Powered by Techcity

Triển khai Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội


Sáng 22/2, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai, thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” năm 2024. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến thông qua điểm cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình. Cùng dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố trong tỉnh.

Tại hội nghị, báo cáo của Bộ Xây dựng nêu rõ: Với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc của các Bộ, ngành, địa phương, việc phát triển nhà ở xã hội trong thời gian qua đã đạt được kết quả quan trọng. 

Qua 3 năm triển khai thực hiện Đề án, đến nay cả nước đã quy hoạch gần 1.250 khu đất với quy mô 8.390 ha làm nhà ở xã hội, tăng thêm 5.031 ha so với năm 2020. Từ năm 2021 đến hết năm 2023, cả nước có 499 dự án đã được triển khai với quy mô hơn 411.000 căn, trong đó đã hoàn thành 71 dự án. 

Cũng theo báo cáo, cả nước hiện có 3,78 triệu công nhân lao động trực tiếp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, trong đó có khoảng 1,8 triệu lao động có nhu cầu về nhà ở. Tuy nhiên, kết quả phát triển nhà ở xã hội cho công nhân mới đáp ứng gần 30% nhu cầu của công nhân. Chính vì vậy, năm 2024, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu phấn đấu hoàn thành 130 nghìn căn hộ nhà ở xã hội trên toàn quốc, nhằm đáp ứng một phần nhu cầu nhà ở của cộng đồng. 

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp đã thảo luận, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc cũng như đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy triển khai Đề án.

Riêng đối với tỉnh Ninh Bình, được Chính phủ giao thực hiện 3.100 căn nhà ở xã hội, UBND tỉnh cũng đã phê duyệt và chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 và giai đoạn 2 từ 2026-2030. 

Trên cơ sở này, tỉnh đang triển khai thực hiện các dự án đó là: Dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại phường Ninh Phong; dự án khu nhà ở công nhân Khu công nghiệp Gián Khẩu; khu đô thị mới phía bắc, tiểu khu IX, thuộc xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình và xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư; khu dân cư Ninh Khang, xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư; dự án khu đô thị Yên Bình, phường Yên Bình, thành phố Tam Điệp. 

Ngoài ra, thành phố Ninh Bình đã hoàn thành việc lập quy hoạch và đã đưa vào kế hoạch phát triển nhà ở xã hội phục vụ công nhân Khu công nghiệp Phúc Sơn với quy mô 6 ha để làm cơ sở đề xuất chủ trương đầu tư dự án. 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nêu rõ: Thực tế còn nhiều địa phương có kết quả thực hiện chậm so với kế hoạch đăng ký tại Đề án. Trong đó, một số địa phương đến nay vẫn chưa có dự án nhà ở xã hội được khởi công mới. Việc giải ngân gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng còn chậm so với mong muốn và nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Vẫn còn vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trong tiếp cận đất đai, thủ tục đầu tư xây dựng, tín dụng, chính sách ưu đãi…

Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị  chỉ đạo, trong năm 2024, tại Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, Chính phủ đã yêu cầu đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; năm 2024 phấn đấu hoàn thành khoảng 130.000 căn hộ. 

Đây cũng là yêu cầu và mục tiêu rất cao, đòi hỏi các Bộ, ngành và địa phương phải bám sát và thực hiện nghiêm túc, quyết liệt hơn nữa các nhiệm vụ Đề án đã đề ra, đặc biệt là rà soát quy hoạch, bố trí quỹ đất, cải cách thủ tục hành chính… cho các dự án nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, cần rà soát lại việc triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng để có giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy việc tiếp cận, giải ngân gói tín dụng này. 

Hội nghị triển khai Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc phát biểu sau hội nghị trực tuyến.

 

Phát biểu sau hội nghị trực tuyến, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc nhấn mạnh: Đề án Phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp vừa là một trong những trụ cột của các chính sách an sinh xã hội, vừa là một giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, góp phần tạo nguồn cung, tái cơ cấu lại thị trường bất động sản cân đối trong cơ cấu sản phẩm bất động sản. 

Do vậy, để thực hiện có hiệu quả Đề án này, đồng chí chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố xem xét, giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để sớm giao đất thực hiện dự án nhà ở xã hội đã có chủ đầu tư. Sớm triển khai các thủ tục lựa chọn chủ đầu tư đối với các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. 

Đồng thời, chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tạo mọi thuận lợi cho chủ đầu tư sớm tiếp cận được với nguồn vốn vay gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng để Ninh Bình hoàn thành chỉ tiêu số lượng căn hộ nhà ở được giao.

Nguyễn Thơm – Anh Tuấn 



Nguồn

Cùng chủ đề

Thực hiện chủ trương di chuyển các hộ kinh doanh tại chợ Rồng đến địa điểm kinh doanh mới

Quy hoạch chợ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hộiChợ Rồng Ninh Bình là chợ hạng II, hiện có hơn 700 hộ kinh doanh, buôn bán với đầy đủ các mặt hàng từ lương thực, thực...

Đoàn kết đồng lòng vượt khó

Báo cáo do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày trước Quốc hội và các ý kiến phát biểu thảo luận của các vị đại biểu Quốc hội đã đánh giá một cách cụ thể, khách quan...

Cùng tác giả

Hà Tĩnh kêu gọi hơn 46 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 19/9, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tính đến 12h cùng ngày, tỉnh đã nhận được hơn 46 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân tỉnh nhà ủng hộ, chia sẻ với khó khăn của đồng bào miền Bắc chịu thiệt hại do thiên tai gây ra. Ngoài số tiền nói trên, tỉnh Hà Tĩnh còn huy động lực lượng công nhân, cán bộ từ các ngành môi trường đô thị,...

Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 20/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng và giao dịch trong khoảng 67.000 – 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng Cụ thể, sau khi tăng 3 giá thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng đây là mức giá cao nhất khu vực. Cùng tăng...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất