Powered by Techcity

Xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận “Rau cần Yên Hòa” cho sản phẩm rau cần của xã Yên Hòa, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình


Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và kinh nghiệm canh tác của người dân địa phương, rau cần từ lâu là nông sản chủ lực của xã Yên Hòa, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Nhằm nâng cao giá trị và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, UBND tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận “Rau cần Yên Hòa” dùng cho sản phẩm rau cần của xã Yên Hòa, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình” theo Quyết định số 530/QĐ-UBND ngày 10/6/2022. Sau hơn 2 năm triển khai nhiệm vụ này, nhãn hiệu chứng nhận “Rau cần Yên Hòa” đã được xây dựng thành công.

Xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận

Mẫu logo của NHCN “Rau cần Yên Hòa” được lựa chọn để đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bài 1: Quá trình xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Rau cần Yên Hòa”

Nhằm thu thập, tổng hợp các thông tin cần thiết cho quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) “Rau cần Yên Hòa”, Trung tâm Nghiên cứu công nghệ và Sở hữu trí tuệ CIPTEK (đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ) đã tiến hành hoạt động điều tra, khảo sát về danh tiếng, chất lượng và hiện trạng kinh doanh, tiêu thụ của sản phẩm rau cần Yên Hòa. Tiếp đó, UBND huyện Yên Mô đã được UBND tỉnh Ninh Bình cho phép sử dụng địa danh “Yên Hòa – Yên Mô” để đăng ký NHCN và tổ chức quản lý NHCN sau khi được bảo hộ, theo Quyết định số 72/QĐ-UBND ngày 31/01/2024.

Trong giai đoạn chuẩn bị hồ sơ đăng ký, Trung tâm CIPTEK cũng đã phối hợp với UBND huyện Yên Mô và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Bình xây dựng, lấy ý kiến và hoàn thiện mẫu logo của NHCN, Bản đồ khu vực địa lý vùng sản xuất sản phẩm mang NHCN và Quy chế sử dụng NHCN theo đúng quy định của pháp luật.

Đến ngày 12/10/2023, đơn đăng ký NHCN “Rau cần Yên Hòa” đã được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ (Cục SHTT) theo số đơn 4-2023-45950. Đến ngày 25/3/2024, đơn đăng ký được chấp nhận hợp lệ theo Quyết định số 32927/QĐ-SHTT của Cục SHTT. Đến ngày 11/9/2024, Cục SHTT đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho NHCN “Rau cần Yên Hòa” theo Quyết định số 107159/QĐ-SHTT, chính thức ghi nhận quyền sở hữu công nghiệp đối với NHCN này trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Theo đó, chủ sở hữu NHCN là UBND huyện Yên Mô; danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu gồm sản phẩm rau cần tươi và dịch vụ mua bán rau cần tươi; hiệu lực bảo hộ của NHCN là 10 năm kể từ ngày 12/10/2023 và có thể được gia hạn không giới hạn số lần, mỗi lần được gia hạn thêm 10 năm. 

Giấy chứng nhận đăng ký NHCN “Rau cần Yên Hòa”.

 

Theo Quy chế sử dụng NHCN được UBND huyện Yên Mô ban hành theo Quyết định số 6608/QĐ-UBND ngày 21/9/2023 và được sửa đổi bởi Quyết định số 562/QĐ-UBND ngày 21/2/2024, sản phẩm rau cần mang NHCN phải có nguồn gốc từ xã Yên Hòa, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ngoài ra, cần phải đáp ứng các tiêu chí về chất lượng sản phẩm về cảm quan và thành phần lý hóa như: Chiều cao bó: từ 40 – 80 cm, thân (cọng) nhỏ, có màu xanh nhạt đến trắng, độ giòn, mùi thơm đặc trưng, lá tươi, không bị úa, không bị dập nát, không bị sâu bệnh…; hàm lượng nước: ≥ 70%, hàm lượng cellulose: 1,49 – 1,84%, hàm lượng vitamin C: 16,6 – 25,2 mg/kg, đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.

Việc NHCN “Rau cần Yên Hòa” được bảo hộ thành công có nhiều ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, NHCN góp phần xây dựng thương hiệu nông sản nói chung của huyện Yên Mô và tỉnh Ninh Bình. Thứ hai, NHCN là công cụ pháp lý hiệu quả để kiểm soát chất lượng và nguồn gốc sản phẩm khi được phân phối ra thị trường. Thứ ba, NHCN tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan quản lý địa phương cũng như người sản xuất, kinh doanh tiến hành các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm một cách hiệu quả. Thứ tư, NHCN giúp đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong việc nhận biết và lựa chọn sử dụng các sản phẩm đúng nguồn gốc, chất lượng. 

Đây là bước tạo nền tảng vững chắc để thương hiệu “Rau cần Yên Hòa” tiếp tục duy trì và phát triển hơn nữa trên thị trường trong nước, đem lại nguồn lợi cao hơn cho người dân địa phương.



Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/xay-dung-quan-ly-va-phat-trien-nhan-hieu-chung-nhan-rau-can/d2024100918424624.htm

Cùng chủ đề

Trên 7 8 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

STTCơ quan, đơn vịĐăng ký ủng hộ (VNĐ)1Công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển Xuân Thành3.000.000.0002Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường1.000.000.0003Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Ninh Bình và các đơn vị trực thuộc Sở727.000.0004Ngành Y tế tỉnh Ninh Bình300.000.0005Thành phố Ninh Bình150.000.0006Trường Đại học Hoa Lư120.000.0007Cục Thuế tỉnh Ninh Bình110.000.0008Ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình100.000.0009Cán bộ và nhân dân Huyện Gia Viễn100.000.00010Cán bộ và nhân dân Huyện Nho Quan100.000.00011Huyện...

Cùng tác giả

Phải thắng… Hoàng Đức, Văn Lâm ở hạng nhất?

Điều kiện tiên quyết để Công Phượng được gọi trở lại đội tuyển Việt Nam, đó là cầu thủ này phải đạt phong độ tốt ở CLB Bình Phước mà anh đang khoác áo. Thậm chí, đội Bình Phước của Công Phượng phải có thành tích cao tại giải hạng nhất 2024-2025. Khi đó, Công Phượng mới được HLV Kim Sang-sik chú ý và mới thuyết phục được giới chuyên môn cũng như người hâm mộ bóng đá Việt Nam,...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất