Powered by Techcity

Văn hóa bản địa chìa khóa để phát triển du lịch

Ở thôn Đồng Bài, xã Quảng Lạc có 100% hộ dân là đồng bào dân tộc Mường. Ở thôn đã thành lập CLB văn hóa, văn nghệ, TDTT dân tộc Mường từ năm 2019. 

Ông Bùi Thanh Mạnh, Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, Chủ nhiệm CLB văn hóa, văn nghệ, TDTT dân tộc Mường thôn Đồng Bài cho biết: Từ 30 thành viên ban đầu, đến nay CLB đã thu hút 120 thành viên, với đa dạng lứa tuổi tham gia. Các thành viên trong CLB tự nguyện đóng góp kinh phí để củng cố đội cồng chiêng, mua sắm trang phục và biểu diễn trong những dịp lễ, tết, hội làng.

“Đặc biệt, những năm gần đây, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường luôn có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước. Bản sắc văn hóa đã mở ra cơ hội để chúng tôi làm du lịch cộng đồng thông qua việc khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng. Từ đó, tạo nguồn lực phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Không chỉ biểu diễn phục vụ khách du lịch ở địa phương, CLB còn nhận lời mời biểu diễn tại nhiều sự kiện của các địa phương khác trong và ngoài tỉnh”- ông Mạnh phấn khởi chia sẻ.

Mặc dù toàn xã chỉ có 2 thôn với trên 30 hộ dân là dân tộc Mường, tuy vậy, xã Xích Thổ cũng có nhiều nỗ lực nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Mường trong đời sống hôm nay. 

Bà Bùi Thị Chiên, Phó Chủ nhiệm CLB dân tộc  Mường xã Xích Thổ cho biết: CLB mới được thành lập từ tháng 10/2023 nhưng đã nhận được sự ủng hộ, cổ vũ nhiệt tình của không chỉ riêng đồng bào Mường ở Xích Thổ mà còn của nhân dân địa phương. 

Hiện nay, chúng tôi đã có nhiều nỗ lực nhằm khôi phục, tập luyện và biểu diễn các trò chơi dân gian, các điệu dân vũ đặc trưng được nhân dân địa phương rất thích thú. 

Sắp tới, không chỉ cố gắng phục dựng, khơi dậy và trao truyền cho thế hệ trẻ nét văn hóa bản địa đặc trưng, chúng tôi cũng mong muốn được hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm để có thể phát triển du lịch, tạo sinh kế cho đồng bào từ chính những nét văn hóa đặc sắc ấy.

Văn hóa bản địa chìa khóa để phát triển du lịch
Đi cà kheo- trò chơi dân gian hấp dẫn du khách.

 

Với mong muốn rất thiết thực ấy, khi huyện Nho Quan phối hợp tổ chức chương trình tập huấn, bồi dưỡng, truyền dạy văn hóa phi vật thể và tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ du lịch gắn với khai thác các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Mường, những người làm văn hóa như bà Chiên hết sức phấn khởi và tích cực tham gia. 

Bà Chiên bảo, những kiến thức rất thiết thực được chia sẻ từ các chuyên gia về: chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; vị trí, vai trò của cán bộ văn hóa, nghệ nhân, người có uy tín trong việc gìn giữ, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc ở cơ sở; các học viên sẽ được hướng dẫn, truyền dậy những kỹ năng cơ bản đối với việc sử dụng các nhạc khí, nhạc cụ truyền thống; các làn điệu dân ca, dân vũ; các bài thuốc dân gian; nghệ thuật ẩm thực đặc trưng của người Mường; truyền dạy tiếng nói, chữ viết và một số bài cúng dân gian của dân tộc Mường; cách phát huy giá trị bản sắc văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng… đã giúp bà và nhiều học viên “vỡ vạc” ra nhiều thứ.

Tiến sỹ Đỗ Trần Phương, Phó Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là một trong những giảng viên tham gia vào lớp bồi dưỡng cho biết: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch là chủ trương đang được nhiều địa phương trong cả nước quan tâm đẩy mạnh nhằm nâng cao đời sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng là nội dung của Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. 

Mục tiêu của Dự án nhằm khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Trong chương trình tập huấn, nhiều nội dung được truyền tải nhằm hỗ trợ địa phương phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, chuyên nghiệp như: hỗ trợ bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số phục vụ phát triển sản phẩm du lịch; hỗ trợ đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho người dân tộc thiểu số tham gia phát triển du lịch… 

Chúng tôi kỳ vọng rằng, những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm được chia sẻ sẽ phần nào hỗ trợ nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số cách làm du lịch từ nền tảng bản sắc văn hóa một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, cũng theo tiến sỹ Đỗ Trần Phương, muốn gắn văn hóa phi vật thể với phát triển du lịch thì các địa phương cần có sự nghiên cứu cụ thể ở nhiều lĩnh vực như văn hóa, ẩm thực đặc trưng, phong tục, tập quán sinh hoạt… từ đó định hướng các giá trị cốt lõi của cộng đồng để nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy những giá trị ấy. 

Những người làm du lịch cần thu hút khách bằng khai thác các hình thức trải nghiệm văn hóa cộng đồng. Đó là cách vừa giữ gìn, lan tỏa được văn hóa bản địa, vừa phát triển được du lịch cộng đồng một cách bền vững.

Văn hóa bản địa chìa khóa để phát triển du lịch
Các CLB văn hóa, văn nghệ thu hút đông đảo người dân tham gia.

 

Nho Quan là huyện miền núi có số dân trên 152 nghìn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là người Mường) chiếm 17%, sống tập trung chủ yếu ở 7 xã trong tổng số 27 xã, thị trấn của huyện, gồm: Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long, Quảng Lạc, Yên Quang, Thạch Bình, Văn Phương và thôn 4, thôn 5, xã Phú Sơn; thôn Đức Thành, thôn Hồng Quang, xã Xích Thổ. Đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện có những nét sinh hoạt văn hóa, phong tục, tập quán riêng, do đó đã tạo nên những giá trị bản sắc văn hóa phong phú và đa dạng.

Ông Trần Văn Mạnh, Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nho Quan cho biết: Nhằm nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho người dân, từ năm 2017 đến nay, huyện đã quan tâm duy trì tổ chức hằng năm Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Nho Quan để nhân dân được tăng cường giao lưu, phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò chơi dân gian. Qua đó, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn huyện

Tuy nhiên, hiện nay việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc Mường ở Nho Quan đang gặp nhiều khó khăn cả về nguồn lực và nhân lực. 

Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, truyền dạy văn hóa phi vật thể và kỹ năng, nghiệp vụ du lịch gắn với khai thác các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Mường trên địa bàn huyện Nho Quan năm 2023 là công việc rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm kịp thời phục dựng, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể tiểu biểu, đang có nguy cơ bị mai một và thất truyền.

Kết quả của các lớp tập huấn cũng là cơ sở để Phòng Văn hóa và Thông tin tiếp tục tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch, đề án, dự án nhằm bảo tồn, phát huy hiệu quả các di sản văn hóa của đồng bào dân tộc Mường gắn với phát triển kinh tế – xã hội. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm tiếp theo.

Đào Hằng- Anh Tú



Nguồn

Cùng chủ đề

Mở “chìa khóa” sinh thái, đưa Cát Bà cất cánh

Với dư địa cực lớn, nếu có hành động kịp thời, nhanh và trúng đích, sự chung tay của chính quyền – người dân – doanh nghiệp, đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) hoàn toàn có cơ hội hiện thực hóa khát vọng trở thành đảo du lịch “xanh” đẳng cấp quốc tế. Sức hút đảo du lịch “xanh” Là một trong những “mắt xích” quan trọng của kinh tế, du lịch biển phía Bắc, khu vực động lực du lịch...

Phát triển du lịch miền núi Thêm giải pháp bền vững cho ngành công nghiệp không khói Kỳ III Xây dựng hệ sinh thái...

Những điều kiện cần Thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư hạ tầng, xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch miền núi, du lịch xanh. Nhiều sản phẩm du lịch...

Cùng tác giả

Các hiệp hội đứng về nông dân đồng loạt ‘mong’ áp thuế GTGT phân bón 5%

Các hiệp hội đứng về nông dân đồng loạt ‘mong’ áp thuế GTGT phân bón 5% Thuế GTGT phân bón là câu chuyện gây nhiều tranh cãi trong thời gian qua, khi các bất cập của chính sách hiện hành đã gây ra nhiều hệ lụy cho đối tượng thụ hưởng cuối cùng là người nông dân. Để tháo gỡ nút thắt gần 10 năm qua, Chính phủ đã đề xuất đưa phân bón trở lại diện...

Giảm 1.000 đồng/kg tại miền Nam

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay lặng sóng và dao động trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Thương lái tại Hưng Yên, Hải Dương và Thái Bình đang thu mua heo hơi với giá 63.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 30/102024 duy trì đi ngang Ở chiều ngược lại, thương lái tại Lào Cai, Ninh Bình...

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc – NamDự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam – công trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với dự kiến tổng chi lên tới 70 tỷ USD sẽ mang lại tăng trưởng mỗi năm cho nền kinh tế thêm khoảng 0,97%. Lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, GTVT, Tài chính, Tổng công ty Đường sắt...

Gần 100 doanh nghiệp Khánh Hòa và Thanh Hóa kết nối giao thương, xúc tiến thương mại

Gần 100 doanh nghiệp Khánh Hòa và Thanh Hóa kết nối giao thương, xúc tiến thương mạiKhánh Hòa và Thanh Hóa đều có những tiềm năng, lợi thế tương đồng, là tiền đề quan trọng cho doanh nghiệp của 2 địa phương kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Ông Lê Hữu Hoàng, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh (thứ 2 từ phải qua) tặng quà lưu niệm cho doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa...

Định lượng tác động của việc áp thuế VAT 5% với phân bón

Theo chương trình kỳ họp Quốc hội, sáng 29/11, Quốc hội sẽ thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được quan tâm nhất hiện nay là có nên đưa phân bón trở lại chịu thuế VAT 5% như trước đây. Bất cập chính sách thuế hiện hành Theo Luật Thuế giá trị gia tăng số 57/1997/L-CTN năm 1997,...

Cùng chuyên mục

Những người mẹ áo xanh

Một ngày trung tuần tháng 10, chúng tôi đến thăm em Ngô Thị Phương Vy, xóm 4, xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn. Trong căn nhà cũ, Vy đang tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và dạy các em...

Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình quảng bá điểm đến du lịch tiềm năng bối cảnh quay phim tại Hàn Quốc và Hoa Kỳ

Tham dự sự kiện, Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình có đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Ninh...

Tích cực thực hiện chính sách BHYT học sinh sinh viên

Bị bệnh lý hẹp van tim từ nhỏ nên hành trình chữa bệnh của Vũ Việt Bách (học sinh lớp 10A5, Trường THPT Gia Viễn B) và gia đình hết sức vất vả. Trong hành trình ấy, gia đình...

Công bố quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa thể thao và quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 2030 tầm...

Hội nghị được kết nối trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất