Powered by Techcity

Thêm bài học quý về phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị ứng phó với thiên tai


Bão số 3 với mức độ cuồng phong đã đi qua, may mắn bão không đổ bộ trực tiếp và trên địa bàn tỉnh cũng chưa ghi nhận thiệt hại lớn do bão. Tuy nhiên, qua công tác ứng phó với Bão số 3 đã khẳng định được năng lực phòng, chống thiên tai của tỉnh với hệ thống chỉ huy thống nhất, các lực lượng hoạt động hiệu quả, người dân có ý thức cao trong phòng, chống thiên tai. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo an toàn cho nhân dân và tài sản của nhà nước trong những đợt mưa bão tiếp theo.

Thêm bài học quý về phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị ứng phó với thiên tai

Lực lượng Bộ đội Biên phòng được huy động gia cố mái đê Bình Minh 3 (Kim Sơn) chủ động phòng, chống bão số 3. Ảnh: Trường Giang

Huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị 

Bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) ghi nhận là cơn bão có tốc độ tăng cấp nhanh nhất lịch sử, di chuyển nhanh đi vào Vịnh Bắc Bộ và dự báo tâm bão sẽ là Quảng Ninh và Hải Phòng. Ninh Bình cũng là một trong những tỉnh được dự báo chịu ảnh hưởng của gió mạnh và mưa lớn. 

Trước nguy cơ tác động của siêu bão, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh đã họp khẩn, triển khai các kế hoạch ứng phó cụ thể. Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 3 Công điện để chỉ đạo các cấp, ngành trong tỉnh triển khai các công việc, kịp thời ứng phó với các tình huống thực tế xảy ra. Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc với phương châm chủ động, tích cực. 

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có công văn chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền và toàn hệ thống chính trị của tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra. Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão. 

Cùng với đó, thực hiện các công điện của Chính phủ, UBND tỉnh, các cấp, các ngành, các cơ quan truyền thông đã tăng cường công tác thông tin về diễn biến và tính chất nguy hiểm, phức tạp của cơn bão số 3. Tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân nhận thức rõ mức độ nguy hiểm do bão số 3 gây ra; tránh tư tưởng phó mặc trong công tác phòng, chống bão cho cơ quan chức năng; nắm chắc diễn biến tình hình của bão và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bão hiệu quả, đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra. Chủ động tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”. 

Các huyện, thành phố đã chủ động ban hành văn bản, công điện về ứng phó với bão số 3; thành lập các đoàn tổ chức rà soát các trọng điểm xung yếu, các công trình thủy lợi, công trình xây dựng dở dang và tình hình sản xuất nông nghiệp. Việc huy động lực lượng, phương tiện và các nguồn lực khác được thực hiện nhanh chóng, kịp thời. 

Tại huyện Kim Sơn, địa phương ven biển, từ 19 giờ ngày 5/9, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã triển khai các tổ kiểm soát tại Trạm Biên phòng Cồn Nổi; các cống thuộc đê Bình Minh 3, đê Bình Minh 4 và đường ra Cồn Nổi; bắn pháo hiệu cảnh báo bão, thông báo để bà con ngư dân tạm dừng khai thác và sắp xếp neo đậu tàu thuyền tránh, trú. Cử lực lượng tuần tra, canh gác, hộ đê, đặc biệt là các trọng điểm công trình xung yếu trên địa bàn huyện. 

Đến 15 giờ ngày 6/9, toàn bộ 347 lao động/218 lều chòi từ đê Bình Minh 3 đến Cồn Mờ; hơn 2.300 nhân khẩu/hơn 1.400 hộ đang nuôi trồng thủy sản từ đê Bình Minh 2 đến đê Bình Minh 3 đã được di dời vào trong đê Bình Minh 2 an toàn. Cùng với đó 55 phương tiện tàu thuyền được đưa về nơi neo đậu. 

Tại huyện Nho Quan, vùng trọng điểm mưa lũ của tỉnh, toàn huyện có hơn 100 km đê sông, đê bao và gần 40 hồ lớn nhỏ. Do vậy, để đảm bảo an toàn, huyện đã cho kiểm tra, rà soát và triển khai trên thực tế các phương án hộ đê; phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu, đặc biệt là các vị trí đã xảy ra sự cố nhưng chưa được xử lý, khắc phục; các công trình đang thi công dở dang theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động, sẵn sàng ứng phó với ảnh hưởng của bão số 3. 

Tại huyện Gia Viễn, nơi tập trung nhiều khu, cụm công nghiệp trọng yếu của tỉnh, vấn đề tiêu úng tại những khu vực này được địa phương đặt lên hàng đầu. Để ứng phó với mưa bão, chính quyền địa phương đã hiệp đồng chặt chẽ với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh chủ động lên các phương án phối hợp, dự phòng về nguồn điện phục vụ vận hành thông suốt 3 trạm bơm tiêu úng trong các KCN, kịp thời tiêu thoát nước, đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. 

Cùng với sự vào cuộc chỉ đạo sát sao các cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng, Nhân dân trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia vào công tác phòng, chống bão. Các hộ gia đình đã chủ động gia cố nhà cửa, thu gom vật dụng ngoài trời, chuẩn bị lương thực, thực phẩm dự trữ. Các lực lượng dân phòng, thanh niên, phụ nữ đã tích cực tham gia tuần tra, canh gác, hỗ trợ người dân sẵn sàng ứng phó khi bão đổ bộ. 

Bài học kinh nghiệm và nhiệm vụ đặt ra 

Trưa, chiều ngày 7/9, bão số 3 đi vào đất liền, tuy không tác động trực tiếp đến tỉnh Ninh Bình nhưng trên địa bàn tỉnh cũng đã có gió cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10, lượng mưa từ 19 giờ ngày 5 đến 6 giờ ngày 8/9 dao động quanh mức 200 mm. Sau bão, ghi nhận hàng nghìn cây xanh, cây ăn quả bị gãy, đổ, nghiêng, hơn 500 ha lúa bị đổ (trong đó có 178 ha lúa đang vào chắc bị đổ ở huyện Yên Mô, Nho Quan là 366 ha); 65 ha rau bị dập nát tại Nho Quan, Yên Khánh, thành phố Ninh Bình. Nhìn chung, đến thời điểm này chưa ghi nhận thiệt hại nào lớn, tính mạng, tài sản của Nhân dân được đảm bảo an toàn. Điều này có được nhờ tinh thần chủ động, quyết liệt, sự chuẩn bị chu đáo và sự phối hợp nhịp nhàng của các lực lượng, trong việc ứng phó với cơn bão. 

Cũng qua cơn bão số 3, đã khẳng định được, công tác ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến rất lớn, từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa và phòng ngừa từ xa. Ở tình huống thực tế của cơn bão, các địa phương đã thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”; đồng thời vận hành nhuần nhuyễn cơ chế Đảng lãnh đạo, Chính quyền điều hành, các cơ quan, ban, ngành tham mưu; nêu cao tinh thần trách nhiệm và cộng đồng cùng trách nhiệm. Hệ thống chỉ huy thống nhất, các lực lượng hoạt động hiệu quả, người dân có ý thức cao trong phòng, chống thiên tai. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho Nhân dân trong những tình huống thiên tai tiếp theo có thể xảy ra. 

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan nhưng hiện nay, tình hình mưa lũ sau bão vẫn diễn biến phức tạp. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất vẫn còn cao. Do đó, các địa phương cần tiếp tục duy trì tình trạng sẵn sàng ứng phó, thường xuyên kiểm tra, rà soát các công trình, hệ thống thủy lợi để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố. 

Việc ứng phó thành công với bão số 3 là một bài học kinh nghiệm quý. Qua đó, cho thấy tầm quan trọng của công tác phòng, chống thiên tai và sự đoàn kết của cả hệ thống chính trị và Nhân dân. Trong thời gian tới, tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, bảo đảm an toàn cho Nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội. 

Trước mắt, nhiệm vụ cần làm ngay là tiếp tục theo dõi sát diễn biến của hoàn lưu cơn bão số 3, tình hình mưa, lũ sau bão. Huy động tối đa các trạm bơm tiêu úng trong trường hợp mưa lớn xảy ra. Rà soát các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố trên địa bàn, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư ứng phó. 

Các ngành, địa phương tiếp tục rà soát, tổng hợp thiệt hại, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Tăng cường cán bộ đi cơ sở hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật khôi phục sản xuất do ảnh hưởng của mưa bão. Tăng cường công tác dự tính, dự báo tình hình phát sinh sâu bệnh gây hại như: rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn… sau bão để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh đối với sản xuất nông nghiệp.

Song Nguyễn



Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/them-bai-hoc-quy-ve-phat-huy-suc-manh-cua-ca-he-thong-chinh/d20240908220047226.htm

Cùng chủ đề

Ninh Bình lan tỏa hoạt động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Từ rất sớm, các cán bộ, công chức, người lao động thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh đã nhanh chóng ủng hộ, hỗ trợ, mỗi người tối thiểu 1 ngày lương. Ngay sau đó, đã có hàng tỷ đồng...

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO – Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu vực phía...

Cùng tác giả

Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (22/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Ngược lại, mức cao nhất khu vực là 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và TP Hà Nội. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo hơi tại...

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 hạt cát yêu thương

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 “hạt cát” yêu thươngGần 7 năm ròng rã trên hành trình tìm con, chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, quê Ninh Bình) có ý định bỏ cuộc, dù chặng đường ấy nhiều chông gai, ghập ghềnh. Tháng 6/2012, mối tình đẹp giữa cô giáo Bùi Thị Giang và chàng thủy thủ Trần Văn Thiên đã được đánh dấu bằng một đám cưới hạnh phúc sau...

giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (21/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, TP. Hà Nội và các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc đang bán heo hơi cao nhất khu vực với giá 63.000 đồng/kg. Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá...

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản...

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Cụ thể, công điện của Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp ngành Công...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất