Powered by Techcity

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô

Sáng 5/8, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 7 năm 2023 để đánh giá tình hình kinh tế – xã hội tháng 7 và 7 tháng của năm 2023; chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Chính phủ nghe báo cáo và thảo luận về rà soát, tổng hợp nhu cầu điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; kết quả xử lý kiến nghị, đề xuất của địa phương gửi đến các Đoàn công tác của Thành viên Chính phủ làm việc tại địa phương.

Dự Phiên họp có các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang; các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện lãnh đạo các ban, cơ quan của Trung ương Đảng, Quốc hội.

Phiên họp tập trung thảo luận, đánh giá toàn diện, phân tích kỹ, khách quan; nêu rõ kết quả đạt được, những việc chưa đạt yêu cầu, nguyên nhân khách quan, chủ quan, bài học kinh nghiệm… Cùng với đó, các đại biểu nhận diện, dự báo bối cảnh, tình hình thời gian tới và đưa ra giải pháp trọng tâm trong tháng 8, những tháng còn lại của năm 2023 và thời gian tới để thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra.

Các đại biểu nhận định, trong bối cảnh quốc tế, trong nước rất khó khăn, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp dưới sự lãnh đạo của Đảng, tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 tiếp tục xu hướng tích cực, nhiều lĩnh vực đạt kết quả tốt hơn so với tháng 6, đóng góp vào kết quả chung của 7 tháng của năm 2023.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số CPI bình quân 7 tháng tăng 3,12%; các cân đối lớn được bảo đảm. Tình hình thị trường tiền tệ, chứng khoán ổn định và có xu hướng phục hồi tích cực; mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm. Thu ngân sách Nhà nước 7 tháng đạt trên 1 triệu tỷ đồng, bằng 62,7% dự toán. Xuất nhập khẩu tiếp tục đà tăng trở lại, tính chung 7 tháng xuất khẩu đạt 195,4 tỷ USD, xuất siêu 16,5 tỷ USD. Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát tốt.  

Tăng trưởng được thúc đẩy; các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế phục hồi tốt. Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7 tăng 3,9% so với tháng 6 và tăng 3,7% so cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 7 tăng 7,1% so cùng kỳ, tính chung 7 tháng tăng 10,4%. Khách quốc tế tháng 7 đạt hơn 1 triệu lượt người, tính chung 7 tháng đạt 6,6 triệu lượt, gấp 6,9 lần so cùng kỳ.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Các đại biểu dự họp tại trụ sở Chính phủ. Ảnh: Nhật Bắc/VGP

 

Đầu tư phát triển đạt kết quả tích cực, giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đạt 267,63 nghìn tỷ đồng, đạt 37,85% kế hoạch, tăng 3,38%; số tuyệt đối tăng 80,78 nghìn tỷ đồng. Tổng vốn FDI đăng ký tháng 7 đạt trên 2,8 tỷ USD, tăng gần 9% so với tháng trước, 7 tháng đạt gần 16,24 tỷ USD, tăng 4,5%. Tháng 7 có 13,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tính chung 7 tháng có 131,9 nghìn doanh nghiệp gia nhập thị trường, cao hơn số rút lui khỏi thị trường là 113,3 nghìn doanh nghiệp.

Cả nước tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ; trong 7 tháng đã hỗ trợ hơn 18,2 nghìn tấn gạo cho 204,7 nghìn hộ với hơn 1,2 triệu nhân khẩu; tăng lương cơ sở thêm 20,8% và tăng mức chuẩn phụ cấp, trợ cấp ưu đãi với người có công thêm 26,5% từ 1/7/2023. Chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội cơ bản được bảo đảm; công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được tăng cường, đẩy mạnh; công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh.

Đến nay, đã giải ngân các chính sách hỗ trợ đạt gần 93,8 nghìn tỷ đồng thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt, sau gần 2 tháng thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xử lý kiến nghị của các địa phương, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương đã có văn trở lời 249/504 kiến nghị của địa phương, trong đó đã trả lời 133 kiến nghị thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và 116 kiến nghị thuộc quyền của các bộ, cơ quan.

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn, thách thức từ cả bên ngoài và bên trong, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ. Trong đó tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh; chủ trì, dự các phiên họp, hội nghị, diễn đàn quan trọng; đẩy mạnh công tác đối ngoại, nhất là ngoại giao kinh tế…

Cùng với đó, với sự vào cuộc của các cấp, ngành, cả thệ thống, chính trị, người dân, doanh nghiệp và chủ thể liên quan, tình hình kinh tế- xã hội tháng 7 tốt hơn so tháng 6 và cùng kỳ trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng được thúc đẩy. Các cân đối lớn của nền kinh tế, an sinh xã hội, đời sống nhân dân được bảo đảm; chính trị – xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường. Đối ngoại và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; giữ gìn được môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước, góp phần củng cố tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.

“Các tổ chức quốc tế đánh giá và dự báo tích cực về tình hình kinh tế Việt Nam trong bối cảnh thế giới còn nhiều khó khăn. Việt Nam tăng 4 bậc về Chỉ số Hòa bình toàn cầu năm 2023”, Thủ tướng cho biết.

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, tình hình vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thứ. Trong đó, lạm phát vẫn chịu nhiều sức ép; ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn tiềm ẩn rủi ro; thu ngân sách tháng 7 giảm so với cùng kỳ, tăng trưởng tín dụng thấp. Khu vực doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn; cầu của các thị trường lớn, truyền thống suy giảm ảnh hưởng xuất khẩu; công nghiệp tiếp tục phục hồi nhưng chậm; công tác lập, thẩm định quy hoạch chưa như mong muốn…

Sau khi phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển thời gian qua, Thủ tướng cho biết, bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước thời gian tới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều khó khăn, thách thức, do đó phải kiên định, kiên trì tập trung thực hiện mục tiêu tổng quát theo Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.

“Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng của cả năm 2023 là 6,5%. Do đó, những tháng cuối năm phải có mức tăng trưởng khoảng 9%”, Thủ tướng chỉ rõ.

Thủ tướng yêu cầu ưu tiên tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm đời sống nhân dân, kiểm soát nợ công, nợ chính phủ, bội chi ngân sách.

Trong chỉ đạo điều hành, cần đặc biệt lưu ý việc bảo đảm cân bằng hài hòa, hợp lý giữa lãi suất và tỷ giá; tăng trưởng và lạm phát, cung và cầu; chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; đồng thời theo dõi sát và nắm tình hình bên trong và bên ngoài để có phản ứng chính sách kịp thời.

Cùng với đó, cả nước tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm; kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát. Đơn vị chức năng thực hiện rà soát cơ chế, chính sách, có giải pháp cụ thể, phù hợp để tập trung hỗ trợ, thúc đẩy cả phía cung và phía cầu của 3 động lực tăng trưởng là tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu.

 Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023. Ảnh: Dương Giang/TTXVN 
 

 

Về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổ chức triển khai hiệu quả nghị quyết của Đảng; kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt; nghị quyết của Quốc hội; chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Đặc biệt chú trọng đảm bảo chất lượng, tiến độ các tờ trình, báo cáo, tài liệu trình Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương, Kỳ họp thứ 6 Quốc hội XV; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, sinh kế cho người dân gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; chú trọng xử lý kiến nghị, đề xuất của địa phương, cơ quan, người dân, doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh triển khai các Nghị quyết phát triển vùng, hoạt động của Hội đồng điều phối vùng; phát huy vai trò 26 tổ công tác của Chính phủ.

“Các Bộ, cơ quan tiếp tục chủ động, tích cực rà soát kiến nghị của địa phương, phối hợp để trả lời kịp thời; định kỳ hằng tháng cập nhật kiến nghị và tình hình xử lý; hàng quý làm việc với các địa phương để nắm bắt tình hình bằng hình thức phù hợp”, Thủ tướng yêu cầu.

Thủ tướng lưu ý tập tiếp tục tập trung giải quyết những vướng mắc, bất cập của các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp; hoàn thiện, đẩy mạnh hoạt động hệ thống sàn giao dịch về bất động sản, lao động, đất đai, khoa học công nghệ…; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời bảo đảm tiến độ, chất lượng công tác quy hoạch; tiếp tục tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng kéo dài như xử lý các ngân hàng yếu kém, các dự án thua lỗ kéo dài…

Cùng với đó, các đơn vị chức năng phải đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân. Cơ quan liên quan tăng cường dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về hạn hán, xâm nhập mặn, bão, mưa lũ, sạt lở bờ sông, bờ biển, lũ quét, sạt lở đất để có biện pháp phòng, chống hiệu quả, kịp thời; sẵn sàng phương án cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tập trung trấn áp các loại tội phạm.

Thủ tướng yêu cầu tổ chức tốt các hoạt động, sự kiện đối ngoại cấp cao; tăng cường quan hệ song phương, nâng tầm đối ngoại đa phương; tăng cường thông tin, truyền thông, nhất là truyền thông chính sách, tuyên truyền về chủ trương, chính sách, kết quả kinh tế-xã hội để góp phần củng cố niềm tin và tạo đồng thuận xã hội; tập trung đấu tranh, phản bác kịp thời, hiệu quả với thông tin sai sự thật, xấu, độc, quan điểm sai trái, thù địch; xử lý nghiêm vi phạm.

Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương. Trong đó có việc xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực về chuyển đổi số, sản xuất chip điện tử; chuẩn bị đủ sách giáo khoa cho năm học mới; xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam và Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; tổ chức khởi công Cảng hàng không Quốc tế Long Thành; thực hiện hiệu quả gỡ thẻ vàng IUU…

Thủ tướng nhắc nhở, các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ; tập trung tổ chức thực hiện, tạo đột phá hơn nữa trong tháng 8, những tháng còn lại của năm 2023 và thời gian tới để thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng XIII của Đảng, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ đã đề ra./.

Phạm Tiếp/TTXVN



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Không lấy việc đấu thầu làm nơi trú ẩn an toàn cho tiêu cực

Chiều 6/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải chủ trì Phiên họp lần thứ 15 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được tổ chức trực tiếp tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ; trực tuyến với 44 tỉnh, thành phố có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận...

Thủ tướng chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm đơn giản hóa thủ tục hành chính

Những tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách thủ tục hành chínhThời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh gắn với Chuyển đổi Số Quốc gia là một...

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 2030 tầm nhìn đến năm 2050

Tham dự còn có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng...

Cùng tác giả

Vietnamobile mở rộng vùng phủ sóng, nâng cấp trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng

Theo đó, khách hàng Vietnamobile có thể đăng ký và chuyển vùng dữ liệu trong nước vào mạng Mobifone. Khách hàng cũng có thể tận hưởng dịch vụ chuyển vùng dữ liệu trong nước Mobifone khi đăng kí SIM HOI+; nhận và gửi cuộc gọi trên WIFI bằng cách đăng ký dịch vụ VoWifi mới ra mắt. Cụ thể, khi khách hàng Vietnamobile hoạt động ở những khu vực sóng chập chờn và đã đăng ký gói cước chuyển vùng...

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc – NamBộ Giao thông Vận tải (GTVT) được giao trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong tháng 1/2025. Ảnh minh họa. Đây là một trong những chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà – Trưởng ban Ban chỉ đạo tại Thông báo số 07/TB...

Ninh Bình xây dựng Tràng An là trung tâm “Đô thị di sản thiên niên kỷ”

Khu vực di sản quần thể danh thắng Tràng An hiện có 429 di tích, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 21 di tích quốc gia và 36 di tích cấp tỉnh, được phân bố đều khắp 18 xã, phường. Đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước Đại Cồ Việt, chứa đựng nhiều di tích lịch sử, tôn giáo nổi tiếng, các giá trị thiên nhiên và văn hóa độc đáo. Nơi đây còn là cái...

Âm vang một vùng non nước cố đô

Việc khai quật khảo cổ học tại hàng loạt di tích ở Ninh Bình đã giúp các nhà khoa học tìm thấy nhiều dấu tích người Việt cổ, nhiều đồ đá, mảnh gốm, di tích xương động vật, thực vật. Ðiều đó, tạo điều kiện cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa phác thảo bức tranh sống động về khảo cổ học; về cuộc sống của người tiền sử ở vùng đất cổ Ninh...

Đặc sản nghe tên dễ nhầm ở Ninh Bình, ăn vào mùa đông càng ngon

Ngoài những đặc sản từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi như thịt dê, cơm cháy, Ninh Bình còn có một số món ăn ngon, riêng có được đông đảo người dân địa phương yêu thích, chẳng hạn như món cá kho gáo. Thoạt đầu nghe tên món ăn này, nhiều người tưởng nhầm là dùng gáo (một dụng cụ múc nước) để kho cá, giống như kho cá bằng niêu đất. Tuy nhiên, sự thực, đây là món cá kho...

Cùng chuyên mục

Vietnamobile mở rộng vùng phủ sóng, nâng cấp trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng

Theo đó, khách hàng Vietnamobile có thể đăng ký và chuyển vùng dữ liệu trong nước vào mạng Mobifone. Khách hàng cũng có thể tận hưởng dịch vụ chuyển vùng dữ liệu trong nước Mobifone khi đăng kí SIM HOI+; nhận và gửi cuộc gọi trên WIFI bằng cách đăng ký dịch vụ VoWifi mới ra mắt. Cụ thể, khi khách hàng Vietnamobile hoạt động ở những khu vực sóng chập chờn và đã đăng ký gói cước chuyển vùng...

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc – NamBộ Giao thông Vận tải (GTVT) được giao trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong tháng 1/2025. Ảnh minh họa. Đây là một trong những chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà – Trưởng ban Ban chỉ đạo tại Thông báo số 07/TB...

Ninh Bình xây dựng Tràng An là trung tâm “Đô thị di sản thiên niên kỷ”

Khu vực di sản quần thể danh thắng Tràng An hiện có 429 di tích, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 21 di tích quốc gia và 36 di tích cấp tỉnh, được phân bố đều khắp 18 xã, phường. Đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước Đại Cồ Việt, chứa đựng nhiều di tích lịch sử, tôn giáo nổi tiếng, các giá trị thiên nhiên và văn hóa độc đáo. Nơi đây còn là cái...

Âm vang một vùng non nước cố đô

Việc khai quật khảo cổ học tại hàng loạt di tích ở Ninh Bình đã giúp các nhà khoa học tìm thấy nhiều dấu tích người Việt cổ, nhiều đồ đá, mảnh gốm, di tích xương động vật, thực vật. Ðiều đó, tạo điều kiện cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa phác thảo bức tranh sống động về khảo cổ học; về cuộc sống của người tiền sử ở vùng đất cổ Ninh...

Đặc sản nghe tên dễ nhầm ở Ninh Bình, ăn vào mùa đông càng ngon

Ngoài những đặc sản từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi như thịt dê, cơm cháy, Ninh Bình còn có một số món ăn ngon, riêng có được đông đảo người dân địa phương yêu thích, chẳng hạn như món cá kho gáo. Thoạt đầu nghe tên món ăn này, nhiều người tưởng nhầm là dùng gáo (một dụng cụ múc nước) để kho cá, giống như kho cá bằng niêu đất. Tuy nhiên, sự thực, đây là món cá kho...

Đưa quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn Việt Nam và quốc tế

Quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An – Tam Cốc – Bích Động, thuộc phạm vi của Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận với tổng diện tích là 9.663 ha. Tính chất của khu vực lập quy hoạch là khu Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt thuộc Di sản Văn...

Đệ trình UNESCO 2 Di sản văn hóa phi vật thể

  Nghệ thuật chèo đã đi sâu vào đời sống văn hóa, xã hội, miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân Việt Nam Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2082/VPCP-KGVX ngày 29/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc gửi Hồ sơ “Mo Mường” và “Nghệ thuật Chèo” trình UNESCO. Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ý kiến thẩm định...

Giá heo hơi hôm nay 8/1/2025: Miền Nam tăng mạnh

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (8/1/2025) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận sự tăng giá nhẹ ở tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng, đạt 69.000 đồng/kg và Nam Định đạt 68.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 8/1/2025: Biến động ở nhiều nơi (ảnh: Phúc Lộc) Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực nay đang thu mua dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang...

Anh em tỷ phú tiếng tăm họ Nguyễn Xuân: Bầu Thiện cực hot với Xuân Son, bầu Thủy đình đám

3 anh em đại gia quyền lực của làng bóng đá Việt Gia đình ông Nguyễn Văn Thiện có 7 anh chị em, nhiều người sở hữu những doanh nghiệp/cổ phần nghìn tỷ. Trong đó, có 3 người nổi tiếng giới kinh doanh và tham gia “làm” bóng đá. Doanh nhân Nguyễn Xuân Thiện (SN 1970) là chủ Tập đoàn Xuân Thiện nổi tiếng trong những ngày đầu năm mới 2025 sau tuyên bố dùng mọi cách, điều kiện tốt nhất...

Đội tuyển Việt Nam hưởng lợi khi Hoàng Đức trở lại là chính mình

Bản lĩnh của Hoàng Đức “Cầu thủ Việt Nam cần phải đạt được những tiêu chí về mặt thể hình, kỹ thuật, kinh nghiệm và tư duy chơi bóng. Ở đội tuyển Việt Nam, chúng ta chỉ có hai người hội tụ đủ những yếu tố trên, đó là Bùi Hoàng Việt Anh và Nguyễn Hoàng Đức. Họ đủ khả năng để chơi bóng đỉnh cao ở châu Âu. Nếu chúng ta có 20 Hoàng Đức hay 20 Việt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất