Powered by Techcity

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 2030 tầm nhìn đến năm 2050

Tham dự còn có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ.

Về phía tỉnh Tây Ninh có ông Nguyễn Thành Tâm – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thị Minh, Lê Thị Bân; các Phó Bí thư Tỉnh ủy Phạm Hùng Thái, Nguyễn Thanh Ngọc, Nguyễn Mạnh Hùng, các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh, địa phương của tỉnh.

Dự hội nghị còn có các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh các thời kỳ, đại diện các tổ chức quốc tế, lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh, các doanh nghiệp, nhà đầu tư liên quan và phóng viên các cơ quan Thông tấn, báo chí của Trung ương và tỉnh.

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 20212030 tầm nhìn đến năm 2050
Chương trình văn nghệ chào mừng hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 

Trao quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Tây Ninh.  

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được ban hành kèm theo Quyết định số 1736/QĐ-TTg, ngày 29.12.2023 của Thủ tướng Chính phủ. Quy hoạch tỉnh Tây Ninh được lập, phê duyệt phù hợp với Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng như Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, thể hiện tư duy mới, tạo động lực và giá trị mới cho địa phương.

Quy hoạch tỉnh là căn cứ khoa học và công cụ pháp lý quan trọng để chính quyền tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo, thống nhất quản lý và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển. Đây cũng là cơ sở để xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đầu tư công trung hạn trên địa bàn tỉnh đảm bảo tính khách quan, khoa học; tổ chức không gian phát triển kinh tế – xã hội đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững.

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 20212030 tầm nhìn đến năm 2050
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Tây Ninh.

 

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 20212030 tầm nhìn đến năm 2050
Đồ họa Ngọc Trâm

 

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu đến năm 2030, Tây Ninh phấn đấu trở thành địa phương phát triển năng động, văn minh, có môi trường sống tốt, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, trở thành địa phương đáng đến và đáng sống. Tầm nhìn đến năm 2050, Tây Ninh trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển dựa vào công nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao; thương mại, du lịch phát triển và là cửa ngõ thương mại quốc tế của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Là tỉnh có hệ thống quản trị công hiệu quả, môi trường kinh doanh thân thiện, môi trường sống hấp dẫn dựa trên một hệ sinh thái bền vững và đa dạng.

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 20212030 tầm nhìn đến năm 2050
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thành Tâm phát biểu.

 

Để thực hiện được mục tiêu đề ra trong Quy hoạch, tỉnh xác định 7 đột phá phát triển của tỉnh gồm: phát triển hạ tầng; phát triển nguồn nhân lực; thể chế; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển bền vững: Tây Ninh xanh; phát triển du lịch; phát triển kinh tế dịch vụ. Quy hoạch tỉnh cũng xác định phương án tổ chức các hoạt động kinh tế – xã hội theo “3 vùng phát triển, 4 trục động lực, 1 vành đai an sinh xã hội”.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc cho biết, hội nghị công bố quy hoạch tỉnh diễn ra trong không khí các tỉnh, thành phố trong vùng Đông Nam Bộ hân hoan đón quy hoạch vùng Đông Nam Bộ vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và trao quyết định tại hội nghị điều phối vùng Đông Nam Bộ vào sáng ngày 5.5.

Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh có ý nghĩa quan trọng, nhằm để các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân biết, hiểu và thống nhất về nhận thức để triển khai thực hiện. Đồng thời kết hợp giới thiệu quảng bá những tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển của tỉnh; kêu gọi thu hút các nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại, tiên tiến từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh, thúc đẩy kinh tế – xã hội địa phương phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.

Thông qua Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Tây Ninh truyền tải thông điệp: “Tây Ninh phát triển năng động, văn minh, có môi trường sống tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu; Tây Ninh có hệ thống quản trị công hiệu quả, môi trường kinh doanh thân thiện; Tây Ninh Xanh; Môi trường sống hấp dẫn; Cửa ngõ thương mại quốc tế; Điểm đến hấp dẫn; Nhanh, toàn diện và bền vững”.

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 20212030 tầm nhìn đến năm 2050
Đồ họa Ngọc Trâm

 

Huy động mọi nguồn lực hợp pháp để thực hiện quy hoạch

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao công tác chuẩn bị hội nghị công bố Quy hoạch của tỉnh và hội nghị điều phối vùng Đông Nam Bộ lần thứ 3.

Thủ tướng Chính phủ cho biết hiện nay cả nước có 110 quy hoạch được thẩm định, phê duyệt, trong đó có quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch của 6 vùng và cơ bản hoàn thành các quy hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quy hoạch mang tính dẫn dắt, định hướng phát triển đồng bộ từ Trung ương đến các vùng, các tỉnh, thành phố và sẽ có thêm quy hoạch không gian biển, quy hoạch các ngành.

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 20212030 tầm nhìn đến năm 2050
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị.

 

Quy hoạch sẽ giúp khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, xác định rõ tiềm năng, lợi thế nổi trội, khác biệt của địa phương để tập trung phát triển và hóa giải những khó khăn, thách thức. Do đó, quy hoạch phải có tư duy đổi mới, đột phá, tầm nhìn chiến lược, định hướng phát triển cả trước mắt và lâu dài; quy hoạch phải đi trước một bước, quy hoạch xây dựng tổng thể nhưng thực hiện lại theo phân kỳ.

Để thực hiện quy hoạch tỉnh, Thủ tướng Chính phủ đề nghị tỉnh Tây Ninh công khai quy hoạch; xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch và huy động mọi nguồn lực hợp pháp để thực hiện quy hoạch.

Thủ tướng Chính phủ biểu dương thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh tỉnh Tây Ninh và lưu ý trong thời gian tới, Tây Ninh tiếp tục bám sát quy hoạch để thực hiện tốt “3 động lực tăng trưởng” truyền thống: đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng và bổ sung thêm những động lực mới từ kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức và chia sẻ.

Tây Ninh cũng cần thực hiện “2 tăng cường” (tăng cường đầu tư đào tạo, phát triển yếu tố con người gắn với bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường kết nối vùng, khu vực, đất nước, quốc tế); “3 đẩy mạnh” (đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng chiến lược toàn diện, bao trùm trên các lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa; đẩy mạnh phát triển công nghiệp phục vụ chế biến, chế tạo; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và lập nghiệp) và “5 đảm bảo” (đảm bảo tính tuân thủ, tính đồng bộ, tính liên kết, tính ổn định, kế thừa, phát triển và tính linh hoạt, sáng tạo, mở rộng của quy hoạch).

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 20212030 tầm nhìn đến năm 2050
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tặng hoa chúc mừng tỉnh Tây Ninh và chụp hình lưu niệm cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh.

 

Thủ tướng Chính phủ đề nghị tỉnh phát huy tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới tư duy; tập trung cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và các chỉ số chỉ số cải cách hành chính. Đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư, phải phát huy tinh thần “3 cùng” (cùng lắng nghe, thấu hiểu; cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động; cùng làm, cùng hưởng, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ).

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành Trung ương phải chủ động, tích cực hỗ trợ Tây Ninh hiện thực hóa quy hoạch.

(Theo Báo Tây Ninh)



Nguồn

Cùng chủ đề

Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển

Ngày 15.12, tại TP.Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ TN-MT tổ chức hội nghị công bố quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và triển khai tổng kết luật TN-MT biển và hải đảo. Vùng bờ là điểm tựa vững chắc để tiến ra biển Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN-MT Đỗ Đức Duy cho biết, ngày 7.10.2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban...

Thủ tướng: Không lấy việc đấu thầu làm nơi trú ẩn an toàn cho tiêu cực

Chiều 6/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải chủ trì Phiên họp lần thứ 15 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp được tổ chức trực tiếp tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ; trực tuyến với 44 tỉnh, thành phố có các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận...

Công bố quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa thể thao và quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 2030 tầm...

Hội nghị được kết nối trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên...

Cùng tác giả

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh – sạch – đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình mà còn là mô hình để truyền cảm hứng, thúc đẩy việc bảo vệ, gìn giữ các tài sản quý báu của nhân loại. Tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục có nhiều...

Ngắm Tràng An vào mùa thu với khung cảnh non nước hữu tình đẹp lay động lòng người

Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi trái đất, khí hậu đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động. Ngoài ra danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư...

Lấy ý kiến sự hài lòng người dân Ninh Bình xây dựng nông thôn mới sau 13 năm, kết quả thế nào?

Cụ thể, hơn 13 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỉnh Ninh Bình luôn nêu cao vai trò chủ thể của Nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý của người dân về kết quả nông thôn mới tỉnh Ninh Bình Qua đó, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến đường bộ ven biển Thái Bình

Theo đó, Chính phủ quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án hơn 4,8 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 1 nghìn tỷ đồng so với Quyết định số 348 ban hành ngày 28/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định tổng mức đầu tư của dự án là hơn 3,8 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn bao gồm vốn ngân sách Trung ương hơn 1,1 nghìn tỷ đồng, vốn ngân sách...

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết...

Cùng chuyên mục

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh – sạch – đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình mà còn là mô hình để truyền cảm hứng, thúc đẩy việc bảo vệ, gìn giữ các tài sản quý báu của nhân loại. Tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục có nhiều...

Ngắm Tràng An vào mùa thu với khung cảnh non nước hữu tình đẹp lay động lòng người

Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi trái đất, khí hậu đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động. Ngoài ra danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư...

Lấy ý kiến sự hài lòng người dân Ninh Bình xây dựng nông thôn mới sau 13 năm, kết quả thế nào?

Cụ thể, hơn 13 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỉnh Ninh Bình luôn nêu cao vai trò chủ thể của Nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý của người dân về kết quả nông thôn mới tỉnh Ninh Bình Qua đó, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến đường bộ ven biển Thái Bình

Theo đó, Chính phủ quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án hơn 4,8 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 1 nghìn tỷ đồng so với Quyết định số 348 ban hành ngày 28/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định tổng mức đầu tư của dự án là hơn 3,8 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn bao gồm vốn ngân sách Trung ương hơn 1,1 nghìn tỷ đồng, vốn ngân sách...

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết...

Du lịch tự túc lên ngôi mùa Tết

Gia đình chị Đ.H. (TP.HCM) từng lái xe ra miền Bắc đón Tết. Trong ảnh: chuyến tham quan Đền Hùng, Phú Thọ dịp tết 2024 – Ảnh: T.T.D. Các gia đình đã có những cách đón Tết khác nhau, tận dụng hiệu quả kỳ nghỉ kéo dài 9 ngày trong bối cảnh “co kéo” túi tiền do kinh tế chung vẫn còn nhiều khó khăn. Theo các công ty du lịch, nhiều du khách ưa chuộng các hình thức tour F&E...

Vĩnh Phúc dẫn đầu tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia, Hà Nội không lọt top 10

Theo thống kê kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 – 2025, Vĩnh Phúc dẫn đầu cả nước với 87/98 thí sinh dự thi đoạt giải (tỷ lệ 88,8%). Trong đó 4 giải nhất, 34 giải nhì, 29 giải ba, còn lại giải khuyến khích. Năm ngoái, Vĩnh Phúc này đứng vị trí thứ 2 sau Thanh Hóa. Tỉnh đứng thư 2 cả nước năm nay là Hải Dương với 97/110 thí sinh tham gia đoạt...

Phó Thủ tướng: Xây dựng Hoa Lư thành đô thị “Di sản thiên niên kỷ”

Tối 19/1, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ công bố thành lập thành phố Hoa Lư và công nhận thành phố Hoa Lư là đô thị loại I. Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu rõ, ngày 10/12/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025, trong đó thành lập thành phố Hoa Lư trên...

Còn “mặn mà” xét tuyển qua thi đánh giá năng lực, tư duy?

Trong 2 ngày 18 và 19-1, Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy 2025 cho 14.000 thí sinh. Theo PGS-TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội, năm 2025, trường giảm còn 3 đợt thi nhưng tăng số kíp thi ở mỗi đợt. Hướng đến mục tiêu phân loại cao Thí sinh dự thi đợt 1 của ĐH Bách khoa Hà Nội chủ yếu đến từ các tỉnh phía...

Tuyến “cháy vé”, tuyến vắng vẻ

“Cháy” vé xe khách chặng dài Ngày 19/1, khảo sát của PV Báo Giao thông, tuyến Hà Nội – Sơn La, Hà Nội – Điện Biên, hãng xe Hải Vân hầu hết đã kín giường ở tất cả các chuyến. Trong các ngày tiếp theo từ 19/1 – 27/1, trên website đặt vé của hãng xe này cũng ghi nhận tương tự ở hầu hết các chuyến. Dịp cận Tết, trong các ngày 19/1 – 27/1, hầu hết các chuyến xe Mỹ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất