Powered by Techcity

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp chỉ đạo ứng phó với siêu bão Yagi


Chiều 5/9, tại trụ sở Bộ Nông nghiệp & PTNT, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự cuộc họp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương để chuẩn bị phương án ứng phó siêu bão Yagi (bão số 3).

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp chỉ đạo ứng phó với siêu bão Yagi

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình.

Tại điểm cầu Ninh Bình, đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh dự và chủ trì hội nghị. Cùng dự có các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy, lãnh đạo các huyện, thành phố.

Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia: Chiều 5/9, bão số 3 ở trên khu vực phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 420 km về phía Đông. Cường độ bão mạnh cấp 16 (cấp siêu bão), giật trên cấp 17. Đây là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng. Vùng gió mạnh trên cấp 8 có bán kính khoảng 250km, vùng có gió mạnh trên cấp 10 khoảng 150km, vùng có gió mạnh trên cấp 12 khoảng 80km xung quanh tâm bão. Các Trung tâm dự báo bão quốc tế đều có chung nhận định bão số 3 tiếp tục duy trì cấp siêu bão (từ cấp 16 trở lên). Dự báo, bão số 3 sẽ duy trì cấp 16, giật trên cấp 17 cho đến khi di chuyển vào vùng biển phía Đông của đảo Hải Nam.

Dự báo khoảng đêm 6/9, bão sẽ vượt qua khu vực phía Bắc đảo Hải Nam di chuyển vào Vịnh Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa. Khoảng chiều đến đêm ngày 7/9, bão di chuyển vào đất liền các tỉnh Bắc bộ, sau đó di chuyển sang phía Tây Bắc bộ, suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần.

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành Trung ương, các địa phương liên quan đã báo cáo nhanh công tác chuẩn bị, ứng phó với bão số 3, kết quả triển khai thực hiện công tác thông báo tàu thuyền, tình hình sản xuất nông nghiệp, công tác vận hành công trình thủy lợi… và dự báo khả năng, biện pháp hạn chế giảm thiểu tối đa thiệt hại do bão số 3 gây ra.

Để ứng phó với bão số 3, tỉnh Ninh Bình đã thường xuyên cập nhật tình hình, diễn biến của bão, thông báo kịp thời đến nhân dân chủ động các biện pháp phòng, chống. Thời gian tới, tiếp tục tổ chức các đoàn kiểm tra công tác “bốn tại chỗ” và sẵn sàng phương án bảo vệ các trọng điểm xung yếu trên địa bàn; chủ động thực hiện phương án di dân, di chuyển cơ sở vật chất, tài sản khu vực ven biển…

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, cơn bão số 3 rất mạnh, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân tại nhiều địa phương. Chính phủ rất quan tâm đến diễn biến của bão. Ngay trong ngày hôm nay (5/9), Thủ tướng đã ban hành 2 công điện để chỉ đạo ứng phó với cơn bão số 3. Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành địa phương tăng cường hơn nữa công tác dự báo, duy trì liên lạc thường xuyên giữa các quốc gia cùng chịu ảnh hưởng của bão; tăng cường công tác kiểm tra, nhất là tại các khu vực trọng điểm xung yếu; cập nhật thường xuyên tin bão trên bản đồ dự báo; đồng thời thực hiện tốt Công điện số 87 ngày 5/9, của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3.

Ngay sau hội nghị trực tuyến của Chính phủ, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Song Tùng đã phát biểu ghi nhận sự chủ động của các ngành, các cấp trong việc theo dõi nắm chắc diễn biến tình hình cơn bão số 3 từ đó chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

trực tuyến
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Song Tùng phát biểu sau hội nghị trực tuyến.

 

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Đây là cơn bão rất mạnh, có diễn biến phức tạp vì vậy đề nghị các cấp, ngành thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình bão, mưa lũ đảm bảo thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa để chủ động các biện pháp phòng tránh.

Các địa phương cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bão với tinh thần chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, nhất là trẻ em và các đối tượng yếu thế, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

Tổ chức rà soát, tổ chức di dân ra khỏi vùng thấp trũng và vùng có nguy cơ sạt lở đất đến nơi tránh trú an toàn. Nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi, thông báo cho các chủ phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động ngoài khơi tìm nơi trú tránh; tổ chức sắp xếp tàu thuyền ở nơi neo đậu; triển khai phương án di dân khu vực ngoài đê Bình Minh 2 đến nơi tránh trú bão an toàn…

Tăng cường theo dõi diễn biến cơn bão, tổ chức lực lượng tuần tra canh gác, bảo vệ an toàn đê điều, hồ đập. Kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ” theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không để bị động, bất ngờ. Khẩn trương có giải pháp đảm bảo tiêu thoát nước trong các điểm, khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp khi có mưa lớn xảy ra.

Đối với các ngành liên quan, tổ chức kiểm tra, rà soát và triển khai trên thực tế các phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm xung yếu, đặc biệt chú ý đến tuyến đê biển Bình Minh 4 và các vị trí đê, kè đã xảy ra sự cố nhưng chưa được xử lý, khắc phục. Khẩn trương hoàn thành gia cố các vị trí có nguy cơ mất an toàn trước khi bão đổ bộ. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho lúa, hoa màu và các cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình, Báo Ninh Bình, Đài Khí tượng thủy văn theo dõi chặt chẽ, tăng cường dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, nguy cơ sạt lở đất. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chuyên môn hướng dẫn kỹ năng phòng, tránh cho người dân, các cơ quan, đơn vị biết chủ động phòng tránh.

Các ngành, địa phương tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24h, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.

Nguyễn Thơm -Anh Tuấn



Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/pho-thu-tuong-tran-hong-ha-hop-chi-dao-ung-pho-voi-sieu-bao/d20240905163249655.htm

Cùng chủ đề

Chủ động quyết liệt trách nhiệm linh hoạt kịp thời ứng phó với bão lũ

Trên dưới đồng lòng Khi những dòng nước lũ trên sông Hoàng Long và sông Đáy dâng cao với mức 4,9m, nguy cơ phải xả tràn hiện hữu, Ninh Bình đã kịp thời nhận được sự chỉ đạo của Chính...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến về giải pháp khắc phục hậu quả của cơn bão số...

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới các địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão.Dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình có các đồng chí: Đoàn Minh Huấn,...

Cùng tác giả

Một doanh nghiệp tiêu thụ trên 3.000 tấn củ nghệ tươi mỗi năm

Trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm, tỉnh Hưng Yên đã xây dựng được rất nhiều mô hình đặc sắc, độc đáo, chất lượng, khó “đụng hàng”, điển hình như long nhãn, hạt sen trắng, vải trứng, bột nghệ, gìò gà Đông Tảo… Những đặc sản này chỉ Hưng Yên có sản xuất hàng hoá theo quy mô làng nghề truyền thống, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ trăm tấn trở lên. Sản phẩm OCOP bột nghệ 4...

Vietnamobile mở rộng vùng phủ sóng, nâng cấp trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng

Theo đó, khách hàng Vietnamobile có thể đăng ký và chuyển vùng dữ liệu trong nước vào mạng Mobifone. Khách hàng cũng có thể tận hưởng dịch vụ chuyển vùng dữ liệu trong nước Mobifone khi đăng kí SIM HOI+; nhận và gửi cuộc gọi trên WIFI bằng cách đăng ký dịch vụ VoWifi mới ra mắt. Cụ thể, khi khách hàng Vietnamobile hoạt động ở những khu vực sóng chập chờn và đã đăng ký gói cước chuyển vùng...

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc – NamBộ Giao thông Vận tải (GTVT) được giao trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong tháng 1/2025. Ảnh minh họa. Đây là một trong những chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà – Trưởng ban Ban chỉ đạo tại Thông báo số 07/TB...

Ninh Bình xây dựng Tràng An là trung tâm “Đô thị di sản thiên niên kỷ”

Khu vực di sản quần thể danh thắng Tràng An hiện có 429 di tích, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 21 di tích quốc gia và 36 di tích cấp tỉnh, được phân bố đều khắp 18 xã, phường. Đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước Đại Cồ Việt, chứa đựng nhiều di tích lịch sử, tôn giáo nổi tiếng, các giá trị thiên nhiên và văn hóa độc đáo. Nơi đây còn là cái...

Âm vang một vùng non nước cố đô

Việc khai quật khảo cổ học tại hàng loạt di tích ở Ninh Bình đã giúp các nhà khoa học tìm thấy nhiều dấu tích người Việt cổ, nhiều đồ đá, mảnh gốm, di tích xương động vật, thực vật. Ðiều đó, tạo điều kiện cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa phác thảo bức tranh sống động về khảo cổ học; về cuộc sống của người tiền sử ở vùng đất cổ Ninh...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất