Powered by Techcity

Thủ tướng Sắp xếp đơn vị hành chính cần tạo không gian phát triển mới nâng cao đời sống nhân dân

Sáng 31/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Phiên họp được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ đến 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tham dự Hội nghị tại các điểm cầu có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã quán triệt, triển khai Kết luận số 48 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, Kế hoạch thực hiện của Chính phủ và thảo luận về dự thảo hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương, việc rà soát, thực hiện điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch; việc điều chỉnh địa giới hành chính; việc quản lý tài chính, biên chế…

Đã sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.056 đơn vị hành chính cấp xã

Theo các đại biểu, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giúp tập trung nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát triển, tăng cường liên kết vùng; tạo thuận lợi phát huy nguồn lực đất đai, điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực và thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển mới, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao quản lý Nhà nước. Ngoài ra, sắp xếp các đơn vị hành chính tạo cân đối, hài hòa hơn trong phân bố dân cư, lãnh thổ, hạn chế tình trạng chia cắt, manh mún, nhất là trong bối cảnh Trung ương đang đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Các báo cáo và ý kiến tại Hội nghị thống nhất đánh giá, trong giai đoạn 2019-2021, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan Trung ương và địa phương đã triển khai quyết liệt việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, cơ bản phù hợp, đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Các cơ quan đã kịp thời ban hành các văn bản pháp luật, hướng dẫn thi hành để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp đơn vị hành chính.

Cả nước thực hiện sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.056 đơn vị hành chính cấp xã. Qua đó, giảm được 8 đơn vị hành chính cấp huyện và 561 đơn vị hành chính cấp xã; giảm được 429 cơ quan ở cấp huyện, 3.437 cơ quan ở cấp xã. Tinh giản biên chế 361 cán bộ, công chức cấp huyện, 6.657 cán bộ, công chức cấp xã; giảm chi ngân sách Nhà nước khoảng 2.008 tỷ đồng.

Việc sắp xếp các đơn vị hành chính đã góp phần tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng, trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp đều được kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; phục vụ tốt hơn cho doanh nghiệp và người dân.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính còn góp phần mở rộng không gian phát triển, tập trung nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế của các địa phương. Không phát sinh khiếu nại, tố cáo từ việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính; trật tự xã hội được bảo đảm.

Thủ tướng Sắp xếp đơn vị hành chính cần tạo không gian phát triển mới nâng cao đời sống nhân dân
Thủ tướng nhấn mạnh chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 của Đảng hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 

Mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ những kết quả thời gian qua cho thấy chủ trương của Đảng về sắp xếp đơn vị hành chính là phù hợp thực tiễn. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được và những kinh nghiệm được rút ra, công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 được chuẩn bị và triển khai thực hiện rất bài bản, lớp lang, kỹ lưỡng.

Tinh thần là xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; bám sát, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết, kết luận của Trung ương; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân – đây là mục tiêu cuối cùng.

Bên cạnh những kết quả rất cơ bản đã đạt được như các báo cáo và ý kiến phát biểu đã chỉ ra, Thủ tướng nêu rõ, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua còn có một số khó khăn, vướng mắc.

Theo đó, một số văn bản hướng dẫn chưa thực sự kịp thời, nội dung chưa thật đầy đủ, đồng bộ. Số lượng đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định vẫn còn nhiều.

Việc sắp xếp và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dôi dư còn chưa kịp thời.  Chất lượng đô thị ở một số đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp chưa bảo đảm theo quy định.

Việc bố trí, sắp xếp các trụ sở cơ quan, đơn vị dôi dư và tài sản công tại một số địa phương thực hiện sắp xếp còn vướng mắc.  Việc thực hiện các chính sách đặc thù đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp chưa được hướng dẫn cụ thể. Việc kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn có nơi, có lúc chưa được kịp thời.

Thủ tướng nêu rõ một số bài học kinh nghiệm sắp xếp đơn vị hành chính. Thứ nhất, cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn đồng bộ, thống nhất, liên thông của Đảng, các cấp chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Thứ hai, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, công tác tư tưởng để tạo được sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện sắp xếp.

Thứ ba, thực hiện sắp xếp phải được tiến hành khoa học, khách quan, công khai, minh bạch; bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.

Thứ tư, việc bố trí và giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức bị ảnh hưởng khi sắp xếp phải kịp thời, đúng đối tượng, đúng quy định pháp luật và quy định của Đảng.

Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát phải thường xuyên, bảo đảm kịp thời tháo gỡ, giải quyết vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện.

Thứ sáu, việc sắp xếp đơn vị hành chính phải tính đến các yếu tố đặc thù, mục tiêu mở rộng không gian, tạo động lực phát triển, khả năng sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dôi dư và quản lý của chính quyền địa phương, làm sao các yếu tố thuận lợi cộng hưởng, thúc đẩy sự phát triển theo đúng mục tiêu.

Cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử

Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 đặt ra nhiệm vụ “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước”; “xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Trong đó, sắp xếp đơn vị hành chính là một nhiệm vụ quan trọng.

Thủ tướng nhấn mạnh sắp xếp đơn vị hành chính là công việc khó, nhạy cảm, phức tạp, thực hiện trong thời gian ngắn, nguồn lực có hạn, tác động lớn đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; tác động đến tư tưởng, tâm lý của nhân dân, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Do đó, Thủ tướng lưu ý trong quá trình triển khai, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải rất cao, nỗ lực phải rất lớn, hành động phải rất quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, bảo đảm đúng quy định, dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, không cầu toàn, không nóng vội, bảo đảm ổn định của hệ thống chính trị, đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Thủ tướng nhấn mạnh cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm, trước hết là tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân tại địa phương, nhất là các đối tượng bị tác động; cần triển khai thực hiện bài bản, kỹ lưỡng, kiên trì vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất trong toàn hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, bảo đảm mục tiêu, yêu cầu đề ra. Phải có sự vào cuộc sát sao, trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành Trung ương và địa phương, nhất là cấp ủy, chính quyền tại các địa phương thực hiện sắp xếp. 

Sắp xếp đơn vị hành chính bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, bao trùm, có lộ trình, bước đi, thực hiện theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có trọng tâm, trọng điểm, có cách làm phù hợp, chặt chẽ, thận trọng, hiệu quả; nơi có điều kiện thuận lợi thì làm trước, nơi chưa có điều kiện thuận lợi thì xác định lộ trình phù hợp để thực hiện.

Quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính phải bảo đảm phù hợp với các quy hoạch (quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn); đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, bảo đảm phát huy hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội; tạo không gian phát triển mới, với tư duy mới, tạo giá trị mới.

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải gắn với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính quyền số, xã hội số.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã phải trên cơ sở khoa học và thực tiễn, căn cứ theo các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số và các tiêu chí, điều kiện theo quy định của pháp luật, đồng thời phải chú trọng cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, điều kiện địa lý – tự nhiên, cộng đồng dân cư.

Quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính phải đồng thời giải quyết dứt điểm các tồn tại, hạn chế trong giai đoạn 2019 – 2021; thực hiện chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đối với người dân có liên quan tại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp; bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội, nâng cao đời sống người dân; giải quyết tốt các quan hệ dân sự, kinh tế của người dân và doanh nghiệp.

Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn

Thủ tướng cho biết sau Hội nghị này, Chính phủ sẽ thành lập Ban Chỉ đạo do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang làm Trưởng Ban để đôn đốc triển khai công việc, nắm bắt các vướng mắc để giải quyết theo thẩm quyền.

Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 với tinh thần quyết liệt, làm đến đâu chắc đến đó, bảo đảm trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và tôn trọng, lắng nghe ý kiến nhân dân, hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ mà Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã giao.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ Kế hoạch của Chính phủ khẩn trương triển khai các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền, nhất là ban hành ngay các văn bản hướng dẫn thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.

Trong đó, 3 Bộ gồm: Công an, Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư cần ban hành văn bản hướng dẫn trước ngày 3/8/2023; 5 Bộ gồm: Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành trước ngày 5/8.

Trong quá trình ban hành văn bản và tổ chức thực hiện, các bộ, ngành cần phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các địa phương xem đã phù hợp, khả thi chưa, cần thì phải điều chỉnh ngay, nhất là những văn bản liên quan đến quyền, lợi ích, hợp pháp, chính đáng của người dân,

Đối với các địa phương, Thủ tướng yêu cầu tổ chức quán triệt, phổ biến và xây dựng Kế hoạch phù hợp với thực tiễn của địa phương, xác định cụ thể từng nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn; xây dựng hương án tổng thể, đề án sắp xếp đơn vị hành chính sớm trình các cấp có thẩm quyền xem xét. Tập trung làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, ủng hộ cao trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và nhân dân ở địa phương.

Chú trọng phương án bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư; bố trí, xử lý trụ sở làm việc và tài sản công; các chế độ, chính sách đặc thù; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và ổn định đời sống của nhân dân ở các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp.

Chủ động có kế hoạch cân đối, chuẩn bị ngân sách, nguồn lực từ sớm, huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các đơn vị hành chính thực hiện sắp xếp trên địa bàn sớm ổn định về tổ chức và hoạt động.

Thủ tướng Sắp xếp đơn vị hành chính cần tạo không gian phát triển mới nâng cao đời sống nhân dân
Thủ tướng cũng nhấn mạnh quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cần thực hiện chế độ, chính sách hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đối với người dân có liên quan – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 

Thủ tướng lưu ý thêm cần triển khai công việc bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; chú trọng giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa lịch sử, bản sắc của các địa phương, cộng đồng dân cư

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng, với sự thống nhất cao về nhận thức và các nhiệm vụ trọng tâm, khí thế, quyết tâm đạt được tại Hội nghị lần này, công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030 sẽ đạt được những kết quả toàn diện hơn; tiếp tục khẳng định tinh thần đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa, hướng tới xây dựng hệ thống chính trị thực sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ.

(Chinhphu.vn)



Nguồn

Cùng chủ đề

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc – NamDự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam – công trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với dự kiến tổng chi lên tới 70 tỷ USD sẽ mang lại tăng trưởng mỗi năm cho nền kinh tế thêm khoảng 0,97%. Lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, GTVT, Tài chính, Tổng công ty Đường sắt...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chuẩn bị cho kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Theo chương trình, kỳ họp sẽ tổ chức tại Nhà Quốc hội, theo 2 đợt. Đợt 1 từ ngày 21/10-13/11/2024; đợt 2 từ ngày 20/11 đến sáng ngày 30/11/2024. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành nhiều thời...

Đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp xúc cử tri huyện Kim Sơn

Dự buổi tiếp xúc có các đồng chí: Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hoàng...

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Kim Sơn thành phố Tam Điệp

Dự buổi tiếp xúc có các đồng chí: Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hoàng...

Cùng tác giả

Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (22/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Ngược lại, mức cao nhất khu vực là 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và TP Hà Nội. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo hơi tại...

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 hạt cát yêu thương

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 “hạt cát” yêu thươngGần 7 năm ròng rã trên hành trình tìm con, chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, quê Ninh Bình) có ý định bỏ cuộc, dù chặng đường ấy nhiều chông gai, ghập ghềnh. Tháng 6/2012, mối tình đẹp giữa cô giáo Bùi Thị Giang và chàng thủy thủ Trần Văn Thiên đã được đánh dấu bằng một đám cưới hạnh phúc sau...

giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (21/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, TP. Hà Nội và các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc đang bán heo hơi cao nhất khu vực với giá 63.000 đồng/kg. Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá...

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản...

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Cụ thể, công điện của Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp ngành Công...

Cùng chuyên mục

Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (22/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Ngược lại, mức cao nhất khu vực là 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và TP Hà Nội. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo hơi tại...

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 hạt cát yêu thương

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 “hạt cát” yêu thươngGần 7 năm ròng rã trên hành trình tìm con, chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, quê Ninh Bình) có ý định bỏ cuộc, dù chặng đường ấy nhiều chông gai, ghập ghềnh. Tháng 6/2012, mối tình đẹp giữa cô giáo Bùi Thị Giang và chàng thủy thủ Trần Văn Thiên đã được đánh dấu bằng một đám cưới hạnh phúc sau...

giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (21/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, TP. Hà Nội và các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc đang bán heo hơi cao nhất khu vực với giá 63.000 đồng/kg. Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá...

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản...

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Cụ thể, công điện của Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp ngành Công...

CLB Ninh Bình của Hoàng Đức gây bất ngờ khi thắng quá dễ, PVF-CAND chới với

Cuộc đối đầu giữa CLB PVF-CAND và đội Ninh Bình được chờ đợi diễn ra hấp dẫn. Bởi đây là màn so tài giữa 2 đội bóng được đánh giá là ứng cử viên vô địch và cùng đang đứng trong tốp 3 giải hạng nhất mùa này. Tuy nhiên, kịch bản bất ngờ đã xảy ra khi CLB Ninh Bình thắng tương đối dễ dàng.  Trên sân nhà, CLB PVF-CAND sớm “vỡ vụn” trước đội đầu bảng Ninh Bình....

Nhập viện phẫu thuật sau ăn 3 trái hồng ngâm

Ba ngày trước, người đàn ông 59 tuổi, quê Ninh Bình ăn ba quả hồng ngâm, sau đó đau bụng âm ỉ, đau từng cơn và bí trung đại tiện phải đến bệnh viện kiểm tra. Qua thăm khám và các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tắc ruột do bã thức ăn, với khối bã lớn trong dạ dày. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật mở bụng để làm tan bã thức...

Ba mươi lăm năm một tấm lòng, một tình yêu

Nhà giáo ưu tú Trần Ngọc Thảo xuất thân trong một gia đình có truyền thống nho giáo ba đời làm thầy đồ và đông y. Có lẽ, nhờ vậy mà dù trong hoàn cảnh nào, mạch nguồn cha ông cứ ngấm dần, bồi đắp lên một Trần Ngọc Thảo – một nhà sư phạm mẫu mực, một người thầy đáng kính của bao lứa học trò. Ngày ấy, năm 1937, do hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, bố...

Đội tuyển Việt Nam có gì ‘lạ’?

BỘ KHUNG DẦN LỘ DIỆN Chiều 18.11, Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) công bố danh sách 30 cầu thủ tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024. Dựa trên những đợt hội quân trước, chúng ta có thể thấy rõ rằng bộ khung đội tuyển VN dưới thời HLV Kim Sang-sik dần hoàn thiện với trục “xương sống”, Nguyễn Filip, Thành Chung, Nguyễn Thanh Bình, Quang Hải, Hoàng Đức, Tiến Linh. Đây đều là những cầu thủ được trao...

Ký kết văn kiện Dự án Nhân rộng phương pháp tiếp cận khu công nghiệp sinh thái để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

(MPI) – Ngày 15/11/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức Lễ ký kết Văn kiện Dự án “Nhân rộng phương pháp tiếp cận khu công nghiệp sinh thái để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam”. Tham dự có Thứ trưởng Đỗ Thành Trung, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass và Đại diện quốc gia UNIDO tại Việt Nam...

Tin nổi bật

Tin mới nhất