Powered by Techcity

Sáng tạo các sản phẩm mang đậm văn hóa Việt từ những chiếc đài sen


Từ niềm say mê với cây hoa sen và nghệ thuật thủ công truyền thống, anh Kiều Cao Dũng (Thạch Thất, Hà Nội) đã hợp tác với một Công ty ở Ninh Bình để thực hiện ý tưởng táo bạo là làm giấy từ những chiếc đài sen bỏ đi. Và từ loại giấy đó anh lại tiếp tục sáng tạo ra nhiều sản phẩm mang đậm văn hóa Việt khác như: hoa sen giấy, quạt giấy….

Ròng rã gần 5 năm kiếm tìm nguyên liệu phù hợp

Là một chuyên gia trong ngành quản trị khách sạn, có việc làm ổn định với mức thu nhập hàng nghìn USD/tháng, tuy nhiên đam mê với nghệ thuật thủ công truyền thống đã kéo Kiều Cao Dũng rẽ sang một hướng đi hoàn toàn mới. Năm 2016 anh bắt đầu thử thách mình với dự án “Viết tiếp phần đời cho sen”. Theo đó, anh đã nghiên cứu, làm thành công chiếc nón lá từ lá sen và biến bông sen thành “bất tử” (lưu giữ hình hài, màu sắc của một bông sen tươi).

Lưu giữ truyền tải văn hóa Việt từ sản phẩm đài sen
Sau khi nông dân lấy hết hạt những chiếc đài sen được anh Kiều Cao Dũng gom nhặt về, tận dụng để làm giấy.

 

Sau đó, năm 2018, tình cờ trong một chuyến khảo sát vùng nguyên liệu, Kiều Cao Dũng thấy người dân thu hoạch hạt sen và đổ bỏ đi hàng tấn xác đài sen. Cảm thấy quá lãng phí, trong khi thành phần của đài sen có rất nhiều chất xơ nên anh Dũng đã nảy ra ý tưởng làm tại sao không làm giấy từ loại nguyên liệu này.

 

“Thử thách lớn nhất khi làm giấy từ đài sen là làm thế nào để những sợi xơ sen có thể gắn kết với nhau. Tôi đã mất gần 5 năm đi khắp các vùng miền, các dân tộc có nghề làm giấy trên đất nước Việt Nam để tìm hiểu cách làm giấy truyền thống và tìm kiếm loại nguyên liệu kết dính phù hợp, thử dùng chất nhầy từ cây mò, cây dây trơn,… nhưng đều không được. Đúng lúc nản chí muốn bỏ cuộc thì tình cờ tôi biết đến bột cây bời lời, một loại bột mà người dân làm hương truyền thống ở Hưng Yên thường dùng. Tôi đã thử thì thấy nó hoàn toàn hợp với sen.” – anh Dũng nhớ lại.

Lưu giữ truyền tải văn hóa Việt từ sản phẩm đài sen
Để làm được những tờ giấy từ đài sen anh Dũng đã mất rất nhiều công nghiên cứu.

 

Chia sẻ về quy trình làm giấy sen, anh Dũng cho biết, đài sen sau khi thu lượm về sẽ được phơi thật khô, sau đó mới đem luộc. Thời gian luộc từ 8-10 tiếng,  ngắt thành từng giai đoạn (luộc 4 tiếng rồi để nguội sau đó lại luộc tiếp 2-3 lần nữa, mỗi lần 2 tiếng). Từ phần đài sen luộc kỹ, anh Dũng sẽ xé thành từng mảnh nhỏ rồi đem giã tay lấy xơ. Xơ sen được ngâm ủ trong nước vôi chừng 3 tháng để trắng và mềm hơn. Sau đó, anh sẽ dùng khuôn chao đều và nhấc lên dứt khoát để được sản phẩm giấy ở dạng ướt. Sau khi phơi nắng 3 ngày liên tiếp, giấy sen sẽ tự long ra và được đem đi ép phẳng, điều này ngược lại với quy trình làm giấy gió hay giấy bản vì khi làm 2 loại giấy này người ta sẽ ép trước khi phơi.

Về cơ bản, tất cả các công đoạn tạo ra giấy sen đều được anh Dũng làm thủ công, không có máy móc can thiệp. Nhiều kỹ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ và hiểu biết sâu sắc về nguyên liệu.

Lưu giữ truyền tải văn hóa Việt từ sản phẩm đài sen
Tất cả công đoạn đều được làm thủ công và đòi hỏi sự tỉ mỉ cao.

 

Đưa hình ảnh văn hóa của Việt Nam đến bạn bè thế giới

Cùng chung niềm đam mê, yêu thích với loài hoa Sen, sở hữu một chuỗi sản xuất liên quan đến sen (bao gồm: cung ứng sen giống, trồng sen lấy hoa, hạt, củ, làm trà ướp hoa sen, trà lá sen kết hợp với làm các dịch vụ du lịch), chị Lê Thanh Huyền, Giám đốc Công ty CP sản xuất, xuất nhập khẩu và thương mại dịch vụ Hali (Ninh Bình) đã rất thích thú khi biết đến Kiều Cao Dũng và ý tưởng làm giấy từ đài hoa sen của anh. 

“Khi nghe thấy đài sen có thể làm được giấy tôi mừng lắm nên đã mời anh Dũng về Ninh Bình hợp tác cùng phát triển các sản phẩm từ sen, nối dài chuỗi giá trị từ loài hoa đặc biệt này, từ đó góp phần gia tăng thu nhập cho những nông dân trồng sen ở địa phương, cũng như tạo dựng thêm một sản phẩm trải nghiệm thú vị cho du khách – chị Lê Thanh Huyền chia sẻ.

Anh Kiều Cao Dũng cũng cho biết: Ninh Bình là địa phương có các vùng chuyên canh sen khá lớn với đa dạng, phong phú các loài sen, cùng hoạt động du lịch rất phát triển. Do vậy, đây là mảnh đất lý tưởng để tôi thỏa sức sáng tạo các sản phẩm từ sen. Hơn nữa, hoa sen có vai trò và vị trí đặc biệt cả về tâm linh và văn hóa của người Việt, do vậy qua các sản phẩm từ sen, tôi mong muốn lan tỏa những câu chuyện về văn hóa, con người, đất nước Việt Nam tới với du khách, bạn bè khắp thế giới.

Lưu giữ truyền tải văn hóa Việt từ sản phẩm đài sen
Các dòng tranh dân gian như Đông Hồ, Hàng Trống được khéo léo kết hợp trên những chiếc quạt giấy tạo sự thích thú cho khách du lịch.

 

Thực tế, sau khi thành công với sản phẩm giấy sen, anh Kiều Cao Dũng đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm mang đậm văn hóa Việt khác. Cụ thể, anh đã thêm chất điệp vào quy trình để tạo ra giấy sen điệp. Bên cạnh đó, anh vào Huế để học kỹ thuật làm hoa sen giấy của người làng hoa giấy 400 tuổi Thanh Tiên; tới Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Nội để học cách làm quạt giấy… 

Điều đặc biệt là trên mỗi chiếc quạt anh làm đều có in các dòng tranh dân gian như: tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống. Ngoài ra, anh còn kết hợp với các họa sỹ để tạo nên những bức tranh trên giấy sen phủ bột điệp.

Lưu giữ truyền tải văn hóa Việt từ sản phẩm đài sen
Bức tranh được vẽ trên chất liệu giấy sen điệp.

 

Hiện, nghệ thuật làm giấy sen và các sản phẩm thủ công làm từ giấy sen đang được anh Dũng phối hợp với Công ty Hali trưng bày và trình diễn ngay tại khu homestay Halihome (thôn Khả Lương, xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư) và được đông đảo du khách trong nước và quốc tế yêu thích, đánh giá cao, lựa chọn mua sắm làm quà lưu niệm, trang trí nhà cửa.

Song Nguyễn



Nguồn

Cùng chủ đề

Ninh Bình lập kỷ lục đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế

Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt khách quốc tế, chiếm gần 7% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt du khách quốc tế. Ảnh: Nguyễn Trường Ông Bùi Văn Mạnh - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, năm 2024, Ninh Bình đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa đạt 6,6...

Phó Chủ tịch Quốc hội: Tinh gọn bộ máy là đòi hỏi tất yếu khách quan

Ngày 9/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Nho Quan sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình thông tin tới cử tri kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Kỳ họp hoàn thành toàn bộ nội...

Dấu ấn Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024

Thành công của Festival Ninh Bình 2024 mở ra hướng đi mới mang chiều sâu văn hóa, lịch sử cần có của lễ hội. Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản” được tổ chức với quy mô quốc tế từ ngày 24.11 đến ngày 30.11, với nhiều hoạt động nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới độc đáo về lịch sử thông qua ngôn ngữ của...

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Ninh Bình qua những tà áo dài

Tối 23/11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt tổ chức chương trình trình diễn thời trang "Ninh Bình - Áo dài trên con đường di sản". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Bộ sưu tập áo dài với chủ đề Kiến trúc cổ Hoa Lư. Tại chương trình, Ban tổ chức...

CLB Ninh Bình của Hoàng Đức gây bất ngờ khi thắng quá dễ, PVF-CAND chới với

Cuộc đối đầu giữa CLB PVF-CAND và đội Ninh Bình được chờ đợi diễn ra hấp dẫn. Bởi đây là màn so tài giữa 2 đội bóng được đánh giá là ứng cử viên vô địch và cùng đang đứng trong tốp 3 giải hạng nhất mùa này. Tuy nhiên, kịch bản bất ngờ đã xảy ra khi CLB Ninh Bình thắng tương đối dễ dàng.  Trên sân nhà, CLB PVF-CAND sớm “vỡ vụn” trước đội đầu bảng Ninh Bình....

Cùng tác giả

Ninh Bình kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực châu Á

Không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh đẹp, Ninh Bình còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa – lịch sử, là điểm đến hấp dẫn và là hình mẫu phát triển du lịch bền vững. Tràng An luôn là điểm đến thu hút du khách. Ảnh: Nguyễn Đăng Hào Chính sách đột phá hỗ trợ phát triển du lịch Xác định tiếp tục tập trung...

Nam Định phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm

Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định định hướng: Phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm, phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, là điểm đến an toàn, hấp dẫn của Vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Bộ. Xây dựng và từng bước khẳng định một số thương hiệu đặc thù của Nam Định; Tập...

Cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh đánh trọng tài khiến dân mạng phẫn nộ

video-element" data-id="1fOooKc_b_aVCjwRYiy8Jzp2jga_b_ca_b_c"> Cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh hành hung trọng tài ở trận đấu phong trào. Đoạn video cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh hành hung trọng tài gây xôn xao trên mạng xã hội. Đây là hình ảnh từ trận đấu thuộc một giải bóng đá phong trào diễn ra tại TP.HCM, được phát trực tiếp trên mạng xã hội. Dân mạng dễ dàng nhận ra cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh trong video. Anh từng là tiền đạo nổi...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất