Powered by Techcity

Phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể trong xây dựng thương hiệu địa phương


Di sản văn hóa vật thể được định nghĩa là các sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học. Đây là những đối tượng, hiện vật, công trình, cảnh quan, địa điểm, di tích lịch sử, kiến trúc, tài liệu và những đại diện khác của con người và xã hội từ quá khứ đến hiện tại. Mỗi một di sản văn hóa vật thể là một câu chuyện tuyệt vời về quá khứ và mang lại sự kiêu hãnh và nhận thức sâu sắc về lịch sử và văn hóa của chúng ta. Vì vậy, di sản văn hóa vật thể đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và truyền tải di sản lịch sử và văn hóa cho thế hệ sau. Luật di sản văn hóa quy định việc quản lý, bảo tồn và phát triển di sản văn hóa trong quốc gia với mục đích bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hóa.

Tại Ninh Bình, vốn là nơi chứa đựng hệ thống các di sản văn hóa vật thể phong phú, gồm các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các di vật, cổ vật, hệ thống đình, đền, chùa, công trình văn hóa… đa dạng và đặc sắc, được tạo dựng và gìn giữ qua hàng nghìn năm lịch sử, thể hiện bề dày và chiều sâu văn hóa của vùng đất nghìn năm văn hiến. 

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản này không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương mà còn góp phần khẳng định thương hiệu, bản sắc riêng có của vùng đất Cố đô Hoa Lư lịch sử. 

GS.TS Từ Thị Loan, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng: Vùng đất Cố đô Hoa Lư-Ninh Bình là nơi ken dầy những dấu tích lịch sử dân tộc Việt. Nơi đây đã được lịch sử chọn để đặt những dấu mốc quan trọng của đất nước, với một nền văn hóa kinh kỳ – đô hội còn tiếp nối đến ngày nay. 

Trong suốt chiều dài lịch sử, thời kỳ nào cũng ghi nhận những dấu ấn quan trọng, thể hiện trong hàng ngàn những di tích lịch sử, văn hóa, những danh nhân, huyền tích, truyền thuyết gắn với từng ngọn núi, con sông. Những giá trị văn hóa vật thể tiêu biểu của vùng đất Cố đô Hoa Lư đã thể hiện bề dày lịch sử, văn hóa của mảnh đất này, là minh chứng khoa học cho lịch sử phát triển của vùng đất Cố đô xưa… 

Việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể nói riêng, di sản văn hóa nói chung không chỉ thể hiện niềm tự hào của đất và người Cố đô mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững, mang bản sắc và thương hiệu riêng có của Ninh Bình. Hiện nay, người dân trong nước và một bộ phận du khách nước ngoài không còn xa lạ với các di tích lịch sử, văn hóa độc đáo, riêng có khi đến tham quan Ninh Bình. 

Ngoài giá trị lịch sử, nhiều di tích còn có giá trị cao về kiến trúc và nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, trên đá, mang nét đặc trưng của vùng đất Cố đô Hoa Lư. Tiêu biểu như: Đền thờ vua Đinh và vua Lê; Đền thờ Đức Thánh Nguyễn; Nhà thờ đá Phát Diệm… Riêng khu di tích Cố đô Hoa Lư, là điểm đến mang đậm giá trị văn hóa và lịch sử dân tộc. Cùng với những giá trị về nghệ thuật kiến trúc, nhiều di tích còn lưu giữ được khá nhiều di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có giá trị tiêu biểu về nghệ thuật, lịch sử, văn hóa, khoa học.

 Như tại Khu di tích Cố đô Hoa Lư, nổi bật là 5 hiện vật đã được công nhận là Bảo vật quốc gia (đó là: Cột kinh phật chùa Nhất Trụ; Long sàng trước Bái đường đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng; Long sàng trước Nghi môn ngoại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng; Bộ Phủ Việt đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng; Bộ Phủ Việt đền thờ vua Lê Đại Hành). 

Cùng với đó, tại nhiều di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn, cơ quan chuyên môn đã khai quật được gần 40.000 tài liệu, hiện vật với nhiều chất liệu khác nhau như sành sứ, đất nung, kim loại, vải, giấy, da, gỗ… đang được trưng bày và bảo quản tại Bảo tàng Ninh Bình; hệ thống văn bia Hán Nôm có lịch sử nối tiếp, liên tục kéo dài hàng nghìn năm, hiện còn tồn tại, lưu giữ trong các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh tại nhiều địa phương… 

Hệ thống di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã và đang được tỉnh Ninh Bình bảo tồn khá tốt. Đây là bằng chứng khẳng định mạch nguồn lịch sử và văn hóa lâu đời, đồng thời, là cơ sở và nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội có bản sắc và mang thương hiệu địa phương của tỉnh. 

Đền đức Thánh Nguyễn Minh Không là một ngôi đền cổ thuộc địa phận 2 xã Gia Thắng và Gia Tiến (huyện Gia Viễn). Đền thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không, Quốc sư thời Lý. Thánh Nguyễn Minh Không tên thật là Nguyễn Chí Thành người làng Điềm Xá, thuộc phủ Tràng An xưa. Theo truyền thuyết để lại, ông là vị cao tăng đứng đầu của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cũng là người đầu tiên áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Nam và châm cứu. 

Ông Đỗ Đình Đinh, Ban Quản lý Đền thờ Đức Thánh Nguyễn cho biết: Ngôi đền được xây dựng thể hiện bàn tay khéo léo, tài hoa của người nghệ nhân xưa. Nơi đây, ngoài các hiện vật cổ quý báu còn lưu giữ 50 bản sắc phong thời Lê và Nguyễn. Di tích được công nhận là kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1989, được chính quyền huyện Gia Viễn và người dân địa phương quan tâm gìn giữ, bảo tồn. 

Ngoài việc thường xuyên tu bổ, sửa chữa, không để di tích xuống cấp, hàng năm, UBND huyện Gia Viễn tổ chức các hoạt động lễ hội, gắn với giới thiệu các nghề truyền thống, giới thiệu các món ăn, sản vật của quê hương… Qua đó tạo nên nét đặc thù riêng có của địa phương, thu hút, hấp dẫn nhân dân và du khách đến tham quan, chiêm bái. 

Theo kết quả tổng kiểm kê di tích năm 2022, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.821 di tích được phân bố đều khắp 143 xã, phường, thị trấn. Trong đó, đã có 395 di tích được xếp hạng, gồm 1 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới là Quần thể danh thắng Tràng An, 3 di tích quốc gia đặc biệt là Cố đô Hoa Lư; khu danh thắng Tràng An – Tam Cốc – Bích Động và núi Non Nước; 78 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 314 di tích xếp hạng cấp tỉnh. 

Đó là những di tích ghi dấu các sự kiện lịch sử quan trọng của địa phương, của dân tộc, đồng thời phản ánh đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân qua các giai đoạn lịch sử. Những năm qua, các di sản văn hóa vật thể trên địa bàn tỉnh thường xuyên được tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị. 

Bên cạnh những giải pháp lâu dài, mang tính chuyên môn, ngành Văn hóa với vai trò là cơ quan thường trực trong công tác quản lý đã phối hợp với các cấp, các ngành, địa phương trong việc giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Trong đó, chú trọng đến công tác tuyên truyền cho cộng đồng tại nơi có di tích thấy được tầm quan trọng và giá trị của các di tích, ủng hộ nguồn kinh phí xã hội hóa để bảo vệ, tu bổ, khai thác, phát huy giá trị di tích. 

Để các giá trị văn hóa vật thể không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tinh thần ý nghĩa của người dân địa phương mà còn góp phần thu hút khách du lịch. Đó chính là thế mạnh để Ninh Bình xây dựng thương hiệu địa phương gắn với hình ảnh và bản sắc riêng so với các địa phương khác, dần khẳng định thương hiệu của vùng đất di sản khu vực Đồng bằng sông Hồng. 

Mỹ Hạnh



Nguồn

Cùng chủ đề

Năm 2025 sẽ khởi công đoạn cao tốc gần 20.000 tỉ đồng nối Nam Định – Thái Bình

Phối cảnh cầu vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Ảnh: Bộ GTVT Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp thực hiện dự án) đã ký phê duyệt quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự án có tổng mức đầu tư bao...

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Toàn cảnh buổi gặp gỡ báo chí về Giải Golf Di sản lần thứ nhất – Ninh Bình năm 2024. (Ảnh: Gia Thành) Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình và Công ty Cổ phần truyền thông đối ngoại Việt Nam chủ trì, phối hợp với Báo Văn hóa, Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam tổ chức. Giải Golf di sản lần thứ nhất là hoạt động thiết thực chào mừng và hưởng ứng Ngày...

Ninh Bình, Sơn La có tân giám đốc công an tỉnh

Chiều ngày 4/11/2024, tại Công an tỉnh Ninh Bình, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đối với Đại tá Đinh Việt Dũng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo...

Phát triển Văn hóa ẩm thực Du lịch bền vững

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình Dương Thị Thanh cho biết, du lịch ẩm thực đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành du lịch của Ninh Bình, do là một trong những điểm đến nổi bật nhờ nền ẩm thực phong phú, đa dạng và đặc trưng với nhiều món ăn nổi tiếng, chứa đựng chiều sâu văn hóa, đậm nét truyền thống của vùng đất Cố...

Ninh Bình tổ chức Lễ hội khinh khí cầu với sự tham gia của các phi công nước ngoài

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội cho biết: Tính từ thời điểm Quần thể danh thắng Tràng An được vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên...

Cùng tác giả

Các tác phẩm đoạt giải Liên hoan ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 26 năm 2024

(NADS) – Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam xin giới thiệu các tác phẩm đoạt giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật Khu vực Đồng bằng sông Hồng lần thứ 26 năm 2024 với chủ đề “Văn hóa Đồng bằng sông Hồng – Nơi hội tụ và phát triển”. Với chủ đề “Văn hóa đồng bằng sông Hồng – Nơi hội tụ và phát triển” Liên hoan đã thu hút 1.486 ảnh đơn và 130 bộ ảnh của 281 tác giả thuộc...

Nhận định bóng đá Bình Phước vs Bà Rịa Vũng Tàu: Công Phượng cần bàn thắng

Vòng 4 giải hạng Nhất Quốc gia 2024/2025 chứng kiến cuộc đọ sức đáng chú ý giữa Trường Tươi Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu. Đây có thể xem là thử thách lớn nhất với thầy trò HLV Nguyễn Anh Đức kể từ đầu giải. Đội chủ nhà vẫn rất cần chiến thắng để bám đuổi đội đầu bảng Phù Đổng Ninh Bình. Trong khi đó, Công Phượng nóng lòng ghi bàn với tham vọng giành suất dự...

Kỳ vọng đường cao tốc đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

“Tôi nhớ từng gờ cầu, từng ổ voi trên quốc lộ 1. Chuyến nào chở hàng dễ vỡ, phải đi rón rén khổ lắm”, ông Nguyễn Đức Hùng nói trong lúc thưởng thức bát bún bò tại một cửa hàng gần nút giao Nghi Sơn (cao tốc Bắc – Nam qua Thanh Hóa). Bát bún được ông khoe là “từ ngày có đường cao tốc mới được dừng xe để ăn thong thả”. Ông Hùng là tài xế xe tải...

Không có Thanh Thúy vẫn cực hay

Ở những mùa giải trước đây, các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt, sau đó mới đến vòng chung kết tranh vô địch và trụ hạng. Kể từ mùa giải năm nay, giải đấu chỉ thi đấu một lượt, chia làm 2 giai đoạn. Ông Lê Trí Trường, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng chuyền VN (VFV), cho biết với thể thức mới, số trận sẽ ít hơn, tính cạnh tranh cao hơn, hạn chế tối đa việc...

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ảnh minh họa. (nguồn: Internet). Chính phủ vừa có Tờ trình số 767/TTr -CP đề nghị Quốc hội...

Cùng chuyên mục

Những người mẹ áo xanh

Một ngày trung tuần tháng 10, chúng tôi đến thăm em Ngô Thị Phương Vy, xóm 4, xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn. Trong căn nhà cũ, Vy đang tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và dạy các em...

Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình quảng bá điểm đến du lịch tiềm năng bối cảnh quay phim tại Hàn Quốc và Hoa Kỳ

Tham dự sự kiện, Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình có đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Ninh...

Tích cực thực hiện chính sách BHYT học sinh sinh viên

Bị bệnh lý hẹp van tim từ nhỏ nên hành trình chữa bệnh của Vũ Việt Bách (học sinh lớp 10A5, Trường THPT Gia Viễn B) và gia đình hết sức vất vả. Trong hành trình ấy, gia đình...

Công bố quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa thể thao và quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 2030 tầm...

Hội nghị được kết nối trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất