Powered by Techcity

Tham vấn Đề án du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Cúc Phương


Nhân Ngày Quốc tế về rừng (21/3), với thông điệp “Rừng và đổi mới, sáng tạo”, Vườn quốc gia Cúc Phương tổ chức hội nghị tham vấn Đề án du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cúc Phương giai đoạn 2023-2030 và tiềm năng khai thác các sản phẩm cứu hộ, bảo tồn để phát triển du lịch sinh thái bền vững.

Dự hội nghị có lãnh đạo Cục Kiểm lâm, Cục Lâm nghiệp; lãnh đạo Sở Du lịch Ninh Bình, Hiệp hội Du lịch; UBND huyện Nho Quan và các huyện giáp ranh của tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa; các tổ chức bảo tồn, giáo dục thiên nhiên trong nước và quốc tế; các cơ quan, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.

Vườn Quốc gia Cúc Phương có diện tích 22.408 ha, là một trong những nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động, thực vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Bên cạnh sự đa dạng của thảm thực vật, hệ động vật Cúc Phương rất phong phú và độc đáo.

Đây là Vườn Quốc gia (VQG) đầu tiên của Việt Nam thực hiện nhiều sản phẩm du lịch sinh thái có trách nhiệm với môi trường, 5 năm liền được bình chọn là “Vườn quốc gia hàng đầu châu Á”.

Tuy nhiên, hiện nay VQG Cúc Phương vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong phát triển du lịch sinh thái, từ xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, truyền thông và quảng bá du lịch sinh thái theo hướng bền vững. Đến thời điểm hiện tại, Vườn chỉ hoạt động theo một hình thức duy nhất là tự tổ chức các loại hình du lịch, cung cấp dịch vụ cho du khách.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe tóm tắt dự thảo Đề án du lịch sinh thái VQG Cúc Phương giai đoạn 2023-2030. Theo đó, Đề án được xây dựng nhằm cụ thể hóa Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 29/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; cụ thể hóa phương án quản lý rừng bền vững Vườn Quốc gia Cúc Phương giai đoạn 2021 – 2030.

Tham vấn Đề án du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Cúc Phương
Đồng chí Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Bùi Chính Nghĩa báo cáo tóm tắt dự thảo Đề án du lịch sinh thái VQG Cúc Phương giai đoạn 2023-2030.

 

Quan điểm của Dự án là coi bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng số 1 của Vườn, là trọng tâm để phát triển du lịch, hướng tới du lịch sinh thái bền vững, lồng ghép và nâng cao kiến thức, giáo dục trải nghiệm về thiên nhiên, đa dạng sinh học, động vật hoang dã và các loài đặc hữu của Vườn Quốc gia  Cúc Phương tới du khách.

Trong đó phát triển du lịch là một công cụ hữu hiệu để tăng cường hiệu quả công tác bảo tồn, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức, tình yêu với thiên nhiên. Vì vậy cần nâng cao chất lượng trải nghiệm, chất lượng dịch vụ và tăng cường các hoạt động trải nghiệm, giáo dục, diễn giải môi trường một cách trực quan, sống động và thực tiễn; tiếp tục duy trì và phát huy danh hiệu VQG hàng đầu Châu Á.

Tham vấn Đề án du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Cúc Phương
Ông Adam Target, đại diện tổ chức Giáo dục trải nghiệm Châu Á phát biểu tại hội nghị.

 

Các đại biểu, chuyên gia đều cho rằng việc xây dựng “Đề án phát triển du lịch sinh thái VQG Cúc Phương giai đoạn 2023-2030” là yêu cầu cần thiết, tạo bước chuyển biến trong việc bảo tồn thiên nhiên và khai thác hợp lý các thế mạnh, tiềm năng của VQG Cúc Phương theo định hướng phát triển của ngành du lịch trong nước và địa phương, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội và tạo ra những trải nghiệm tốt cho du khách.

Ngoài ra các đại biểu cũng tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến giới hạn đón khách tại VQG Cúc Phương; phát triển kinh tế rừng với bảo tồn đa dạng sinh học, xây dựng các tour tuyến kết nối với vùng, khu vực… Nhiều ý kiến cho rằng bên cạnh phát triển du lịch cần đề cao ý thức bảo vệ môi trường của du khách, tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển tự nhiên của hệ động, thực vật tại Vườn. 

Mặt khác, người dân khu vực vùng đệm cần được đào tạo kỹ năng cơ bản để làm dịch vụ, du lịch. Đây là những ý kiến thẳng thắn, tâm huyết, góp phần hoàn thiện dự thảo, đảm bảo khoa học, xác đáng trước khi “Đề án phát triển du lịch sinh thái VQG Cúc Phương giai đoạn 2023 – 2030” được phê duyệt.

Cũng trong ngày 21/3, VQG Cúc Phương ra mắt bộ linh vật sử dụng trong giải chạy Cúc Phương Jungle Paths 2024 gồm: rùa sa nhân, tê tê vàng, sóc bụng đỏ Cúc Phương, voọc mông trắng và báo gấm. Mỗi loài động vật sẽ là biểu trưng, được sử dụng tại điểm xuất phát ở mỗi cung đường chạy.

Tham vấn Đề án du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Cúc Phương
VQG Cúc Phương ra mắt bộ linh vật sử dụng trong giải chạy Cúc Phương Jungle Paths 2024.

 

Việc gắn bộ linh vật vào giải chạy Cúc Phương Jungle Paths 2024 góp phần lan tỏa thông điệp về bảo tồn động vật hoang dã, bảo tồn thiên nhiên tới cộng đồng.

Giải chạy sẽ được tổ chức vào ngày mùng 6 và 7/4/2024 với 5 cự ly:10 km, 25 km, 42 km, 70 km và Coros 100 km.

Minh Hải – Minh Đường



Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Nhận định bóng đá Bình Phước vs Bà Rịa Vũng Tàu: Công Phượng cần bàn thắng

Vòng 4 giải hạng Nhất Quốc gia 2024/2025 chứng kiến cuộc đọ sức đáng chú ý giữa Trường Tươi Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu. Đây có thể xem là thử thách lớn nhất với thầy trò HLV Nguyễn Anh Đức kể từ đầu giải. Đội chủ nhà vẫn rất cần chiến thắng để bám đuổi đội đầu bảng Phù Đổng Ninh Bình. Trong khi đó, Công Phượng nóng lòng ghi bàn với tham vọng giành suất dự...

Kỳ vọng đường cao tốc đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

“Tôi nhớ từng gờ cầu, từng ổ voi trên quốc lộ 1. Chuyến nào chở hàng dễ vỡ, phải đi rón rén khổ lắm”, ông Nguyễn Đức Hùng nói trong lúc thưởng thức bát bún bò tại một cửa hàng gần nút giao Nghi Sơn (cao tốc Bắc – Nam qua Thanh Hóa). Bát bún được ông khoe là “từ ngày có đường cao tốc mới được dừng xe để ăn thong thả”. Ông Hùng là tài xế xe tải...

Không có Thanh Thúy vẫn cực hay

Ở những mùa giải trước đây, các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt, sau đó mới đến vòng chung kết tranh vô địch và trụ hạng. Kể từ mùa giải năm nay, giải đấu chỉ thi đấu một lượt, chia làm 2 giai đoạn. Ông Lê Trí Trường, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng chuyền VN (VFV), cho biết với thể thức mới, số trận sẽ ít hơn, tính cạnh tranh cao hơn, hạn chế tối đa việc...

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ảnh minh họa. (nguồn: Internet). Chính phủ vừa có Tờ trình số 767/TTr -CP đề nghị Quốc hội...

Tường minh Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Các nội dung liên quan đến Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam vừa được Bộ Giao thông – Vận tải làm rõ theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Phối cảnh đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam Làm rõ hướng tuyến dự án Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) vừa có Công văn số...

Cùng chuyên mục

Ninh Bình tổ chức Lễ hội khinh khí cầu với sự tham gia của các phi công nước ngoài

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội cho biết: Tính từ thời điểm Quần thể danh thắng Tràng An được vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên...

Du lịch Ninh Bình Bứt phá sau hơn 30 năm tái lập tỉnh

Nhiều quyết sách đột phá Ngay sau khi tái lập tỉnh năm 1992, Ninh Bình đã tiến hành lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 1995-2010 và được điều chỉnh năm 2007 cho giai đoạn đến...

Phát triển du lịch miền núi Thêm giải pháp bền vững cho ngành công nghiệp không khói Kỳ III Xây dựng hệ sinh thái...

Những điều kiện cần Thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư hạ tầng, xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch miền núi, du lịch xanh. Nhiều sản phẩm du lịch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất