Powered by Techcity

Tiếp sức để phụ nữ Công giáo phát triển kinh tế


Những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ huyện Kim Sơn đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ hội viên, phụ nữ Công giáo phát triển kinh tế. Nhờ đó, nhiều chị em tự tin, mạnh dạn khởi nghiệp, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Sinh ra và lớn lên tại xã Kim Mỹ, địa phương có gần 90% đồng bào Công giáo, người dân chủ yếu phát triển ngư nghiệp, chị Trần Thị Ngọc luôn trăn trở tìm cách phát triển kinh tế gia đình. Cách đây gần 4 năm, trong một lần tìm hiểu kinh nghiệm khởi nghiệp từ bạn bè, chị nhận thấy mô hình trồng nấm rất tiềm năng và còn khá mới tại địa phương nên quyết tâm xây dựng mô hình.

Vợ chồng chị cải tạo diện tích 600 m2 vườn tạp thành nhà xưởng trồng các loại nấm như nấm sò, nấm rơm… Thời gian đầu khởi nghiệp khá khó khăn vì thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, anh chị vừa học hỏi vừa đúc kết kinh nghiệm sản xuất từ thực tiễn.

“Khi bắt đầu trồng nấm, chúng tôi thử nghiệm với số lượng nhỏ, mọi công đoạn từ nghiền rơm, đóng bịch… đều thực hiện thủ công. Sau khi mô hình đi vào ổn định, gia đình đầu tư máy móc, mở rộng nhà xưởng, thuê thêm nhân công vào mùa cao điểm thu hoạch nấm. Trung bình mỗi năm, gia đình tôi sản xuất khoảng 80 tấn nấm, tiêu thụ tại các tỉnh Điện Biên, Lai Châu,…”, chị Ngọc chia sẻ.

Trong quá trình phát triển kinh tế, chị Ngọc luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ các cấp Hội Phụ nữ. Được cán bộ Hội phổ biến về các nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, phong trào “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế giỏi”, chị mạnh dạn vay 100 triệu đồng để đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Cũng như chị Trần Thị Ngọc, chị Nguyễn Thị Thêu (xã Văn Hải) luôn trăn trở tìm cách làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Chị Thêu cho biết: “Xã Văn Hải có nghề truyền thống dệt chiếu, đan thảm nhưng công việc khá vất vả mà thu nhập chẳng đáng là bao. Năm 2014, tôi quyết tâm mở xưởng may tại nhà, vừa làm giàu cho bản thân, vừa tạo thu nhập cho chị em trong xã. Năm 2023, thời điểm ngành may khó khăn, tôi được Hội Phụ nữ xã hỗ trợ vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để duy trì sản xuất”.

Xưởng may của chị Thêu hiện tạo việc làm cho 10 nhân công với mức thu nhập từ 5-7 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, chị còn nhận đào tạo nghề miễn phí cho chị em và tạo điều kiện để chị em nhận hàng về may tại nhà. Chị dự định sẽ mở rộng quy mô của xưởng để tạo thêm việc làm cho nhiều chị em trên địa bàn.

Tiếp sức để phụ nữ Công giáo phát triển kinh tế
Xưởng may của chị Nguyễn Thị Thêu tạo việc làm và thu nhập cho 10 chị em trong xã.

 

Chị Ngọc, chị Thêu là hai trong nhiều hội viên phụ nữ Công giáo làm kinh tế giỏi của huyện Kim Sơn. Trên hành trình khởi nghiệp của các chị luôn có sự đồng hành, hỗ trợ của các cấp Hội Phụ nữ. 

Đồng chí Đào Thị Thanh Thơm, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Kim Sơn thông tin: “Toàn huyện có hơn 20.000 hội viên, phụ nữ Công giáo, chiếm tỷ lệ 34,6%. Xác định hỗ trợ hội viên phụ nữ Công giáo phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời là đòn bẩy thu hút hội viên tham gia tổ chức Hội, Hội LHPN các cấp trên địa bàn huyện đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ như tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong cách nghĩ, cách làm; đẩy mạnh triển khai phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh kế, xây dựng các mô hình giúp phụ nữ thoát nghèo bền vững. Ngoài ra, Hội phối hợp các ngành giới thiệu, dạy nghề, tư vấn và hướng dẫn hội viên, phụ nữ đi làm tại các công ty, xí nghiệp trong và ngoài huyện”.

Hội LHPN các cấp huyện Kim Sơn phối hợp giải ngân hơn 330 tỷ đồng nguồn vốn Ngân hàng chính sách xã hội cho 6.985 hộ; 125 tỷ đồng nguồn vốn Ngân hàng Nông nghiệp cho 711 hộ gia đình hội viên phụ nữ vay phát triển kinh tế. 

Trong quý I/2024, Hội LHPN huyện chỉ đạo Hội phụ nữ cơ sở tổ chức khảo sát, xác định nguyên nhân, biện pháp hỗ trợ phụ nữ đứng chủ năm 2024. 100% hộ nghèo do phụ nữ đứng chủ được Hội hỗ trợ giúp đỡ, 25/25 cơ sở Hội đăng ký nhận giúp 50 hộ phụ nữ nghèo, cận nghèo, khó khăn có địa chỉ. 

Bên cạnh việc huy động các nguồn lực hỗ trợ, Hội còn tập trung khảo sát nhu cầu của hội viên, vận động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp; hỗ trợ thành lập các tổ liên kết phát triển kinh tế để chị em cùng chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn giúp đỡ các chị có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế gia đình.

Đồng chí Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Kim Sơn cho biết thêm: “Các cấp Hội LHPN sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phát động cán bộ hội viên, phụ nữ toàn huyện nói chung và đặc biệt là phụ nữ Công giáo nói riêng thi đua thực hiện phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” và các hoạt động khởi nghiệp. 

Hội cũng phối hợp với các đơn vị tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ vùng Công giáo; tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, hội viên, phụ nữ Công giáo tiếp cận nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế gia đình và địa phương”.

Bài, ảnh: Hồng Minh



Nguồn

Cùng chủ đề

Những người mẹ áo xanh

Một ngày trung tuần tháng 10, chúng tôi đến thăm em Ngô Thị Phương Vy, xóm 4, xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn. Trong căn nhà cũ, Vy đang tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và dạy các em...

Quan tâm nâng cao chất lượng cán bộ Hội Phụ nữ các cấp và tham mưu công tác cán bộ nữ

Phóng viên (PV): Thưa đồng chí, thời gian qua, Hội LHPN các cấp trong tỉnh đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, đặc biệt là trong...

Huyện Yên Khánh kỷ niệm 30 năm tái lập và đón nhận huyện nông thôn mới nâng cao

Về dự và trao quyết định có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Thị Thanh, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phát biểu khai mạc, đồng chí Hoàng Văn Thắng, Bí thư Huyện ủy Yên Khánh cho biết, trong bộn bề khó khăn của những ngày đầu tái lập huyện, toàn Đảng bộ huyện đã thể hiện quyết...

Cùng tác giả

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

(MPI) – Tại phiên thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra, trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn Tạo điều kiện thuận lợi để...

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế...

Ninh Bình, Sơn La có tân giám đốc công an tỉnh

Chiều ngày 4/11/2024, tại Công an tỉnh Ninh Bình, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đối với Đại tá Đinh Việt Dũng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Nhà thầu đã nhiều lần bị ‘sờ gáy’

TPO – Công ty Hoàng Dân và một số doanh nghiệp trong liên danh thi công dự án Bản Mồng từng chậm tiến độ, bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhắc nhở và cảnh báo chấn chỉnh nhiều lần. Đáng chú ý, doanh nghiệp này còn có mặt trong Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng – dự án trọng điểm, chậm tiến độ và nhiều lần đội vốn.  Hồ sơ doanh nghiệp dự án...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất