Powered by Techcity

Phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG


Sáng 8/3, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 – 2025 tổ chức phiên họp thứ 5, trực tuyến với các địa phương về tình hình triển khai thực hiện các chương trình MTQG năm 2023, kết quả thực hiện 2 tháng đầu năm 2024.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG chủ trì phiên họp. Dự họp tại điểm cầu tỉnh Ninh Bình có đại diện lãnh đạo các sở, ngành.

Theo báo cáo tại phiên họp, việc triển khai thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025 được các cấp, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt; công tác kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn các chương trình được thực hiện thường xuyên, liên tục; cân đối nguồn lực từ ngân sách Trung ương cơ bản đáp ứng tiến độ, phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.

Kết quả giải ngân nguồn vốn ngân sách Nhà nước năm 2023 ước đạt hơn 40.187  tỷ đồng, đạt 61,5%, trong đó giải ngân vốn đầu tư công (bao gồm cả nguồn vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023) đạt hơn 29.383 tỷ đồng, đạt 83% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; giải ngân vốn sự nghiệp trong năm 2023 (bao gồm cả dự toán các năm trước kéo dài sang năm 2023) ước đạt hơn 10.804 tỷ đồng, đạt 36,3% dự toán.

Đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 78% xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), bình quân cả nước đạt 17,1 tiêu chí/xã; có 280 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM (chiếm khoảng 43,6% tổng số đơn vị cấp huyện của cả nước).

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93% (giảm 1,1%); trong đó: Tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.

Về phía tỉnh Ninh Bình, từ năm 2022 Ninh Bình là đơn vị tự cân đối ngân sách; đồng nghĩa với việc từ năm 2022 tỉnh không được Trung ương bố trí vốn để triển khai thực hiện chương trình. Do vậy, tỉnh Ninh Bình phải chủ động cân đối nguồn lực từ ngân sách địa phương để bố trí triển khai thực hiện các Chương trình MTQG; đẩy mạnh huy động và lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình MTQG để đầu tư thực hiện công trình, dự án, hoạt động có cùng mục tiêu, nội dung và được thực hiện trên cùng một địa bàn nhằm huy động tối đa các nguồn vốn thực hiện các chương trình MTQG đảm bảo phát huy hiệu quả đầu tư.

Theo đó, giai đoạn 2021-2025, tỉnh Ninh Bình dự kiến nguồn lực từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các chương trình MTQG hơn 1.544 tỷ đồng, gồm: Ngân sách Trung ương 86,832 tỷ đồng; ngân sách tỉnh hơn 1.458 tỷ đồng. Các chương trình cụ thể: Xây dựng NTM hơn 1.195 tỷ đồng; Giảm nghèo bền vững hơn 146 tỷ đồng; Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hơn 202 tỷ đồng (100% từ nguồn ngân sách tỉnh).

Tại phiên họp, các đại biểu đã đánh giá kết quả thực hiện, nêu những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các chương trình MTQG như: Đối với Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một số nội dung chưa triển khai được do vướng mắc với quy định pháp luật hiện hành. Đối với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, chưa có hướng dẫn tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp theo Quyết định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 

Đối với Chương trình MTQG xây dựng NTM, quá trình tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tại một số địa phương (cấp huyện) còn lúng túng. Ngoài ra, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, các xã miền núi thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn khi đạt chuẩn NTM từ xã khu vực III, khu vực II xuống xã khu vực I sẽ không được hưởng các chế độ an sinh xã hội trong khi điều kiện thực tế tại các địa phương còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến mục tiêu đề ra năm 2025 có 80% xã đạt chuẩn NTM.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải quyết liệt hơn nữa, nêu cao vai trò của người đứng đầu trong việc tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.

Để giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong năm 2023, Phó Thủ tướng chỉ đạo các Bộ, cơ quan xử lý, có văn bản hướng dẫn trả lời địa phương theo thẩm quyền. Đối với những khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền của Chính phủ, Chính phủ đã tổng hợp, báo cáo Quốc hội, qua đó đã ban hành Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình MTQG.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu việc giải ngân thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phải được thực hiện nhanh hơn, đúng hơn và hiệu quả hơn. Các địa phương cần chủ động cân đối, bố trí vốn đối ứng của ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình MTQG theo quy định; tăng cường cơ chế lồng ghép giữa các chương trình MTQG với các chương trình, dự án khác.

Minh Đường-Anh Tuấn



Nguồn

Cùng chủ đề

Huyện Yên Khánh kỷ niệm 30 năm tái lập và đón nhận huyện nông thôn mới nâng cao

Về dự và trao quyết định có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Thị Thanh, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phát biểu khai mạc, đồng chí Hoàng Văn Thắng, Bí thư Huyện ủy Yên Khánh cho biết, trong bộn bề khó khăn của những ngày đầu tái lập huyện, toàn Đảng bộ huyện đã thể hiện quyết...

Yên Khánh kỷ niệm 30 năm tái lập huyện và đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023

Dự Lễ kỷ niệm, đại biểu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, nguyên Bí thư Huyện ủy Yên Khánh;...

Cùng tác giả

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

(MPI) – Tại phiên thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra, trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn Tạo điều kiện thuận lợi để...

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế...

Ninh Bình, Sơn La có tân giám đốc công an tỉnh

Chiều ngày 4/11/2024, tại Công an tỉnh Ninh Bình, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đối với Đại tá Đinh Việt Dũng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Nhà thầu đã nhiều lần bị ‘sờ gáy’

TPO – Công ty Hoàng Dân và một số doanh nghiệp trong liên danh thi công dự án Bản Mồng từng chậm tiến độ, bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhắc nhở và cảnh báo chấn chỉnh nhiều lần. Đáng chú ý, doanh nghiệp này còn có mặt trong Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng – dự án trọng điểm, chậm tiến độ và nhiều lần đội vốn.  Hồ sơ doanh nghiệp dự án...

Cùng chuyên mục

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

(MPI) – Tại phiên thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra, trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn Tạo điều kiện thuận lợi để...

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế...

Ninh Bình, Sơn La có tân giám đốc công an tỉnh

Chiều ngày 4/11/2024, tại Công an tỉnh Ninh Bình, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đối với Đại tá Đinh Việt Dũng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Nhà thầu đã nhiều lần bị ‘sờ gáy’

TPO – Công ty Hoàng Dân và một số doanh nghiệp trong liên danh thi công dự án Bản Mồng từng chậm tiến độ, bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhắc nhở và cảnh báo chấn chỉnh nhiều lần. Đáng chú ý, doanh nghiệp này còn có mặt trong Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng – dự án trọng điểm, chậm tiến độ và nhiều lần đội vốn.  Hồ sơ doanh nghiệp dự án...

Tin tức sáng 4-11: Ngân hàng đầu tiên nắm khối tài sản trên 100 tỉ USD

Phiên họp Quốc hội ngày 4-11 được truyền hình, phát thanh trực tiếp để người dân theo dõi – Ảnh: quochoi.vn Quốc hội dành cả ngày thảo luận về kinh tế – xã hội Theo chương trình kỳ họp, sáng nay 4-11, Quốc hội dành cả ngày thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025. Cùng với...

Quốc hội thảo luận về kinh tế – xã hội và việc thi hành Hiến pháp

Sáng 4/10, Quốc hội bước vào tuần làm việc thứ 3 của kỳ họp thứ 8. Trong tuần này, Quốc hội sẽ dành 1,5 ngày cho các nội dung thảo luận về kinh tế – xã hội, bên cạnh đó là các phiên thảo luận tổ, thảo luận hội trường về một số dự án luật. Phiên thảo luận hội trường về kinh tế – xã hội; tình hình thi hành Hiến pháp, pháp luật; chủ trương điều chỉnh Quy...

Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026

Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 hơn 92.420 tỷ đồngHĐND TP. Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết số 76/NQ-HĐND về việc cho ý kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn Thành phố giai đoạn 2026-2030. Đây là bước đầu để thành phố hoàn thiện kế hoạch đầu tư công trung hạn. Theo Nghị quyết, dự kiến tổng nguồn đầu tư công trung hạn Thành phố giai đoạn 2026-2030 là...

Công Phượng ‘hối hả’ gọi, Hoàng Đức có trả lời?

Ngày 3.11, vòng 2 giải hạng nhất mùa giải 2024 – 2025 tiếp tục diễn ra với 3 cặp đấu, trong đó có trận đấu mà Hoàng Đức được chờ đợi.  Lúc 15 giờ, ứng cử viên vô địch PVF-CAND tiếp đón đội Hòa Bình trên sân nhà. Các học trò của HLV Mauro Jeronimo sẽ rất quyết tâm để có được trận thắng đầu tiên bởi họ đã bị CLB Long An cầm hòa 0-0 ở vòng 1. Khâu...

Miền Bắc phục hồi mốc 64.000 đồng, miền Trung thấp nhất cả nước

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 3/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 61.000 – 64.000 đồng/kg. Tuần qua, thị trường heo hơi ghi nhận biến động trái chiều. Trong đó, giá heo hơi đang có dấu hiệu hồi phục tại khu vực miền Bắc với sự trở lại của mốc 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất