chủ đề

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Toàn cảnh buổi gặp gỡ báo chí về Giải Golf Di sản lần thứ nhất – Ninh Bình năm 2024. (Ảnh: Gia Thành) Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình và Công ty Cổ phần truyền thông đối ngoại Việt Nam chủ trì, phối hợp với Báo Văn hóa, Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam tổ chức. Giải Golf di sản lần thứ nhất là hoạt động thiết thực chào mừng và hưởng ứng Ngày...

Công bố Đề án nghiên cứu Lượng giá giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tham dự Hội nghị có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Trần Song Tùng; Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Nguyễn Ngọc Hà; Trợ lý Tổng giám đốc UNESCO về Ưu tiên châu Phi và quan hệ đối ngoại Firmin Edouard Matoko; Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội Jonathan Baker. Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu trong chuyến tham quan Di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, tháng 4/2024....

Tin tức sáng 19-10: Cổ phiếu của Sao Thái Dương, Rạng Đông và Tân Tạo trước nguy cơ xấu

Một trong những mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước hướng đến khi phát hành tín phiếu là giảm bớt áp lực tỉ giá – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG Tỉ giá nổi sóng, Ngân hàng Nhà nước quay lại ‘hút tiền’ Ngày 18-10, tin tức từ Ngân hàng Nhà nước cho biết kết quả phát hành tín phiếu kỳ hạn 14 ngày và 28 ngày, tổng giá trị trúng thầu lên tới 12.300 tỉ đồng. CẬP NHẬT GIÁ VÀNG Động thái hút tiền...

Giới thiệu, quảng bá tinh hoa ẩm thực truyền thống miền Cố đô

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đối với ngành du lịch mà còn cho sự phát triển văn hóa và kinh tế chung của tỉnh; góp phần bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống, nghiên cứu phục hồi các món ăn theo phong cách Cung đình xưa của Kinh đô Hoa Lư. Ban tổ chức Lễ hội Ẩm thực Du lịch Ninh Bình năm 2024 tặng hoa và...

Cùng tác giả

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Cứu 14 thuyền viên tàu hàng gặp nạn trên biển

Sáng 21-12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn (thuộc Bộ Đội biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe các thuyền viên này đều ổn định. Cùng ngày, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiến hành các thủ tục tiếp nhận, xử lý...

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

 Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc.  Tại buổi làm việc, đại diện Đoàn kiểm tra đã thông báo tóm tắt Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII...

Cùng chuyên mục

Ninh Bình lập kỷ lục đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế

Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt khách quốc tế, chiếm gần 7% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt du khách quốc tế. Ảnh: Nguyễn Trường Ông Bùi Văn Mạnh - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, năm 2024, Ninh Bình đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa đạt 6,6...

Ninh Bình tổ chức Lễ hội khinh khí cầu với sự tham gia của các phi công nước ngoài

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội cho biết: Tính từ thời điểm Quần thể danh thắng Tràng An được vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên...

Du lịch Ninh Bình Bứt phá sau hơn 30 năm tái lập tỉnh

Nhiều quyết sách đột phá Ngay sau khi tái lập tỉnh năm 1992, Ninh Bình đã tiến hành lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 1995-2010 và được điều chỉnh năm 2007 cho giai đoạn đến...

Phát triển du lịch miền núi Thêm giải pháp bền vững cho ngành công nghiệp không khói Kỳ III Xây dựng hệ sinh thái...

Những điều kiện cần Thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư hạ tầng, xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch miền núi, du lịch xanh. Nhiều sản phẩm du lịch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất