Powered by Techcity

Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 2030 tầm nhìn đến năm 2050 Tầm nhìn và khát vọng Đô thị di sản thiên niên kỷ Bài 3 Hiện thực hóa khát vọng

Huy động tối đa các nguồn lực 

Sau hơn 30 năm tái lập tỉnh, bằng ý chí và khát vọng phát triển mạnh mẽ, tỉnh Ninh Bình đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, vươn lên thành địa phương có thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 12 cả nước, từ năm 2022 trở thành tỉnh tự cân đối ngân sách và có điều tiết về ngân sách Trung ương; trở thành một trong 3 trung tâm công nghiệp cơ khí ô tô hiện đại của đất nước; trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc tế; phát triển nông nghiệp sinh thái gắn với xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật. Tăng trưởng kinh tế luôn gắn với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, coi trọng phát huy nguồn lực tự nhiên và nguồn lực văn hóa trong quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại các ngành kinh tế, phát triển bền vững. Giữ vững địa bàn trọng yếu về quốc phòng-an ninh. Hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng. Là điểm đến an toàn, tạo được niềm tin của du khách và các nhà đầu tư. 

Với tinh thần quyết tâm cao, phát huy những thành tựu đã đạt được, tiếp tục nỗ lực phấn đấu để đạt được những kết quả to lớn hơn nữa, thực hiện thành công những mục tiêu, nhiệm vụ rất lớn đã được đặt ra theo Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…, tại Quy hoạch tỉnh đã đề ra 6 nhóm giải pháp để từng bước tháo gỡ những điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, bao gồm: 

Giải pháp về huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư: Tỉnh tập trung huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, với phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, tạo đột phá, các dự án tạo động lực lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; khuyến khích hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) và hình thức đầu tư khác; huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; chú trọng phát triển các ngành du lịch, công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo. 

Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: Có chính sách đào tạo và thu hút nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có tay nghề, kỹ năng; tăng cường xã hội hóa và kết nối giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và doanh nghiệp. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. 

Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ: Chủ động triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách khoa học công nghệ. Nghiên cứu ứng dụng thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào phát triển kinh tế-xã hội gắn với sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực, hướng tới mục tiêu xuất khẩu và tham gia các chuỗi giá trị. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp công nghệ số có sức cạnh tranh trên thị trường. 

Giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển: Phát huy lợi thế về vị trí chiến lược, trung điểm của tứ giác tăng trưởng trọng điểm vùng kinh tế Bắc Bộ, lợi thế về khoảng cách địa lý với các đô thị lớn (Hà Nội và Hải Phòng), hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Thực hiện liên kết vùng, tăng cường hợp tác liên vùng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, khai thác hiệu quả, bền vững tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên du lịch; gắn xây dựng nông thôn mới với đô thị văn minh, hiện đại. 

Giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn: Nghiên cứu các mô hình và thực tiễn quản lý, phát triển nông thôn và đô thị hiện đại để nâng cao năng lực quản lý và thực thi của chính quyền; ứng dụng các phương pháp tiên tiến trong quản lý, phát triển đô thị và nông thôn nhằm đảm bảo sự phát triển hiện đại, văn minh và thân thiện với môi trường. Xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển các đô thị trung tâm trở thành các đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết đô thị và nông thôn. 

Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch: Thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới quy hoạch chung, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy hoạch khác theo hướng đồng bộ. Công bố, phổ biến và triển khai, xây dựng kế hoạch thực hiện, thường xuyên giám sát, định kỳ đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch theo quy định. 

Xây dựng lộ trình thực hiện 

Quy hoạch Mục tiêu và giải pháp đề ra trong Quy hoạch tỉnh Ninh Bình là hoàn toàn khoa học và đúng với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; phù hợp, với Quy hoạch vùng và Quy hoạch tổng thể quốc gia. Tuy nhiên, để hiện thực hóa khát vọng, Ninh Bình cần lộ trình bài bản, khoa học, song song với việc đảm bảo thực thi chiến lược một cách hiệu quả. 

PGS. TS.Trần Đình Thiên, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ cho rằng: Ninh Bình có rất nhiều lợi thế, đặc biệt những lợi thế về vị trí địa lý tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa truyền thống có khả năng chuyển thành lợi thế cạnh tranh thật, lợi ích phát triển, chứ không phải là lợi thế tiềm năng, lợi thế so sánh. Không thể phủ nhận những năm gần đây, Ninh Bình đã có những chuyển động tích cực, bước đầu phát huy được lợi thế, tạo ra quỹ đạo phát triển mới, vừa tạo sự khác biệt, vừa vươn lên tầm thế giới, định vị rõ hơn vị trí của mình. 

Tuy nhiên, kết quả đó mới chỉ là bước đầu, mới hút được một số người, một số doanh nghiệp vào lĩnh vực thế mạnh, chứ chưa phải tạo ra sự thay đổi căn bản đời sống kinh tế-xã hội của Ninh Bình. Vì vậy, mục tiêu trở thành “cực tăng trưởng các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng”, Ninh Bình cần kết nối được với các vùng kinh tế trọng điểm, các dự án lớn để tạo sự xoay chuyển. Tôi rất ủng hộ cách tiếp cận của Ninh Bình lấy du lịch là mũi nhọn dẫn dắt các ngành kinh tế. Phải biết cách làm cho nó nhọn “Nhọn là phải đi trước! Nhọn là để dẫn dắt, là tạo ra sự bứt phá!” muốn như thế phải sử dụng “nguồn lực tài nguyên” một cách thông minh và Ninh Bình phải tạo ra các điều kiện để có sự thay đổi, thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực, năng lực để tạo ra chân dung phát triển hoàn toàn mới, động lực phát triển khác thường, tạo ra sự xoay chuyển; tiếp tục đầu tư hạ tầng kết nối các khu điểm du lịch, kết nối các vùng kinh tế để Ninh Bình trở thành nơi hội tụ, lan tỏa các giá trị. 

Để Ninh Bình hiện thực hóa được mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo, theo PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Sự phát triển của Ninh Bình trong hiện tại và tương lai, đang diễn ra trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều thay đổi mau lẹ, có nhiều yếu tố mang tính thời đại và nếu tận dụng được thì tỉnh Ninh Bình sẽ đảo ngược tình thế để bứt phá phát triển rất nhanh. Do đó, mô hình phát triển của tỉnh Ninh Bình trong những thập niên tới cần hướng vào tăng cường khả năng hoán chuyển được bất lợi thế hiện nay thành những lợi thế với một chiến lược phát triển đúng đắn để bứt phá, vươn lên, cùng với tầm nhìn vượt trước và tinh thần không ngừng đổi mới sáng tạo; giữa chủ trương mở đường, cơ chế tạo thuận lợi hóa của Trung ương được thể chế hóa, tích hợp và hội tụ với cách làm linh hoạt và sự vận dụng sáng tạo của địa phương, nhằm hóa giải bài toán giữa phát triển kinh kinh tế với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa của Cố đô Hoa Lư. 

Như vậy, nhiệm vụ đặt ra trong kỳ Quy hoạch là hết sức nặng nề với nhiều khó khăn, thách thức đang chờ ở phía trước. UBND tỉnh tiếp tục nỗ lực, đặt quyết tâm cao nhất, quyết liệt trong hành động; phát huy cao độ tinh thần tự lực, tự cường; đổi mới mạnh mẽ tư duy có tính chiến lược, tầm nhìn đột phá để có nền tảng tăng trưởng trên cơ sở các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện nghiêm túc kỷ luật, kỷ cương hành chính; kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, với mục tiêu là năm sau phải tốt hơn, tiến bộ hơn năm trước. 

Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, sau khi Quy hoạch được phê duyệt, tỉnh đã thực hiện công tác tuyên truyền, đăng tải nội dung Quy hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng để cộng đồng doanh nghiệp, toàn thể Nhân dân biết các nội dung cơ bản, cốt lõi của Quy hoạch. Song song với đó, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai để bảo đảm sự đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành; xác định rõ nhiệm vụ, giao trách nhiệm cho từng cấp, từng ngành, có lộ trình, thời gian thực hiện cụ thể gắn với từng sản phẩm cụ thể, làm cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Đồng thời, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương rà soát, điều chỉnh bổ sung, lập mới các quy hoạch liên quan và cụ thể hóa các nội dung Quy hoạch tỉnh; tập trung thu hút đầu tư các dự án theo định hướng Quy hoạch đề ra… 

Tin tưởng rằng, với hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp mà Quy hoạch tỉnh đã đề ra, cộng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, Ninh Bình sẽ từng bước hiện thực hóa Quy hoạch, tạo những đột phá trong thời kỳ phát triển mới.

Nguyễn Thơm



Nguồn

Cùng chủ đề

Ninh Bình lập kỷ lục đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế

Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt khách quốc tế, chiếm gần 7% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt du khách quốc tế. Ảnh: Nguyễn Trường Ông Bùi Văn Mạnh - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, năm 2024, Ninh Bình đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa đạt 6,6...

Phó Chủ tịch Quốc hội: Tinh gọn bộ máy là đòi hỏi tất yếu khách quan

Ngày 9/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Nho Quan sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình thông tin tới cử tri kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Kỳ họp hoàn thành toàn bộ nội...

Dấu ấn Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024

Thành công của Festival Ninh Bình 2024 mở ra hướng đi mới mang chiều sâu văn hóa, lịch sử cần có của lễ hội. Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản” được tổ chức với quy mô quốc tế từ ngày 24.11 đến ngày 30.11, với nhiều hoạt động nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới độc đáo về lịch sử thông qua ngôn ngữ của...

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Ninh Bình qua những tà áo dài

Tối 23/11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt tổ chức chương trình trình diễn thời trang "Ninh Bình - Áo dài trên con đường di sản". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Bộ sưu tập áo dài với chủ đề Kiến trúc cổ Hoa Lư. Tại chương trình, Ban tổ chức...

CLB Ninh Bình của Hoàng Đức gây bất ngờ khi thắng quá dễ, PVF-CAND chới với

Cuộc đối đầu giữa CLB PVF-CAND và đội Ninh Bình được chờ đợi diễn ra hấp dẫn. Bởi đây là màn so tài giữa 2 đội bóng được đánh giá là ứng cử viên vô địch và cùng đang đứng trong tốp 3 giải hạng nhất mùa này. Tuy nhiên, kịch bản bất ngờ đã xảy ra khi CLB Ninh Bình thắng tương đối dễ dàng.  Trên sân nhà, CLB PVF-CAND sớm “vỡ vụn” trước đội đầu bảng Ninh Bình....

Cùng tác giả

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Cứu 14 thuyền viên tàu hàng gặp nạn trên biển

Sáng 21-12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn (thuộc Bộ Đội biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe các thuyền viên này đều ổn định. Cùng ngày, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiến hành các thủ tục tiếp nhận, xử lý...

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

 Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc.  Tại buổi làm việc, đại diện Đoàn kiểm tra đã thông báo tóm tắt Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất