Powered by Techcity

Vốn vay ưu đãi Tạo cơ hội thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi


Sau hơn một năm đi vào cuộc sống, Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã có những tác động tích cực tới các đối tượng được thụ hưởng trên địa bàn tỉnh.

Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp cùng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đến thăm những hộ gia đình được vay vốn và đã sử dụng vốn vay hiệu quả tại xã vùng cao Cúc Phương-địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nhất huyện Nho Quan. Tại đây, nguồn vốn ưu đãi đã giúp bà con phát triển nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả. 

Gia đình anh Đinh Văn Hưng (dân tộc Mường) ở thôn Sấm 2, xã Cúc Phương là một trong những hộ đầu tiên được vay vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị định số  28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ.

Theo chia sẻ của anh Hưng, gia đình anh thuộc diện hộ nghèo, hai vợ chồng làm thuê quanh năm vẫn không đủ tiền trang trải cuộc sống. Tháng 10/2022, thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn của thôn Sấm 2, gia đình anh đã biết đến nguồn vốn ưu đãi từ Chương trình và được Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Nho Quan tạo điều kiện vay 100 triệu đồng để chuyển đổi nghề.

“Nguồn vốn ưu đãi đã giúp gia đình tôi mua 4 con bò. Đến nay, bò đã sinh sản, đàn bò của gia đình hiện có 12 con với giá trị trên 200 triệu đồng. Tôi rất vui vì nhờ nguồn vốn này gia đình tôi có việc làm ổn định và vươn lên thoát nghèo bền vững”-anh Hưng cho biết.

Vốn vay ưu đãi Tạo cơ hội thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Anh Đinh Văn Hưng, thôn Sấm 2, xã Cúc Phương thu hoạch cỏ voi để làm thức ăn cho đàn bò.

 

Ninh Bình hiện có 7 xã của huyện Nho Quan thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng ưu đãi từ Nghị định số 28. Phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa phương này có quỹ đất nông nghiệp, đất ở eo hẹp và cuộc sống còn nhiều khó khăn.

UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tập trung thực hiện hiệu quả Nghị định 28. Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành có liên quan, các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác, UBND các cấp, Tổ tiết kiệm và vay vốn đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách cho vay hỗ trợ đất, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề và phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị để người dân, HTX, doanh nghiệp biết và thực hiện.

Chỉ đạo Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Nho Quan phối hợp với UBND huyện, các phòng, ban, ngành và các đơn vị có liên quan phối hợp rà soát, tổng hợp nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng, đảm bảo công khai, minh bạch, tránh chồng chéo, lợi dụng, trục lợi.

Trên cơ sở đó, UBND huyện đã phê duyệt danh sách đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng chính sách vay vốn ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Đến nay, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Nho Quan đã giải ngân cho 30 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với tổng nguồn vốn gần 3 tỷ đồng. Người dân được vay vốn đều sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả.

Ông Phạm Đức Cường, Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh cho biết: Nghị định có ý nghĩa thiết thực và nhân văn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chính sách tín dụng ưu đãi được người dân đón nhận với hy vọng nguồn vốn vay lãi suất thấp và thời hạn dài sẽ giúp họ sớm cải thiện điều kiện về đất sản xuất, đất ở, nhà ở, chuyển đổi nghề… 

Để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách cho vay theo Nghị định 28, thời gian tới Ngân hàng CSXH Chi nhánh tinh phối hợp với các hội, đoàn thể tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân; động viên người nghèo, đối tượng chính sách mạnh dạn vay vốn sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. 

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chính sách đối với các đơn vị nhận ủy thác, nâng cao hiệu quả nguồn vốn cho vay. Chỉ đạo Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Nho Quan phối hợp với các địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác rà soát, tổng hợp nhu cầu vay vốn của các đối tượng thụ hưởng, tham mưu trình phê duyệt danh sách đối tượng làm cơ sở bình xét cho vay kịp thời. 

Cũng trên cơ sở kết quả rà soát, tổng hợp nhu cầu vay vốn, Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh tiếp tục báo cáo Ngân hàng CSXH Việt Nam bố trí nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng chính sách trên địa bàn.

Bài, ảnh: Hồng Giang



Nguồn

Cùng chủ đề

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc – NamDự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam – công trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với dự kiến tổng chi lên tới 70 tỷ USD sẽ mang lại tăng trưởng mỗi năm cho nền kinh tế thêm khoảng 0,97%. Lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, GTVT, Tài chính, Tổng công ty Đường sắt...

Kế thừa phát huy thành tựu sau 30 năm tái lập chung sức đồng lòng xây dựng huyện Yên Khánh giàu mạnh văn minh

30 năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ của các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể của tỉnh, các huyện, thành phố, Đảng bộ, Chính...

Cùng tác giả

Xác định đội bóng đầu tiên vào bán kết giải bóng chuyền nam vô địch quốc gia

Giai đoạn 2 giải bóng chuyền vô địch quốc gia chưa có bất ngờ lớn khi các đội sở hữu lực lượng nội binh đồng đều cùng ngoại binh chất lượng như Thể Công, Sanest Khánh Hòa, Biên Phòng đều khẳng định được sức mạnh. Đội Biên Phòng đoạt vé đầu tiên vào bán kết giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2024 Đương kim á quân Biên Phòng là đội bóng đầu tiên giành vé vào bán kết sau...

Chủ tịch Quốc hội Armenia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Sáng 23/11, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan và Đoàn đại biểu Quốc hội Cộng hòa Armenia rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tiễn Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan và Đoàn tại sân bay Nội Bài có: Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình; Đại sứ Armenia tại Việt Nam Suren Baghdasaryan. Trong thời gian thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch...

Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (22/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Ngược lại, mức cao nhất khu vực là 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và TP Hà Nội. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo hơi tại...

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 hạt cát yêu thương

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 “hạt cát” yêu thươngGần 7 năm ròng rã trên hành trình tìm con, chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, quê Ninh Bình) có ý định bỏ cuộc, dù chặng đường ấy nhiều chông gai, ghập ghềnh. Tháng 6/2012, mối tình đẹp giữa cô giáo Bùi Thị Giang và chàng thủy thủ Trần Văn Thiên đã được đánh dấu bằng một đám cưới hạnh phúc sau...

giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (21/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, TP. Hà Nội và các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc đang bán heo hơi cao nhất khu vực với giá 63.000 đồng/kg. Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất