Powered by Techcity

Vận hội và thách thức khi Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Suốt quá trình lãnh đạo cách mạng từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã nhiều lần bằng trí tuệ và sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị chủ động phân tích tình hình và dự báo chiến lược, tạo thời cơ, nắm vững vận hội mới, đồng thời nhận rõ những nguy cơ, thách thức mới nảy sinh, quyết định một cách sáng suốt, kịp thời, tạo nên bước phát triển đặc biệt của lịch sử đất nước và dân tộc.

Công nhân Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô-tô Hyundai Thành Công (Ninh Bình) vận hành dây chuyền lắp ráp, sản xuất ô-tô. (Ảnh: ANH AN)

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra trong hoàn cảnh Liên Xô và lực lượng Đồng minh đã đánh bại chủ nghĩa phát xít; phong trào cách mạng kháng Nhật cứu nước do Đảng lãnh đạo đã phát triển đến đỉnh cao; với 5.000 đảng viên, toàn Đảng đã quyết tâm đưa quần chúng cách mạng vào hành động “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Đảng cũng nhận rõ nguy cơ lớn: Quân Pháp tìm cách quay lại cai trị Việt Nam và Đông Dương; lực lượng Đồng minh vào tước vũ khí quân Nhật, có ý đồ xấu phá hoại cách mạng Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám, Đảng đã thành công cao nhất trong khoa học, nghệ thuật chớp thời cơ và đẩy lùi nguy cơ.

Cách mạng Tháng Tám, Đảng đã thành công cao nhất trong khoa học, nghệ thuật chớp thời cơ và đẩy lùi nguy cơ.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mà đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị, nhất định phải đánh thắng quân Pháp trong chiến dịch này, chiến thắng mới tạo chuyển biến căn bản để kết thúc chiến tranh.

Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận rõ nguy cơ, thách thức mới, đế quốc Mỹ tìm mọi cách thay chân quân Pháp áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở Việt Nam và Đông Dương. Thách thức nặng nề này kéo dài suốt 21 năm, Việt Nam phải vượt qua sau Hiệp định Geneva (21/7/1954).

Sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước kéo dài với những gian khó, hy sinh to lớn lần lượt làm thất bại các chiến lược chiến tranh hiểm độc của địch và buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (27/1/1973) công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, quân Mỹ và chư hầu phải rút hết về nước.

Đó là cơ hội để ta đánh sập ngụy quân, ngụy quyền, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất Tổ quốc. Đại thắng mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng với thời cơ một ngày bằng 20 năm, đồng thời phải hóa giải các nguy cơ: sự can thiệp trở lại của Mỹ và quan hệ quốc tế phức tạp.

Đại thắng mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng với thời cơ một ngày bằng 20 năm, đồng thời phải hóa giải các nguy cơ: sự can thiệp trở lại của Mỹ và quan hệ quốc tế phức tạp.

Sau 30/4/1975, Đảng lãnh đạo cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội với vận hội mới từ ý chí, quyết tâm xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như ý nguyện của Bác Hồ, từ thế và lực của một đất nước thống nhất. Cách mạng Việt Nam lại phải đương đầu với những thách thức nặng nề: Sự bao vây, cấm vận và phá hoại của các thế lực phản động ngoài nước và trong nước; chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới tây-nam và biên giới phía bắc; thực hiện nghĩa vụ quốc tế lớn lao với Campuchia và Lào; đất nước lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội từ năm 1979.

Từ trong thách thức, khó khăn đã xuất hiện những điểm sáng về cách thức, mô hình xây dựng kinh tế với tư duy mới ở Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An và nhiều nơi khác. Đảng chú trọng tổng kết và khảo nghiệm thực tiễn, tiến hành đổi mới từng phần, khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, nóng vội và quyết tâm đổi mới, chú trọng đổi mới tư duy lý luận, trước hết là tư duy kinh tế.

Tôn trọng và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan trong các chủ trương, chính sách cụ thể và quyết định đường lối đổi mới tại Đại hội VI của Đảng (12/1986). Đổi mới của Đại hội VI là mệnh lệnh của cuộc sống và là vận hội mới cho sự phát triển đất nước, như Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã nhấn mạnh.

Đường lối đổi mới toàn diện đất nước không ngừng được bổ sung, phát triển và thống nhất trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được thực tiễn đổi mới gần 40 năm qua khẳng định là đúng đắn.

Đường lối đổi mới toàn diện đất nước không ngừng được bổ sung, phát triển và thống nhất trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, được thực tiễn đổi mới gần 40 năm qua khẳng định là đúng đắn.

Quá trình đổi mới, Việt Nam có thuận lợi là sự thống nhất nhận thức, ý chí và hành động trong toàn Đảng, toàn dân. Đường lối, Cương lĩnh của Đảng là sự trung thành, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường, mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, không ngừng bổ sung nhận thức mới.

Đổi mới nhất quán theo quan điểm “dân là gốc”, “con người là trung tâm”. Luôn luôn xuất phát từ thực tiễn, nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan, nhất là đặc trưng, quy luật của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đổi mới tạo ra những động lực của sự phát triển từ lợi ích kinh tế, cơ chế của kinh tế thị trường, quản lý bằng pháp luật của Nhà nước pháp quyền, v.v.

Quá trình đổi mới, Việt Nam đã phải vượt qua những thách thức và nguy cơ cản trở sự phát triển. Sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là tổn thất lớn của cách mạng thế giới nhưng cũng để lại những bài học để Đảng Cộng sản Việt Nam tránh được sai lầm của các đảng và các nước xã hội chủ nghĩa, nhận thức ngày càng rõ hơn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân…”.

Từ năm 1994, Đảng đã xác định 4 nguy cơ: tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước; chệch hướng xã hội chủ nghĩa; tham nhũng, lãng phí; “diễn biến hòa bình”. Đến nay, các nguy cơ đó vẫn tồn tại, có mặt còn phức tạp hơn, nhất là tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên, đe dọa đến sự tồn vong của Đảng và chế độ.

Công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay đang phát triển mạnh mẽ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại thu nhập trung bình cao và năm 2045 là nước phát triển có thu nhập cao, trở thành quốc gia hùng cường, phồn vinh, văn minh, hiện đại và hạnh phúc.

Hiện nay, Việt Nam có nhiều vận hội để phát triển nhanh, bền vững; có thế và lực với cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Chế độ chính trị ổn định và phát huy tính ưu việt với sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sự lãnh đạo, cầm quyền đúng đắn, vững vàng của Đảng, sự quản lý hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước, quốc phòng, an ninh vững mạnh, đối ngoại rộng mở tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác để phát triển.

Xu hướng chung của thế giới vẫn là toàn cầu hóa, hội nhập, hợp tác cùng phát triển. Ảnh hưởng tích cực của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), của trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Vận hội đó đan xen với những khó khăn, thách thức.

Đó là sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong nước và nước ngoài đối với sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, chưa phát huy hết tiềm năng. Kết cấu hạ tầng khoa học, công nghệ chưa đồng bộ.

Trình độ nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, năng suất lao động chưa cao. Xung đột, chiến tranh cục bộ trên thế giới, cạnh tranh của các nước lớn. Khủng hoảng tài chính trong khu vực năm 1998, suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đã tác động tiêu cực đến phát triển của Việt Nam. Tác động của an ninh phi truyền thống ngày càng nặng nề như biến đổi khí hậu, môi trường, nước biển, thiên tai, dịch bệnh (đại dịch Covid-19, cơn bão Yagi – bão số 3).

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10 khóa XIII (9/2024) đã thảo luận cho ý kiến vào các văn kiện trình Đại hội XIV, báo cáo tổng kết 40 năm đổi mới và quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa mới. Đó là những nội dung chiến lược bảo đảm cho sự phát triển mạnh mẽ để Đại hội XIV thật sự mở ra kỷ nguyên mới của đất nước và dân tộc. Trung ương cũng quyết định những vấn đề cụ thể nhằm thực hiện tốt hơn các đột phá chiến lược mà Đại hội XIII đã đề ra.

Trước đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có những bài viết và phát biểu quan trọng về chuyển đổi số, xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp, định hình phương thức sản xuất mới; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng bảo đảm cho cơ quan lãnh đạo, tham mưu của Đảng thật sự trí tuệ, kiểu mẫu, tiên phong trong lãnh đạo, cầm quyền trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Cách mạng luôn luôn có những động lực của sự phát triển. Trong cách mạng giải phóng dân tộc và kháng chiến chống xâm lược, động lực là tinh thần yêu nước, khát vọng hòa bình, độc lập, tự do, niềm tin vào sự nghiệp chính nghĩa.

Chặng đường đổi mới vừa qua, động lực là lợi ích kinh tế của người lao động; là khát vọng thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng; là kinh tế thị trường; là mở cửa và hội nhập quốc tế; là phát huy nội lực với ngoại lực… Hiện nay, cần nhận rõ những động lực mới để phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Động lực đó là lực lượng sản xuất hiện đại tạo ra năng suất lao động cao; là kinh tế tri thức, ứng dụng cao nhất thành quả khoa học, công nghệ; là nguồn nhân lực chất lượng cao; là nền văn hóa mới – vừa là nền tảng vừa là động lực của sự phát triển; là tầm nhìn chiến lược của Đảng lãnh đạo, cầm quyền và sức sáng tạo của nhân dân; là lợi ích của quốc gia, dân tộc và tự tin, tự hào, tự tôn dân tộc.

Hiện nay, cần nhận rõ những động lực mới để phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Động lực đó là lực lượng sản xuất hiện đại tạo ra năng suất lao động cao; là kinh tế tri thức, ứng dụng cao nhất thành quả khoa học, công nghệ; là nguồn nhân lực chất lượng cao; là nền văn hóa mới – vừa là nền tảng vừa là động lực của sự phát triển; là tầm nhìn chiến lược của Đảng lãnh đạo, cầm quyền và sức sáng tạo của nhân dân; là lợi ích của quốc gia, dân tộc và tự tin, tự hào, tự tôn dân tộc.

Sinh thời, Tổng Bí thư Lê Duẩn nhấn mạnh vấn đề căn cốt trong lãnh đạo của Đảng là định ra đường lối chiến lược đúng đắn và lựa chọn phương pháp cách mạng phù hợp. Không lĩnh vực nào đòi hỏi phải sáng tạo, luôn luôn sáng tạo như trong phương pháp cách mạng.

Kỷ nguyên là phạm trù khoa học để chỉ một thời kỳ, thời đại lịch sử với những đặc điểm, đặc trưng, nội dung nổi bật quyết định xu hướng phát triển của một quốc gia, dân tộc hoặc của toàn nhân loại. Cách mạng Tháng Tám 1945 đã mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam – kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Kỷ nguyên đó còn được diễn đạt là thời đại mới của dân tộc – Thời đại Hồ Chí Minh.

Xác định kỷ nguyên mới đồng thời với làm rõ đặc điểm, đặc trưng và nội dung căn bản để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, quán triệt, thực hiện thành công, đưa dân tộc phát triển tới tầm cao mới.

Nhandan.vn

Nguồn:https://nhandan.vn/van-hoi-va-thach-thuc-khi-viet-nam-phat-trien-manh-me-trong-ky-nguyen-moi-post832972.html

Cùng chủ đề

Doanh nhân Việt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Ngay sau khi thành lập nước, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới công thương Việt Nam, Người viết: “Hiện nay “Công-Thương cứu quốc đoàn” đương hoạt động để làm nhiều việc ích quốc lợi dân, Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công-Thương phải hoạt...

Infographic Lễ viếng Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng biên tập: Bùi Ngọc Quang Phó Tổng biên tập: Nguyễn Đông Giấy phép xuất bản số: ...

Hóa giải thách thức trong xây dựng phát triển đô thị di sản thông minh

Nhiều yếu tố thuận lợi Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các quốc gia phát triển đã chuyển sang chiến lược xây dựng các đô thị thông minh (ĐTTM) theo định hướng tăng trưởng...

76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc Thi đua phải là vì yêu nước

THI ĐUA ĐỂ CÓ ĐỘC LẬP, TỰ DO, HẠNH PHÚCChủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: Bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi...

Để Đảng mãi là ngọn cờ lãnh đạo dẫn dắt dân tộc

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024) là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên thêm quyết tâm học tập, tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đúng, thực chất...

Cùng tác giả

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Cứu 14 thuyền viên tàu hàng gặp nạn trên biển

Sáng 21-12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn (thuộc Bộ Đội biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe các thuyền viên này đều ổn định. Cùng ngày, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiến hành các thủ tục tiếp nhận, xử lý...

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

 Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc.  Tại buổi làm việc, đại diện Đoàn kiểm tra đã thông báo tóm tắt Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII...

Chìm tàu hàng tại Bình Định, trong tàu đang có bao nhiêu dầu diesel và clinke?

Ngày 21/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bình Định) cho biết, đã phối hợp với Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn tổ chức tiếp nhận 14 thuyền viên bị sự cố chìm tàu ở vùng biển tỉnh Bình Định. Vào lúc đêm 20/12, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn đã tiếp nhận thông tin từ Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn về việc tàu Hoa Lư 02 (thuộc Công ty TNHH vận tải và thương...

Đồng loạt giữ giá trên cả nước

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (21/12/2024) tại khu vực miền Bắc không ghi nhận sự tăng giá ở các tỉnh thành. Hà Nội, Thái Bình có giá cao nhất cả nước với 67.000 đồng/kg. Hiện giá heo hơi tại khu vực này đang có giá dao động từ 65.000 – 67.000 đồng/kg. Hầu hết các tỉnh, thành phố còn lại trong khu vực giao dịch ở mức 66.000 đồng/kg, ngoại trừ Yên Bái, Lào Cai và Ninh...

Cùng chuyên mục

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Cứu 14 thuyền viên tàu hàng gặp nạn trên biển

Sáng 21-12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn (thuộc Bộ Đội biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe các thuyền viên này đều ổn định. Cùng ngày, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiến hành các thủ tục tiếp nhận, xử lý...

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

 Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc.  Tại buổi làm việc, đại diện Đoàn kiểm tra đã thông báo tóm tắt Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII...

Chìm tàu hàng tại Bình Định, trong tàu đang có bao nhiêu dầu diesel và clinke?

Ngày 21/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bình Định) cho biết, đã phối hợp với Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn tổ chức tiếp nhận 14 thuyền viên bị sự cố chìm tàu ở vùng biển tỉnh Bình Định. Vào lúc đêm 20/12, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn đã tiếp nhận thông tin từ Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn về việc tàu Hoa Lư 02 (thuộc Công ty TNHH vận tải và thương...

Đồng loạt giữ giá trên cả nước

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (21/12/2024) tại khu vực miền Bắc không ghi nhận sự tăng giá ở các tỉnh thành. Hà Nội, Thái Bình có giá cao nhất cả nước với 67.000 đồng/kg. Hiện giá heo hơi tại khu vực này đang có giá dao động từ 65.000 – 67.000 đồng/kg. Hầu hết các tỉnh, thành phố còn lại trong khu vực giao dịch ở mức 66.000 đồng/kg, ngoại trừ Yên Bái, Lào Cai và Ninh...

Quyết tâm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025

Phiên họp 15 Ban Chỉ đạo các dự án GTVT trọng điểm. Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Tại Phiên họp lần thứ 14 Ban Chỉ đạo Nhà nước các...

Bóng chuyền nữ Việt Nam ra biển lớn

Tự hào HLV Nguyễn Tuấn Kiệt và đội bóng chuyền nữ Không phải ngẫu nhiên mà đội tuyển bóng chuyền nữ VN được vinh danh trong 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch VN năm 2024 và là sự kiện thể thao duy nhất nhận vinh dự này. Các cô gái đội tuyển bóng chuyền nữ VN xuất sắc đoạt danh hiệu vô địch giải AVC Challenger châu Á, đoạt vé tham dự giải FIVB Challenger thế giới....

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Tại Phiên họp lần thứ 14 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo đã có Kết luận tại Thông báo số 432/TB-VPCP ngày 24/9/2024, trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra 04 nhiệm vụ trọng tâm, giao 83 nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương tập trung tháo gỡ các khó khăn,...

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại Quân đoàn 12

(Bqp.vn) – Sáng 18/12, Chủ tịch nước Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh Lực lượng vũ trang đã thăm và làm việc tại Quân đoàn 12. Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại Quân đoàn 12 Dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Khánh Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch...

Điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể, Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung mục tiêu vận tải theo hướng tăng khối lượng vận chuyển. Theo đó, đến năm 2030, khối lượng vận chuyển...

Tin nổi bật

Tin mới nhất