Powered by Techcity

Tăng yếu tố văn hóa ưu tiên du lịch xanh


Là vùng đất ken dày các di tích lịch sử và các danh thắng nổi tiếng, Ninh Bình xác định lấy văn hóa di sản làm nòng cốt, đặc trưng để xây dựng sản phẩm du lịch xanh, thân thiện, bền vững. Đây cũng chính là định hướng quan trọng đã và đang đưa du lịch Ninh Bình phục hồi, phát triển, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Bùi Văn Mạnh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Du lịch về vấn đề này. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

Phóng viên (P.V): Xin đồng chí cho biết những kết quả về du lịch hiện nay đã đóng góp như thế nào đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh? 

Đồng chí (Đ/c) Bùi Văn Mạnh: Du lịch phát triển có những đóng góp không nhỏ trong cơ cấu GRDP toàn tỉnh, bước đầu tạo được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tăng tỷ trọng khối dịch vụ, thúc đẩy nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác phát triển; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch phát triển cả về số lượng và chất lượng; các chỉ tiêu về lượt khách, doanh thu du lịch, số lao động trong ngành du lịch đều tăng cao. 

Du lịch đã nhận diện được tiềm năng, thế mạnh riêng nổi trội, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch văn hóa, tâm linh và sinh thái nghỉ dưỡng; từng bước xây dựng cơ chế chính sách để phát triển du lịch nhanh và hiệu quả gắn với Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, văn hóa và con người vùng đất Cố đô Hoa Lư. 

Tỉnh Ninh Bình đã thực sự trở thành “điểm sáng” trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới, thuộc 10 địa phương có lượng khách đến cao nhất cả nước; nhiều chuyên trang du lịch uy tín quốc tế bình chọn, nhắc đến như là địa phương duy nhất của Châu Á góp mặt và đứng thứ 7 trong danh sách 10 vùng đất thân thiện nhất thế giới năm 2023; Vườn Quốc gia Cúc Phương 5 năm liên tiếp (từ 2019-2023) được công nhận là Công viên Quốc gia hàng đầu Châu Á,… Qua đó, góp phần quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa của vùng đất, con người Cố đô Hoa Lư đến bạn bè trong nước và thế giới. 

Trong 11 tháng năm 2023, toàn tỉnh ước đón trên 6,24 triệu lượt khách, doanh thu đạt trên 6.000 tỷ đồng, sớm đạt và vượt kế hoạch năm (năm 2023 Ninh Bình phấn đấu đón 5,35 triệu lượt khách, doanh thu trên 5.100 tỷ đồng). 

P.V: Những kết quả này càng khẳng định du lịch Ninh Bình đang là điểm sáng trên bản đồ du lịch và cũng là điểm sáng trong bức tranh kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, đâu là những khó khăn, thách thức khiến du lịch Ninh Bình chưa thể bứt phá mạnh mẽ? 

Đ/c Bùi Văn Mạnh: Thời gian qua, Ngành đã đoàn kết, nỗ lực, đổi mới, sáng tạo để đưa du lịch tỉnh nhà phục hồi, phát triển, từng bước trở thành “điểm sáng” trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay du lịch Ninh Bình đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. 

Trên thế giới, tình hình quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina, sự sụt giảm kinh tế thế giới làm ảnh hưởng đến ngành du lịch nói chung và du lịch Ninh Bình nói riêng. Ngoài ra, hiện nay nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới có chính sách thông thoáng, trợ giá cho du khách khi đi du lịch. Đây là thách thức lớn đối với nước ta khi câu chuyện “đi tour nước ngoài còn rẻ hơn nội địa” đã được nhắc đến nhiều trong thời gian qua. 

Trong nước, nhiều địa phương xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực, đòn bẩy phát triển kinh tế-xã hội. Vì vậy, các địa phương, điểm đến đều tập trung nguồn lực đầu tư phát triển ngành công nghiệp không khói. Sự phát triển này vừa tạo tính liên kết, tích cực nhưng cũng là sự cạnh tranh, đối trọng giữa các địa phương trong việc thu hút khách. Thực tế này có thể dẫn đến nguy cơ phát triển du lịch “quảng canh”, khai thác tài nguyên tự nhiên quá mức, giá trị gia tăng thấp, thách thức trong vấn đề đảm bảo hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo tồn và phát huy giá trị Di sản… 

Ngoài ra, du lịch của tỉnh chưa có nhiều sản phẩm mới, sản phẩm đẳng cấp quốc tế, phục vụ thị trường khách có khả năng chi trả cao; ngành thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao do xa trung tâm đào tạo lớn; một số doanh nghiệp chưa tập trung đầu tư nghiên cứu bài bản để phát triển các sản phẩm mang nhiều giá trị văn hóa, chiều sâu. 

Tăng yếu tố văn hóa ưu tiên du lịch xanh
Khách du lịch tham quan Khu du lịch Hang Múa. Ảnh: Minh Đường

 

P.V: Giữa bối cảnh khó khăn như vậy, Ninh Bình chọn “chất liệu” gì để xây dựng các sản phẩm mới, hấp dẫn du khách? 

Đ/c Bùi Văn Mạnh: Ninh Bình có tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú và hấp dẫn. Với 3/4 diện tích là đồi núi, địa hình karst đa dạng, hệ động, thực vật phong phú đã hình thành nhiều khu du lịch có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nổi tiếng. Nơi đây sở hữu Di sản thế giới kép đầu tiên và duy nhất của Đông Nam Á là Quần thể danh thắng Tràng An. Ninh Bình cũng là vùng đất cổ của người Việt, nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến với truyền thống lịch sử văn hóa quý báu. Bên cạnh đó, nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa phi vật thể nổi tiếng, là cái nôi của nghệ thuật hát xẩm, hát chèo cùng văn hóa ẩm thực độc đáo… với nhiều lễ hội, làng nghề truyền thống, đặc sắc. 

Với những giá trị như vậy, tỉnh Ninh Bình xác định “văn hóa Di sản” là chất liệu, là nguồn lực, lợi thế để phát triển du lịch. Du lịch văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy giá trị Di sản là một trong những trụ cột chính, mang tính hạt nhân để dẫn dắt thu hút đầu tư cũng như thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực. 

Thời gian tới, ngành Du lịch tiếp tục tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch có “hàm lượng văn hóa cao”, nâng cao chất lượng dịch vụ, coi chất lượng các sản phẩm du lịch, dịch vụ là lợi thế cạnh tranh, chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu điểm đến du lịch bằng sản phẩm độc đáo, môi trường du lịch an toàn, thân thiện và hấp dẫn. Trong đó, xác định con người là trung tâm, là mục tiêu của phát triển bền vững, ngành sẽ tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, phối hợp để tăng cường sinh kế bền vững cho người dân tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch, nhất là người dân trong vùng di sản, cộng đồng; đẩy mạnh thu hút đầu tư các dự án du lịch nhất là các dự án nghỉ dưỡng cao cấp; tăng cường công tác quản lý đối với các khu điểm du lịch; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không thể tái tạo, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học,… 

Ngành quyết tâm thực hiện các giải pháp đồng bộ, khoa học và có hiệu quả nhằm tiếp tục duy trì những kết quả đã đạt được, phát triển du lịch Ninh Bình theo hướng xanh và bền vững để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng xuyên suốt của tỉnh. 

Phóng viên: Xin cảm ơn đồng chí! 

Minh Hải (thực hiện)



Nguồn

Cùng chủ đề

CLB Ninh Bình của Hoàng Đức gây bất ngờ khi thắng quá dễ, PVF-CAND chới với

Cuộc đối đầu giữa CLB PVF-CAND và đội Ninh Bình được chờ đợi diễn ra hấp dẫn. Bởi đây là màn so tài giữa 2 đội bóng được đánh giá là ứng cử viên vô địch và cùng đang đứng trong tốp 3 giải hạng nhất mùa này. Tuy nhiên, kịch bản bất ngờ đã xảy ra khi CLB Ninh Bình thắng tương đối dễ dàng.  Trên sân nhà, CLB PVF-CAND sớm “vỡ vụn” trước đội đầu bảng Ninh Bình....

Năm 2025 sẽ khởi công đoạn cao tốc gần 20.000 tỉ đồng nối Nam Định – Thái Bình

Phối cảnh cầu vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Ảnh: Bộ GTVT Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp thực hiện dự án) đã ký phê duyệt quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự án có tổng mức đầu tư bao...

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Toàn cảnh buổi gặp gỡ báo chí về Giải Golf Di sản lần thứ nhất – Ninh Bình năm 2024. (Ảnh: Gia Thành) Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình và Công ty Cổ phần truyền thông đối ngoại Việt Nam chủ trì, phối hợp với Báo Văn hóa, Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam tổ chức. Giải Golf di sản lần thứ nhất là hoạt động thiết thực chào mừng và hưởng ứng Ngày...

Ninh Bình, Sơn La có tân giám đốc công an tỉnh

Chiều ngày 4/11/2024, tại Công an tỉnh Ninh Bình, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đối với Đại tá Đinh Việt Dũng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo...

Phát triển Văn hóa ẩm thực Du lịch bền vững

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình Dương Thị Thanh cho biết, du lịch ẩm thực đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành du lịch của Ninh Bình, do là một trong những điểm đến nổi bật nhờ nền ẩm thực phong phú, đa dạng và đặc trưng với nhiều món ăn nổi tiếng, chứa đựng chiều sâu văn hóa, đậm nét truyền thống của vùng đất Cố...

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội Armenia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Sáng 23/11, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan và Đoàn đại biểu Quốc hội Cộng hòa Armenia rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tiễn Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan và Đoàn tại sân bay Nội Bài có: Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình; Đại sứ Armenia tại Việt Nam Suren Baghdasaryan. Trong thời gian thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch...

Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (22/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Ngược lại, mức cao nhất khu vực là 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và TP Hà Nội. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo hơi tại...

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 hạt cát yêu thương

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 “hạt cát” yêu thươngGần 7 năm ròng rã trên hành trình tìm con, chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, quê Ninh Bình) có ý định bỏ cuộc, dù chặng đường ấy nhiều chông gai, ghập ghềnh. Tháng 6/2012, mối tình đẹp giữa cô giáo Bùi Thị Giang và chàng thủy thủ Trần Văn Thiên đã được đánh dấu bằng một đám cưới hạnh phúc sau...

giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (21/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, TP. Hà Nội và các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc đang bán heo hơi cao nhất khu vực với giá 63.000 đồng/kg. Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá...

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản...

Cùng chuyên mục

Ninh Bình tổ chức Lễ hội khinh khí cầu với sự tham gia của các phi công nước ngoài

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội cho biết: Tính từ thời điểm Quần thể danh thắng Tràng An được vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên...

Du lịch Ninh Bình Bứt phá sau hơn 30 năm tái lập tỉnh

Nhiều quyết sách đột phá Ngay sau khi tái lập tỉnh năm 1992, Ninh Bình đã tiến hành lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 1995-2010 và được điều chỉnh năm 2007 cho giai đoạn đến...

Phát triển du lịch miền núi Thêm giải pháp bền vững cho ngành công nghiệp không khói Kỳ III Xây dựng hệ sinh thái...

Những điều kiện cần Thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư hạ tầng, xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch miền núi, du lịch xanh. Nhiều sản phẩm du lịch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất