Powered by Techcity

Tháo gỡ nút thắt về vốn Tạo đà cho doanh nghiệp bứt phá những tháng cuối năm

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh có khoảng 6.216 doanh nghiệp đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký 186.481,6 tỷ đồng, số lao động đăng ký trong doanh nghiệp là 192.000 người. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động tập trung ở một số lĩnh vực như: Xây dựng; bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản…

Từ đầu năm 2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế của tỉnh vẫn tăng trưởng so với năm ngoái. Để có được kết quả này không thể không kể tới vai trò của cộng đồng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Dù từng bước phục hồi sản xuất, kinh doanh nhưng đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đủ khả năng trả hết khoản nợ đã được cơ cấu lại và khoản nợ đến hạn. Nguồn lực cạn kiệt là một trong những lý do khiến doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay để bổ sung vốn lưu động và đầu tư cho máy móc, công nghệ. Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, thu hẹp sản xuất, thậm chí phải đóng cửa, ngừng hoạt động do thiếu đơn hàng. 

Theo báo cáo của Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh: Đa số các doanh nghiệp chủ lực đều gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp thua lỗ như: Công ty TNHH May Đài Loan lỗ 27,9 tỷ đồng; Công ty Phoenix lỗ khoảng 15 tỷ đồng; Công ty Vienergy lỗ khoảng 50 tỷ đồng; sản lượng của nhiều doanh nghiệp giảm, trung bình từ 20 – 45% so với cùng kỳ năm 2022. 

Tháo gỡ nút thắt về vốn Tạo đà cho doanh nghiệp bứt phá những tháng cuối năm
Dây chuyền sản xuất ống xả tại Công ty TNHH JT Tube Việt Nam (Cụm công nghiệp Cầu Yên, thành phố Ninh Bình).

 

Trước những khó khăn đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Từ đầu năm đến nay, ngành Ngân hàng đã thực hiện 4 lần giảm lãi suất, việc hạ lãi suất các khoản vay mới và khoanh nợ cho khoản vay cũ cũng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. 

Ông Phạm Vương Đức Anh, Phó Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Ninh Bình cho biết: Trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay, Agribank chi nhánh tỉnh Ninh Bình đã thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cũng như các chương trình tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Cụ thể, có 116 khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ với tổng dư nợ 2.205 tỷ đồng. Miễn, giảm lãi cho 21.306 khách hàng, dư nợ miễn, giảm lãi là 11.976 tỷ đồng, số tiền lãi được miễn, giảm là 40,8 tỷ đồng. Thực hiện Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với các khoản vay của doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh, ngân hàng đã hỗ trợ lãi suất cho 13 khách hàng, doanh số cho vay là 21.640 triệu đồng, số lãi hỗ trợ là 184 triệu đồng.

Ông Nguyễn Minh Khôi, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh cho biết: Ngành Ngân hàng đã chủ động phát triển đa dạng các loại hình tín dụng, thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; ưu tiên tập trung vốn phát triển những ngành, lĩnh vực kinh tế trọng tâm theo từng giai đoạn phát triển, nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ.

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn cơ bản đảm bảo vốn tín dụng cho phát triển sản xuất và tiêu dùng, triển khai thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng theo chủ trương của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành. Đồng thời, tiếp tục thực hiện các giải pháp để giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay đối với các khoản cho vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản vay mới. 

Các chi nhánh ngân hàng đã tập trung đánh giá, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp để triển khai các giải pháp tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận, hấp thụ vốn tín dụng ngân hàng để phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh 10 tháng năm 2023 đạt 65.567 tỷ đồng, tăng 11,8% so với đầu năm, đáp ứng 57,5% tổng dư nợ tín dụng; tổng dư nợ cho vay ước đạt 113.988 tỷ đồng, tăng 4,1% so với đầu năm.

Bên cạnh đó, ngân sách Nhà nước đã bố trí kinh phí thực hiện các đề án với tổng kinh phí là 60.767 triệu đồng, trong đó: Các đề án khuyến công giai đoạn 2017-2023 là 30.694 triệu đồng, các đề án xúc tiến thương mại giai đoạn 2017-2023 là 19.452 triệu đồng; các đề án công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2021-2023 là 10.621 triệu đồng. Bố trí kinh phí thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-HĐND, ngày 15/7/2022 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025 là 216.000 triệu đồng. 

Nguồn lực từ ngân sách Nhà nước được sử dụng đúng mục đích đã hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất, xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu lao động, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, tăng doanh thu cho đơn vị, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. 

Tháo gỡ nút thắt về vốn Tạo đà cho doanh nghiệp bứt phá những tháng cuối năm
Sản xuất hàng xuất khẩu tại Công ty TNHH cói Thành Hóa, Yên Khánh.

 

Đặc biệt, vừa qua UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động xem xét, đánh giá, nhận diện những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, các ngành, các lĩnh vực để kịp thời có các giải pháp tháo gỡ, đặc biệt là vấn đề về vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp. 

Tăng cường phối hợp với ngành Ngân hàng trên địa bàn tỉnh trong triển khai các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cho vay đối với các lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Trong đó, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Bình đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các chương trình tín dụng theo gói hỗ trợ tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ 2 chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và Nghị quyết 11/NQ-CP, ngày 30/1/2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội… 

Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Ninh Bình tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan đẩy mạnh triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như: Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản (15.000 tỷ đồng); Chương trình tín dụng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo chung cư cũ (120.000 tỷ đồng); Chương trình hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (40.000 tỷ đồng) với các điều kiện cho vay kịp thời, thuận lợi, thông thoáng, linh hoạt, khả thi. 

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng. Chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tiếp tục triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 

Bài, ảnh: Nguyễn Thơm



Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Lễ tang đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết được tổ chức theo nghi lễ cấp Nhà nước

 Đại tướng Nguyễn Quyết. (Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng). Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết (tên khai sinh...

An táng Đại tướng Nguyễn Quyết tại Nghĩa trang Mai Dịch

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin Đại tướng Nguyễn Quyết (tên khai sinh Nguyễn Tiến Văn, sinh ngày 20-8-1922; quê quán xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; thường trú tại số nhà 02/4 Yecxanh, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội; tham gia cách mạng...

Ninh Bình kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực châu Á

Không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh đẹp, Ninh Bình còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa – lịch sử, là điểm đến hấp dẫn và là hình mẫu phát triển du lịch bền vững. Tràng An luôn là điểm đến thu hút du khách. Ảnh: Nguyễn Đăng Hào Chính sách đột phá hỗ trợ phát triển du lịch Xác định tiếp tục tập trung...

Nam Định phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm

Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định định hướng: Phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm, phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, là điểm đến an toàn, hấp dẫn của Vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Bộ. Xây dựng và từng bước khẳng định một số thương hiệu đặc thù của Nam Định; Tập...

Cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh đánh trọng tài khiến dân mạng phẫn nộ

video-element" data-id="1fOooKc_b_aVCjwRYiy8Jzp2jga_b_ca_b_c"> Cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh hành hung trọng tài ở trận đấu phong trào. Đoạn video cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh hành hung trọng tài gây xôn xao trên mạng xã hội. Đây là hình ảnh từ trận đấu thuộc một giải bóng đá phong trào diễn ra tại TP.HCM, được phát trực tiếp trên mạng xã hội. Dân mạng dễ dàng nhận ra cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh trong video. Anh từng là tiền đạo nổi...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất