Powered by Techcity

Sẵn sàng tinh thần cao nhất khi có phương án xả tràn



Sáng nay, 12/9, sau khi đi kiểm tra thực tế trên các tuyến đê tại huyện Gia Viễn, đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã chủ trì hội nghị bàn phương án ứng phó với mưa lũ sau cơn bão số 3.

Dự hội nghị có các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh, Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh phụ trách địa bàn Gia Viễn, Nho Quan; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; lãnh đạo các huyện Nho Quan, Gia Viễn.

Tại hội nghị, các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và lãnh đạo 2 huyện Nho Quan, Gia Viễn đã báo cáo tình hình diễn biến mưa lũ, đời sống nhân dân trong các vùng bị ảnh hưởng.

Theo đó, do ảnh hưởng của bão số 3 và dải hội tụ nhiệt đới nối với vùng áp thấp (suy yếu từ bão số 3), trên địa bàn tỉnh có mưa to và rất to, lượng mưa đo được từ ngày 5/9 đến 12/9 là trên dưới 400 mm. Bên cạnh đó, những ngày qua, tại Bắc Bộ cũng liên tiếp xảy ra mưa rất lớn, mực nước trên sông Hoàng Long và sông Đáy liên tục trên mức báo động 3. Dự báo vào 19h ngày 12/9, mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế có khả năng lên mức 5,3 m. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, đây là trận lũ điển hình và kéo dài, diễn biến phức tạp. Hiện toàn tỉnh đã có hơn 3 nghìn hộ dân bị ngập lụt; hàng nghìn ha lúa và hoa màu bị ảnh hưởng, 5 tuyến giao thông bị chia cắt…

Sẵn sàng tinh thần cao nhất khi có phương án xả tràn
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tống Quang Thìn phát biểu tại hội nghị.

 

Các địa phương trong tỉnh chủ động nắm chắc diễn biến tình hình mưa lũ,  chuẩn bị sẵn vật tư, huy động lực lượng để ứng phó với các tình huống. Tập trung lãnh đạo, tuyên truyền cho nhân dân để mọi người chủ động, tránh tâm lý hoang mang, lo lắng, giữ vững ổn định cuộc sống. Nhân dân các xã khu vực xả lũ với tinh thần sẵn sàng, chấp hành tuyệt đối, tin tưởng vào sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh. Các địa phương cũng tổ chức phương án bơm tiêu nước phù hợp với tình hình thực tế.

Sẵn sàng tinh thần cao nhất khi có phương án xả tràn
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Song Tùng phát biểu tại hội nghị.

 

Trước diễn biến phức tạp mà mức độ nguy hiểm của nước lũ trên các sông, tỉnh Ninh Bình đã xây dựng các kịch bản ứng phó. Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận các tình huống xấu nhất khi phải xả tràn tại các tuyến đê trên sông Hoàng Long, phương án chuẩn bị “4 tại chỗ”, bao gồm: chỉ huy tại chỗ, phương tiện,vật liệu tại chỗ; lực lượng tại chỗ, hậu cần tại chỗ để sẵn sàng ứng cứu. Các đồng chí trong Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cũng nhận định mặc dù các tuyến đê của Ninh Bình khá kiên cố nhưng qua đợt lũ lịch sử năm 2017 cùng với biến động địa chất và thời gian,  năng lực chống chịu của các tuyến đê đã giảm, chính vì vậy, các lực lượng cần phải chủ động ứng trực và phân tích, theo dõi diễn biến tình hình sát sao để có biện pháp ứng phó phù hợp. 

Sẵn sàng tinh thần cao nhất khi có phương án xả tràn
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc phát biểu kết luận hội nghị.

 

Kết luận hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc đề nghị cả hệ thống chính trị tập trung cao nhất cho công tác ứng phó với mưa lũ sau cơn bão số 3. Nhất quán quan điểm tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ tình hình phức tạp của nước lũ trên sông Đáy và sông Hoàng Long. Nhìn nhận đúng mức về các công trình thủy lợi trên đê Hoàng Long, do quá trình sử dụng, khả năng chịu áp lực lũ đã giảm, một số đoạn lún, cao trình thấp hơn do biến đổi của địa chất. Chính vì vậy, trong lãnh đạo, chỉ đạo, vận hành các công trình chống lũ phải tuân thủ theo quy trình đảm bảo thực tiễn, đúng với các phương án đã được phê duyệt. 

Từ khi có bão số 3 đến nay, cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố đã thực hiện rất nghiêm túc, chủ động, chưa gây thiệt hại về tính mạng cho người dân, tài sản cơ bản đảm bảo, không có thiệt hại lớn. Tinh thần nhân dân vẫn lạc quan, tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền. Các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cơ bản được đảm bảo và duy trì. 

Theo dự báo, lũ trên sông Hoàng Long tại Bến Đế vào 19 giờ tối nay (12/9) đạt đỉnh 5,3 m đúng điểm vận hành xả tràn; 1 h 00 giờ sáng mai (13/9) đỉnh lũ có xu hướng đi xuống cộng với thủy triều nên khả năng nước lũ sẽ hạ. Với diễn biến lũ và tình hình thực tế như trên, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thường trực, thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh phải tập trung cao phân tích, đánh giá tình hình một cách khoa học, hợp lý, trên cơ sở thực tiễn và nhất quán quan điểm không chủ quan, nóng vội, không vội vàng. Xác định rõ các tình huống để chuẩn bị nhưng phải đảm bảo đúng quy trình chung là khi mực nước trên sông Hoàng Long tại Bến Đế lên 4,90 m tiến hành dự lệnh thông báo di dân. Căn cứ trên tình hình thực tế khi lũ lên đạt đỉnh 5,3m để thực hiện các phương án đã xây dựng một cách hợp lý, khoa học. 

Sẵn sàng tinh thần cao nhất khi có phương án xả tràn
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh và Đoàn công tác kiểm tra việc vận hành tại Trạm bơm Gia Viễn.

 

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo 2 huyện Nho Quan, Gia Viễn và các ngành liên quan thực hiện nghiêm chế độ trực 24/24h đảm bảo quân số, thực hiện tuần tra trên các tuyến đê thường xuyên, báo cáo xử lý kịp thời. Đẩy nhanh công tác tuyên truyền cho nhân dân vùng xả lũ không chủ quan, không hoang mang, đồng thời sẵn sàng thực hiện các mệnh lệnh của Nhà nước chủ động sắp xếp tư trang, vật dụng di chuyển đến nơi an toàn khi có tình huống xả lũ xảy ra. Huy động đủ quân số lực lượng công an, quân sự theo hiệp đồng và lực lượng tại chỗ của các xã, thị trấn; đảm bảo tốt công tác hậu cần cho lực lượng tham gia chống lũ…

Các cơ quan Công an, Quân đội, các ngành liên quan và địa phương phối hợp chặt chẽ để có phương án vận hành tràn Lạc Khoái, vừa đảm bảo nguyên tắc, vừa phù hợp với tình hình thực tế. 

Bên cạnh đó, đồng chí cũng chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung mọi nguồn lực chăm lo cho nhân dân, không để thiếu thực thực phẩm, thuyền bè, thuốc men để ổn định cuộc sống cho nhân dân. Đối với công tác cứu trợ, giao cho Ủy ban MTTQ, Hội Chữ thập đỏ các cấp tiếp nhận và phân phối theo kế hoạch, không để tình trạng các đoàn cứu trợ bộc phát thiếu an toàn khi di chuyển đến các vùng lũ. 

Song Nguyễn – Anh Tuấn





Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/san-sang-tinh-than-cao-nhat-khi-co-phuong-an-xa-tran/d20240912141432924.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh – sạch – đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình mà còn là mô hình để truyền cảm hứng, thúc đẩy việc bảo vệ, gìn giữ các tài sản quý báu của nhân loại. Tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục có nhiều...

Ngắm Tràng An vào mùa thu với khung cảnh non nước hữu tình đẹp lay động lòng người

Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi trái đất, khí hậu đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động. Ngoài ra danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư...

Lấy ý kiến sự hài lòng người dân Ninh Bình xây dựng nông thôn mới sau 13 năm, kết quả thế nào?

Cụ thể, hơn 13 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỉnh Ninh Bình luôn nêu cao vai trò chủ thể của Nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý của người dân về kết quả nông thôn mới tỉnh Ninh Bình Qua đó, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến đường bộ ven biển Thái Bình

Theo đó, Chính phủ quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án hơn 4,8 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 1 nghìn tỷ đồng so với Quyết định số 348 ban hành ngày 28/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định tổng mức đầu tư của dự án là hơn 3,8 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn bao gồm vốn ngân sách Trung ương hơn 1,1 nghìn tỷ đồng, vốn ngân sách...

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết...

Cùng chuyên mục

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh – sạch – đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình mà còn là mô hình để truyền cảm hứng, thúc đẩy việc bảo vệ, gìn giữ các tài sản quý báu của nhân loại. Tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục có nhiều...

Ngắm Tràng An vào mùa thu với khung cảnh non nước hữu tình đẹp lay động lòng người

Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi trái đất, khí hậu đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động. Ngoài ra danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư...

Lấy ý kiến sự hài lòng người dân Ninh Bình xây dựng nông thôn mới sau 13 năm, kết quả thế nào?

Cụ thể, hơn 13 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỉnh Ninh Bình luôn nêu cao vai trò chủ thể của Nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý của người dân về kết quả nông thôn mới tỉnh Ninh Bình Qua đó, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến đường bộ ven biển Thái Bình

Theo đó, Chính phủ quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án hơn 4,8 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 1 nghìn tỷ đồng so với Quyết định số 348 ban hành ngày 28/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định tổng mức đầu tư của dự án là hơn 3,8 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn bao gồm vốn ngân sách Trung ương hơn 1,1 nghìn tỷ đồng, vốn ngân sách...

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết...

Du lịch tự túc lên ngôi mùa Tết

Gia đình chị Đ.H. (TP.HCM) từng lái xe ra miền Bắc đón Tết. Trong ảnh: chuyến tham quan Đền Hùng, Phú Thọ dịp tết 2024 – Ảnh: T.T.D. Các gia đình đã có những cách đón Tết khác nhau, tận dụng hiệu quả kỳ nghỉ kéo dài 9 ngày trong bối cảnh “co kéo” túi tiền do kinh tế chung vẫn còn nhiều khó khăn. Theo các công ty du lịch, nhiều du khách ưa chuộng các hình thức tour F&E...

Vĩnh Phúc dẫn đầu tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia, Hà Nội không lọt top 10

Theo thống kê kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 – 2025, Vĩnh Phúc dẫn đầu cả nước với 87/98 thí sinh dự thi đoạt giải (tỷ lệ 88,8%). Trong đó 4 giải nhất, 34 giải nhì, 29 giải ba, còn lại giải khuyến khích. Năm ngoái, Vĩnh Phúc này đứng vị trí thứ 2 sau Thanh Hóa. Tỉnh đứng thư 2 cả nước năm nay là Hải Dương với 97/110 thí sinh tham gia đoạt...

Phó Thủ tướng: Xây dựng Hoa Lư thành đô thị “Di sản thiên niên kỷ”

Tối 19/1, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ công bố thành lập thành phố Hoa Lư và công nhận thành phố Hoa Lư là đô thị loại I. Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu rõ, ngày 10/12/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025, trong đó thành lập thành phố Hoa Lư trên...

Còn “mặn mà” xét tuyển qua thi đánh giá năng lực, tư duy?

Trong 2 ngày 18 và 19-1, Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy 2025 cho 14.000 thí sinh. Theo PGS-TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội, năm 2025, trường giảm còn 3 đợt thi nhưng tăng số kíp thi ở mỗi đợt. Hướng đến mục tiêu phân loại cao Thí sinh dự thi đợt 1 của ĐH Bách khoa Hà Nội chủ yếu đến từ các tỉnh phía...

Tuyến “cháy vé”, tuyến vắng vẻ

“Cháy” vé xe khách chặng dài Ngày 19/1, khảo sát của PV Báo Giao thông, tuyến Hà Nội – Sơn La, Hà Nội – Điện Biên, hãng xe Hải Vân hầu hết đã kín giường ở tất cả các chuyến. Trong các ngày tiếp theo từ 19/1 – 27/1, trên website đặt vé của hãng xe này cũng ghi nhận tương tự ở hầu hết các chuyến. Dịp cận Tết, trong các ngày 19/1 – 27/1, hầu hết các chuyến xe Mỹ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất