Powered by Techcity

Tạo động lực khích lệ nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi


Những năm qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, hỗ trợ và đồng hành cùng nông dân trong phát triển kinh tế, tạo động lực thi đua, khơi dậy ý chí vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu và chung sức xây dựng quê hương. Qua đó, góp phần quan trọng thúc đẩy nông nghiệp phát triển, xây dựng nông thôn văn minh.

Chiếm 78% dân số toàn tỉnh, nông dân Ninh Bình được xem là lực lượng lao động dồi dào ở địa phương. Vì vậy, làm thế nào để khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo và ý chí vươn lên của nông dân để họ có thể tham gia một cách chủ động, tích cực vào các phong trào thi đua luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cấp Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình trong nhiều năm qua.         

Để xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của nông dân, Hội Nông dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp Hội thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên. Trong đó tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Đây cũng được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm tạo động lực động viên, khích lệ hội viên nông dân tích cực thi đua lao động, sản xuất. 

Theo đó, ngoài việc tuyên truyền, vận động nông dân lựa chọn các phương thức sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện của từng hộ, từng địa phương, các cấp Hội tập trung hỗ trợ nông dân khắc phục những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, nhất là về vay vốn; vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể. Tích cực, chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để Hội Nông dân tham gia xây dựng và triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.

Tạo động lực khích lệ nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi
Mô hình kinh doanh đá mỹ nghệ thủ công của hội viên nông dân xã Ninh Vân (Hoa Lư) tạo việc làm cho nhiều người dân địa phương. Ảnh: Trường Giang 

 

Bà Lương Thị Thịnh, ở thôn Xuân Phúc, xã Ninh Vân (Hoa Lư) – Chủ cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ Thịnh Vượng chia sẻ: Trước đây gia đình tôi và đa số nông dân địa phương chủ yếu lựa chọn nghề nông làm nghề chính để mưu sinh. Nhưng khi Nhà nước thu hồi một phần đất nông nghiệp để xây dựng cụm công nghiệp, ban đầu nhiều nông dân lúng túng trong lựa chọn ngành nghề. Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự tuyên truyền của các cấp Hội Nông dân, vợ chồng tôi quyết định xây dựng mô hình sản xuất đá mỹ nghệ trên chính mảnh đất quê hương. 

Với ý chí vươn lên, bà Thịnh cũng là một trong những hộ đi đầu trong việc phát triển kinh tế và ủng hộ chủ trương quy hoạch làng nghề của xã. Bà là một trong những chủ cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ đầu tiên di dời cơ sở từ khu dân cư ra khu quy hoạch làng nghề đá Ninh Vân, tạo động lực cho các gia đình khác mạnh dạn đầu tư, góp phần duy trì, phát triển làng nghề bền vững.

Bà Thịnh cho biết thêm: Quá trình phát triển kinh tế, tôi may mắn được các cấp Hội Nông dân hỗ trợ vay vốn từ nguồn Quỹ hỗ trợ Nông dân với tổng số vốn trên 2 tỷ đồng. Qua đó, giúp cơ sở có điều kiện đầu tư ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất như: Mua máy xẻ đá, máy tiện, máy cắt đá, máy bổ đá, máy mài… Hiện Cơ sở đá mỹ nghệ Thịnh Vượng tạo việc làm cho 8 lao động thường xuyên với thu nhập trung bình từ 8-12 triệu đồng/người/tháng và hàng chục lao động thời vụ ở địa phương.

Không chỉ làm giàu cho riêng mình, bà Thịnh còn vận động, thành lập Tổ hợp tác Sản xuất chế tác đá mỹ nghệ với 35 thành viên, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh. Ghi nhận những nỗ lực, thành tích và những đóng góp cho phong trào nông dân, mới đây bà Lương Thị Thịnh đã được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn là 1 trong 100 Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023.

Nhằm tạo hiệu ứng, sức lan tỏa cho phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, các cấp Hội đã chú trọng tuyên truyền, biểu dương các gương điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi. Qua đó góp phần khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, động viên hội viên, nông dân hăng hái tham gia phong trào một cách tích cực, hiệu quả. Hằng năm đã có trên 100 nghìn hộ nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu “Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp. 

Trong 5 năm (2017-2022), toàn tỉnh đã có 29.744 hộ đạt danh hiệu “Hộ Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp. Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh có 334 hộ nông dân có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm (tăng 291 hộ so với nhiệm kỳ trước), nhiều hộ nông dân được Hội Nông dân, UBND các cấp biểu dương, khen thưởng. 

Không chỉ tuyên truyền, khuyến khích nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi mà nhiều năm qua, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh còn tích cực vận động hội viên phát huy truyền thống tương thân, tương ái “lành đùm lá rách” chung tay giúp đỡ hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn để “không ai bị bỏ lại phía sau”. 

Trong 5 năm qua (2018-2023), các cấp Hội đã xây dựng 317 mô hình giảm nghèo bền vững. Cùng với đó, các cấp Hội vận động hội viên giúp nhau gần 27.000 ngày công, hỗ trợ giống, cây con, vật tư nông nghiệp… với tổng trị giá gần 3 tỷ đồng. Đồng thời hỗ trợ nông dân tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi… qua đó đã giúp đỡ 3.579 hộ nông dân vươn lên thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đến cuối năm 2022 còn 2,36%.

Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trong tỉnh phát động rộng khắp trở thành điểm nhấn trong công tác Hội và phong trào nông dân Ninh Bình thực hiện Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân tỉnh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2018-2023. 

Thông qua phong trào đã tạo mối liên kết giữa các hộ nông dân ngày càng chặt chẽ, tạo điều kiện để thực hiện tái cơ cấu và sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Phong trào đã góp phần hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của hội viên, nông dân để hình thành mô hình kinh tế trang trại, xây dựng các mô hình cây trồng, con nuôi có hiệu quả kinh tế cao thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. 

Trong 5 năm qua, các cấp Hội đã vận động hội viên nông dân thành lập được 78 HTX, 133 Tổ hội nghề nghiệp, 331 tổ hợp tác. Các tổ chức kinh tế tập thể này hoạt động ở đa dạng ngành nghề, xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu sản xuất theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường.

Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã thực sự có sức hút và lan tỏa rộng khắp, thúc đẩy việc đổi mới phương thức tập hợp nông dân, nâng cao hiệu quả các hoạt động và chất lượng tổ chức Hội Nông dân các cấp trong tỉnh. Vai trò và vị thế của tổ chức Hội ngày càng được khẳng định, góp phần khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của nông dân, thực sự là nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

     Mai Lan 



Nguồn

Cùng chủ đề

65 năm thực hiện lời Bác Nông nghiệp Ninh Bình đổi mới vươn xa

Thủy lợi-Đòn bẩy cho phát triển nông nghiệp Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng người nông dân và coi phát triển nông nghiệp là một tất yếu khách quan, là cơ sở để phát triển các...

Cùng tác giả

Công Phượng có ‘giải mã’ Bà Rịa-Vũng Tàu như Hoàng Đức?

Trận đấu này sẽ được diễn ra lúc 18 giờ ngày 14.11 trên sân Bình Phước, mảnh đất lành với cá nhân Công Phượng. Tiền đạo quê Nghệ An đã ghi 3 bàn trong 2 trận được thi đấu tại đây. Trong khi đó, ở 2 lần chơi trên sân khách, anh đều chơi không quá nổi bật. Đó là lý do đầu tiên để nhiều người tin rằng Phượng sẽ lại “nở hoa” ở cuộc đối đầu sắp...

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Thị trường tiếp tục đi ngang, giao dịch quanh mốc gần 62.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 12/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì đi ngang so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 12/11/2024 duy trì đi ngang Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000...

Công bố Cúp Chiến thắng 2024 lần thứ 8

Danh sách đề cử các hạng mục giải thưởng Cúp Chiến thắng 2024 *Nữ VĐV của năm: 1) Diệp Thị Hương (canoeing, Vĩnh Phúc) giành 1 HCV giải vô địch châu Á, 1 HCV U23 châu Á 2) Phạm Thị Huệ (rowing, Đà Nẵng) giành 1 HCV thuyền đôi giải vô địch châu Á, đoạt suất và lọt...

Năm 2025 sẽ khởi công đoạn cao tốc gần 20.000 tỉ đồng nối Nam Định – Thái Bình

Phối cảnh cầu vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Ảnh: Bộ GTVT Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp thực hiện dự án) đã ký phê duyệt quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự án có tổng mức đầu tư bao...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất