Powered by Techcity

Trường Yên Giữ gìn nét đẹp giếng làng


Giếng làng là một phần không thể thiếu tạo nên bức tranh của làng quê Việt Nam nói chung và xã Trường Yên (huyện Hoa Lư) nói riêng. Hiện cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Trường Yên đã và đang nỗ lực giữ gìn nét đẹp kiến trúc, hồn quê của những giếng làng để lưu lại những ký ức, kỷ niệm đẹp cho người dân trong xã hôm nay và mai sau.

Từ xa xưa có câu “có giếng là có làng”. Đối với nhiều người, giếng làng là mạch nguồn sâu thẳm của kỷ niệm một thời chưa xa, nơi lắng đọng hồn quê, một kỷ niệm của giai đoạn chưa xa. 

Bà Nguyễn Thị Nhàn, 85 tuổi, ở làng Thong Bái, thôn Trường Sơn, xã Trường Yên chia sẻ: Gắn bó với làng Thong Bái từ khi sinh ra đến nay, kỷ niệm về giếng làng luôn là kỷ niệm đẹp một thời với người cao niên như chúng tôi. 

Từ khi sinh ra tôi đã thấy có giếng làng. Giếng làng Thong Bái trước đây là mạch nguồn chính phục vụ đời sống dân sinh của nhân dân trong làng, cung cấp nguồn nước mát lành để dùng trong sinh hoạt gia đình từ nấu ăn đến giặt giũ, tắm rửa… Cả làng ai cũng có chai lọ, thùng mang ra đựng, gánh về. Ai đi làm đồng hay chăn trâu, cắt cỏ về mệt lấy nước uống, rửa mặt. Nơi đây suốt ngày tấp nập người qua lại, là nơi dừng chân, truyện trò rôm rả sau buổi làm đồng… 

Hiện nay, khi cuộc sống hiện đại đã sử dụng nước máy trong sinh hoạt, dù không dùng nước từ giếng làng nhưng hàng ngày chúng tôi vẫn ra khu vực giếng làng thư giãn, ôn lại kỷ niệm đẹp, kể cho con cháu về minh chứng lịch sử của cuộc sống nghèo khó một thời, là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp của tình làng nghĩa xóm.

Trường Yên Giữ gìn nét đẹp giếng làng
Giếng làng Thong Bái, thôn Trường Sơn. Ảnh: Hồng Vân

 

Giếng làng Thong Bái được xem như bảo vật quý giá của xã Trường Yên. Tương truyền giếng làng Thong Bái với tuổi đời được xây dựng, khởi tạo khoảng 400 năm. Do đó, người dân thôn Trường Sơn luôn giữ gìn như di sản của làng. 

Ông Nguyễn Minh Đề, Trưởng thôn Trường Sơn, xã Trường Yên cho biết: Từ nét đẹp văn hóa của giếng làng, trong cuộc sống đương đại, thôn Trường Sơn tuyên truyền cho con cháu giữ gìn, bảo vệ, thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh môi trường, cải tạo cảnh quan xung quanh khu vực giếng đảm bảo xanh, sạch, đẹp.

Điều khá đặc biệt với giếng làng Thong Bái và có ý nghĩa hơn khi nơi đây được nhân dân coi như “long mạch” quý bởi những người con thôn Trường Sơn ăn từ nguồn nước giếng này đều trưởng thành, học hành giỏi giang, công tác thành đạt, có người là Trung tướng Công an nhân dân, 1 người là nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, 1 người Tổng Giám đốc tàu biển Việt Nam, 1 người là giáo sư, trên 50 người tiến sĩ, thạc sĩ… Hiện nay, thôn Trường Sơn là thôn tiêu biểu trong các phong trào thi đua của địa phương.

Từ bao đời nay, cây đa, giếng nước, sân đình đã tạo nên bức họa của làng quê Việt Nam nói chung. Những hình ảnh ấy đã đi vào tiềm thức của người dân, trở thành biểu tượng mang giá trị tinh thần của nhiều làng, xã. 

Vì vậy trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nhiều giếng làng được người dân xã Trường Yên chú trọng khôi phục, sửa chữa và lưu giữ. 

Trường Yên Giữ gìn nét đẹp giếng làng
Giếng làng thôn Yên Trạch mới được tu bổ, tôn tạo từ năm 2020. Ảnh: Minh Quang

 

Bà Lê Thị Vân, Bí thư chi bộ thôn Yên Trạch, xã Trường Yên cho biết: Thôn Yên Trạch có cảnh quan tự nhiên đẹp do ông cha để lại. Thôn có 1 bến làng và giếng cổ được xây dựng gần 100 năm nay. Đến năm 2020, cùng với phong trào xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, cấp ủy, chính quyền thôn đã tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp kinh phí nhằm kiến thiết, tôn tạo lại giếng đảm bảo mỹ quan đẹp trong không gian văn hóa của thôn, giữ lại nét đẹp văn hóa cha ông để lại cho muôn đời sau. Với tình cảm yêu mến giếng quê, cả thôn nhiệt tình hưởng ứng, góp công lao động, người thì ủng hộ tiền mặt đóng góp trùng tu lại giếng làng.

Giếng quê như chất keo vô hình gắn kết những người dân sống chan hòa, gần gũi bên nhau. Việc gìn giữ biểu tượng của làng quê trong thời hiện đại là việc cần thiết, như gương soi của ngàn xưa để lại, như máu thịt trong người, như hồn cốt của người Việt Nam cần được lưu giữ cho muôn đời sau.

Đồng chí Bùi Thị Thanh Nhàn, Công chức văn hóa- xã hội xã Trường Yên cho biết: Xã Trường Yên luôn coi giếng làng như một báu vật của làng quê, cùng với cây đa, giếng nước, sân đình đã gắn với thăng trầm của lịch sử. Do đó, xã Trường Yên rất quan tâm, chú trọng công tác bảo tồn giếng cổ. 

Công chức văn hóa – xã hội xã đã tích cực tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã xây dựng đề án, đưa vào nghị quyết hàng năm để có kế hoạch bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giếng làng. 

Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 105/2023/NQ-HĐND ngày 12/7/2023 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2030, tỉnh có cơ chế quan tâm đặc biệt tới du lịch, chúng tôi tích cực tham mưu với lãnh đạo xã Trường Yên xây dựng kế hoạch và tuyên truyền, vận động các thôn, xóm, các tổ chức hội, đoàn thể và nhân dân cùng vào cuộc để khôi phục, bảo tồn giếng làng gắn với phát triển du lịch của địa phương.

Hiện nay, xã Trường Yên có trên 20 giếng làng. Ngoài những giếng làng vẫn thường xuyên tu bổ, sử dụng làm nơi sinh hoạt cộng đồng, xã Trường Yên đang tuyên truyền nhân dân khôi phục những giếng làng bỏ hoang lâu năm để phục vụ sinh hoạt văn hóa của nhân dân, là chốn đi về của người con xa quê, gắn kết đời sống nhân dân, con em quê hương hướng về nguồn cội.

Hồng Vân



Nguồn

Cùng chủ đề

Thành phố mới ở Ninh Bình – nơi có di sản “kép” duy nhất Đông Nam Á

Từ hôm nay, 1/1/2025, thành phố Hoa Lư chính thức đi vào hoạt động. Đây là thành phố mới của tỉnh Ninh Bình, được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, có diện tích 150,24km2 và dân số 238.209 người. Thành phố Hoa Lư được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh...

Loạt sản phẩm du lịch mới hút du khách đến Ninh Bình dịp Tết

Với hàng loạt các sự kiện, chương trình xúc tiến du lịch vào dịp Tết năm 2025, Ninh Bình kỳ vọng sẽ đón lượng lớn khách du lịch. Với hàng loạt các sự kiện, chương trình xúc tiến du lịch vào dịp Tết năm 2025, Ninh Bình kỳ vọng sẽ đón lượng lớn khách du lịch. Ảnh: Nguyễn Trường Theo đó, trong dịp Tết năm 2025, tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức Chương trình văn nghệ Chào Xuân mới tại thành phố Ninh...

Ninh Bình lập kỷ lục đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế

Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt khách quốc tế, chiếm gần 7% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt du khách quốc tế. Ảnh: Nguyễn Trường Ông Bùi Văn Mạnh - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, năm 2024, Ninh Bình đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa đạt 6,6...

Phó Chủ tịch Quốc hội: Tinh gọn bộ máy là đòi hỏi tất yếu khách quan

Ngày 9/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Nho Quan sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình thông tin tới cử tri kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Kỳ họp hoàn thành toàn bộ nội...

Dấu ấn Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024

Thành công của Festival Ninh Bình 2024 mở ra hướng đi mới mang chiều sâu văn hóa, lịch sử cần có của lễ hội. Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản” được tổ chức với quy mô quốc tế từ ngày 24.11 đến ngày 30.11, với nhiều hoạt động nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới độc đáo về lịch sử thông qua ngôn ngữ của...

Cùng tác giả

Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025: Tôn vinh di sản gắn với sáng tạo

Ngày 31.12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức họp báo công bố Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025. Tại họp báo, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh cho biết, năm 2024, ngành du lịch được đánh giá là điểm sáng trong bức tranh kinh tế – xã hội Việt Nam. Khách du lịch quốc tế đến Việt...

Hoa Lư – Thành phố đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu di sản kép

Ngày 1.1.2025, thành phố Hoa Lư chính thức đi vào hoạt động. Đây là thành phố đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu di sản kép. Thành phố Hoa Lư – Đô thị đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu di sản kép. Ảnh: Nguyễn Trường Theo Nghị quyết số 1318/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH, thành phố Hoa Lư được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ huyện Hoa Lư và toàn bộ thành phố Ninh Bình. Nghị quyết này...

Hội tụ tinh hoa nghề thủ công Việt tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám

Chương trình giới thiệu những làng nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo, với sự tham gia của những nghệ nhân nổi tiếng từ khắp mọi miền đất nước. Từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, các nghệ nhân làng cói Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) mang đến những sản phẩm thủ công tinh xảo với bề dày lịch sử hơn 200 năm. Khách tham quan còn được gặp gỡ, giao lưu cùng nghệ nhân Đỗ Văn Tấn, người đã có nhiều sáng...

Nhìn lại hai bệnh viện nghìn tỷ vừa được Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thanh tra tại Hà Nam

TPO – “Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu tiến hành thanh tra 2 dự án xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nam, hoàn thành kết luận thanh tra trước ngày 31/3/2025, sau đó triển khai ngay các biện pháp để đưa 2 bệnh viện vào hoạt động”,  Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng cho biết tại buổi họp báo thông báo kết quả phiên họp...

Thành phố mới ở Ninh Bình – nơi có di sản “kép” duy nhất Đông Nam Á

Từ hôm nay, 1/1/2025, thành phố Hoa Lư chính thức đi vào hoạt động. Đây là thành phố mới của tỉnh Ninh Bình, được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, có diện tích 150,24km2 và dân số 238.209 người. Thành phố Hoa Lư được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh...

Cùng chuyên mục

Dấu ấn Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024

Thành công của Festival Ninh Bình 2024 mở ra hướng đi mới mang chiều sâu văn hóa, lịch sử cần có của lễ hội. Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản” được tổ chức với quy mô quốc tế từ ngày 24.11 đến ngày 30.11, với nhiều hoạt động nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới độc đáo về lịch sử thông qua ngôn ngữ của...

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Ninh Bình qua những tà áo dài

Tối 23/11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt tổ chức chương trình trình diễn thời trang "Ninh Bình - Áo dài trên con đường di sản". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Bộ sưu tập áo dài với chủ đề Kiến trúc cổ Hoa Lư. Tại chương trình, Ban tổ chức...

Những người mẹ áo xanh

Một ngày trung tuần tháng 10, chúng tôi đến thăm em Ngô Thị Phương Vy, xóm 4, xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn. Trong căn nhà cũ, Vy đang tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và dạy các em...

Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình quảng bá điểm đến du lịch tiềm năng bối cảnh quay phim tại Hàn Quốc và Hoa Kỳ

Tham dự sự kiện, Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình có đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Ninh...

Tích cực thực hiện chính sách BHYT học sinh sinh viên

Bị bệnh lý hẹp van tim từ nhỏ nên hành trình chữa bệnh của Vũ Việt Bách (học sinh lớp 10A5, Trường THPT Gia Viễn B) và gia đình hết sức vất vả. Trong hành trình ấy, gia đình...

Công bố quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa thể thao và quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 2030 tầm...

Hội nghị được kết nối trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất