Powered by Techcity

Tiếp tục triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp kiểm soát lạm phát


6 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tỉnh tăng bình quân 4,51% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức bình quân chung của cả nước (4,08%). Trao đổi với phóng viên Báo Ninh Bình, đồng chí Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh cho rằng, thực tế áp lực lạm phát năm nay vẫn trong tầm kiểm soát nếu tiếp tục bám sát các chỉ đạo của chính phủ và triển khai những giải pháp kịp thời, đồng bộ.

Tiếp tục triển khai kịp thời, đồng bộ các giải pháp kiểm soát lạm phát

Giá cả tăng cao dẫn đến nhu cầu mua sắm của người dân có xu hướng giảm. Trong ảnh: Một cửa hàng bán đồ đặc sản trên địa bàn thành phố Ninh Bình vắng người mua hàng. Ảnh: Anh Tuấn

Phóng viên (PV): Đồng chí có thể cho biết điểm sáng trong tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm so với cùng kì năm 2023, mức tăng trưởng này có ý nghĩa như thế nào đối với sự phục hồi và phát triển kinh tế của tỉnh? 

Đồng chí Lê Thanh Tùng: Theo thông báo của Cục Thống kê, tổng sản phẩm xã hội (GRDP) trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 6 tháng đầu năm 2024 ước tính tăng 8,19% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,75%; khu vực công nghiệp xây dựng tăng 10,45% (riêng công nghiệp tăng 11,02%); khu vực dịch vụ tăng 9,43%. 

Nổi bật trong tình hình kinh tế của tỉnh 6 tháng đầu năm là hoạt động thương mại và dịch vụ diễn ra sôi động và đạt được tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ, đặc biệt là các ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống và vận tải. Với mức tăng đạt 9,43%, khu vực dịch vụ có mức đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng GRDP chung của tỉnh (đóng góp 3,63 điểm phần trăm). 

Sự phục hồi và tăng trưởng của hoạt động du lịch có ý nghĩa rất lớn trong việc lan tỏa, thúc đẩy các ngành dịch vụ phát triển, nâng cao tỷ trọng của khu vực dịch vụ cũng như đóng góp của khu vực dịch vụ vào tăng trưởng chung đối với kinh tế của tỉnh. 

Xét trong bối cảnh chung của cả nước, với mức tăng 8,19% trong 6 tháng đầu năm đã thể hiện kết quả rất tích cực trong công tác lãnh đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cấp, các ngành và nhất là sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất, kinh doanh (SXKD) trên địa bàn trong việc khắc phục khó khăn, duy trì ổn định, phục hồi hoạt động SXKD, là tiền đề cũng như tạo động lực cho nhiệm vụ phấn đấu đạt mức cao nhất trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2024. 

PV: Tất cả 11 nhóm hàng hóa đều có chỉ số tăng so với cùng kì, theo đó CPI 6 tháng đầu năm tăng 4,51% so với cùng kì năm 2023, điều này gây áp lực như thế nào về nguy cơ lạm phát, thưa đồng chí? 

Đồng chí Lê Thanh Tùng: Lạm phát là một trong các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô; đối với nước ta, lạm phát là chỉ tiêu biểu hiện của mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền nằm trong chính sách tiền tệ của Quốc hội quy định. Yếu tố tác động đến mức tăng 4,51% của CPI 6 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh chủ yếu là do chi phí đầu vào. Vì trong bối cảnh hoạt động SXKD vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sự phục hồi diễn ra chậm, nhưng giá cả đầu vào vẫn ở mức cao làm tăng chi phí sản xuất hàng hóa và dịch vụ. 

Trong 6 tháng đầu năm, Chính phủ đã có rất nhiều chỉ đạo để thực hiện các mục tiêu kiềm chế lạm phát trong đó có: Thông báo số 193/ TB-VPCP ngày 03/5/2024 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt Kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái-Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá Quý I năm 2024 và định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024; Công điện số 61/CĐTTg ngày 22/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá. 

Theo đó chỉ đạo các bộ, ngành và đơn vị liên quan triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống, phấn đấu khoảng 4%. 

Khi xét đến các yếu tố đẩy cung tiền vào nền kinh tế trong các tháng cuối năm 2024 sẽ tăng cao như: Tăng cường giải ngân vốn đầu tư công, tăng trưởng tín dụng trong các tháng cuối năm theo chỉ tiêu được giao và việc thực hiện tăng mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2024 thì việc có áp lực trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát là hiện hữu đối với cả nước nói chung, trong đó có việc kiềm chế mức tăng CPI của mỗi địa phương nói riêng và Ninh Bình cũng có chung nhiệm vụ đó khi CPI bình quân 6 tháng đầu năm của tỉnh đã tăng 4,51% so với cùng kỳ năm trước. 

Tiếp tục triển khai kịp thời đồng bộ các giải pháp kiểm soát lạm phát
Người dân mua sắm hàng tiêu dùng tại một cửa hàng trên địa bàn thành phố Ninh Bình. Ảnh: Anh Tuấn

 

PV: Hiện nay, chỉ số giá tiêu dùng hiện vẫn trong tầm kiểm soát nhưng áp lực lạm phát có xu hướng gia tăng về cuối năm. Theo đồng chí có những giải pháp gì để đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát những tháng cuối năm? 

Đồng chí Lê Thanh Tùng: Như đã đề cập ở trên, áp lực trong công tác điều hành và quản lý giá trong những tháng cuối năm 2024 là hiện hữu. Để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4- 4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội và phấn đấu khoảng 4% cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó tập trung ở các nhiệm vụ: Từng ngành, từng cấp và từng đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ cần tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, của các bộ, ngành, của tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô theo như Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024 của Chính phủ và Công điện số 61/ CĐ-TTg ngày 22/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá. 

Quản lý tốt việc cung ứng các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, không để xảy ra gián đoạn lưu thông nhằm ổn định xăng dầu, giá cả đầu vào cho hoạt động sản xuất giúp doanh nghiệp, đơn vị SXKD có điều kiện hạ giá thành sản phẩm và dịch vụ. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất để cung ứng đủ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. 

Trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản cần làm tốt công tác dự báo, kiểm soát và phòng, chống dịch bệnh. Không để xảy ra dịch bệnh gây hại lớn đến năng suất cây trồng, vật nuôi làm sụt giảm sản lượng tác động đến nguồn cung sản phẩm trên thị trường. 

Thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ công theo lộ trình, thời điểm phù hợp, tránh việc tăng giá các hàng hóa, dịch vụ một cách đột ngột hoặc tăng tập trung trong một khoảng thời gian ngắn dẫn đến sự xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả. 

Công khai công tác quản lý và điều hành giá để tạo niềm tin cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng, tránh việc tăng giá do tâm lý. 

Giám sát thực hiện các quy định về kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá của các đơn vị kinh doanh, nhất là các trung tâm buôn bán lớn, siêu thị, chợ đầu mối và các địa bàn có mật độ dân số tập trung cao. 

Đồng thời, cần theo dõi sát diễn biến tình hình thời tiết, tình hình thế giới để có những giải pháp kịp thời, phù hợp, tránh bị động trong công tác quản lý giá nói chung và giá tiêu dùng nói riêng. 

PV: Xin cảm ơn đồng chí! 

Lanh Anh (thực hiện)



Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/tiep-tuc-trien-khai-kip-thoi-dong-bo-cac-giai-phap-kiem-soat/d20240802142028956.htm

Cùng chủ đề

Ninh Bình, Sơn La có tân giám đốc công an tỉnh

Chiều ngày 4/11/2024, tại Công an tỉnh Ninh Bình, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đối với Đại tá Đinh Việt Dũng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo...

Phát triển Văn hóa ẩm thực Du lịch bền vững

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình Dương Thị Thanh cho biết, du lịch ẩm thực đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành du lịch của Ninh Bình, do là một trong những điểm đến nổi bật nhờ nền ẩm thực phong phú, đa dạng và đặc trưng với nhiều món ăn nổi tiếng, chứa đựng chiều sâu văn hóa, đậm nét truyền thống của vùng đất Cố...

Ninh Bình tổ chức Lễ hội khinh khí cầu với sự tham gia của các phi công nước ngoài

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội cho biết: Tính từ thời điểm Quần thể danh thắng Tràng An được vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên...

Cùng tác giả

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử tại các địa phương

 ​Các hội nghị tập huấn được đánh giá tích cực về nội dung, đa dạng về hình thức Nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương cập nhật những chính sách mới về TMĐT cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, Trung tâm Phát triển TMĐT (EcomViet) (Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương) thường xuyên phối hợp với các Sở Công Thương tổ...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING

Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Ngoại giao. Công điện nêu: Hồi...

Biến động trái chiều tại miền Nam, giao dịch quanh mốc 61.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 6/11/2024 Tại khu vực miền Bắc,giá heo hơi hôm nay duy trì đà đi ngang so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Thương lái tại Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 6/11/2024 ổn...

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

(MPI) – Tại phiên thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra, trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn Tạo điều kiện thuận lợi để...

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất