Powered by Techcity

Nông dân Khánh Công hướng tới phát triển nông nghiệp xanh


Với sự hỗ trợ từ Hội Nông dân các cấp, người dân xã Khánh Công (huyện Yên Khánh) đang dần thay đổi thói quen canh tác, đưa nhiều mô hình, cách làm hay vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường.

Đầu tháng 6 năm nay, ông Phạm Thế Luân (xóm 15, xã Khánh Công) được tham gia lớp tập huấn của Hội Nông dân tỉnh về một số phương pháp xử lý rác thải thân thiện với môi trường. Nhận thấy nhiều lợi ích của các phương pháp này như dễ ứng dụng, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường, ông Luân đã áp dụng nuôi sâu canxi, trùn quế và nuôi gà trên đệm lót sinh học vào mô hình của gia đình mình.

Ông Luân chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi nuôi gà theo cách truyền thống, thả rông trong vườn, hằng ngày dọn dẹp vệ sinh. Sau khi được tham gia lớp tập huấn, tôi đã chuyển sang nuôi gà trên đệm lót sinh học cùng với đó là nuôi sâu canxi, trùn quế làm thức ăn cho gà. Trong quá trình chuyển sang nuôi gà trên đệm lót sinh học, tôi được Hội Nông dân các cấp hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ kinh phí sửa sang chuồng trại, chế phẩm sinh học. 

Làm đệm lót sinh học tương đối đơn giản, tôi có thể tận dụng các phụ phẩm cây trồng như rơm, thân, cành lá cây, mùn cưa kết hợp phun dung dịch men vi sinh. Hệ men vi sinh vật giúp phân giải nước tiểu, phân thải, hạn chế khí hôi, thối, ức chế và tiêu diệt sự phát triển của các vi sinh vật có hại”.

Đây là lứa gà thứ 2 ông Luân áp dụng phương pháp chăn nuôi này và cho thấy hiệu quả rõ rệt. Đàn gà khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, ít bệnh tật, chuồng trại sạch sẽ, không còn mùi hôi như trước, phân gà sau khi thu dọn đệm lót là nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng.

Ngoài ra, ông Luân cũng nuôi sâu canxi, trùn quế làm thức ăn chăn nuôi. Sâu canxi, trùn quế dùng chất thải động vật và phế phẩm rau xanh làm thức ăn. Sản phẩm sâu trưởng thành, vỏ kén của sâu, trùn quế sau đó lại trở thành thức ăn cho gia cầm. 

Nuôi sâu canxi, trùn quế không chỉ bổ sung nguồn thức ăn dinh dưỡng cho vật nuôi mà chất thải từ chúng còn là phân hữu cơ vi sinh tự nhiên, giàu hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với tất cả các loại cây trồng. 

Mô hình của ông Luân đang tạo ra quy trình chăn nuôi tuần hoàn khép kín, chất thải và phế phụ phẩm của quá trình này là đầu vào của quá trình sản xuất khác. Theo chủ mô hình, nuôi gà trên đệm lót sinh học kết hợp nuôi trùn quế, sâu canxi đã giúp gia đình ông tiết kiệm 40% chi phí thức ăn, giảm 60% công lao động. 

Hiện ông đang nuôi khoảng 100 con gà thịt lai chọi, gà đẻ trứng mỗi lứa, trung bình 3 lứa mỗi năm, ước trọng lượng bình quân 3 – 4kg/con, với giá bán hiện nay là 120.000- 150.000 đồng/kg, mô hình giúp gia đình cải thiện thu nhập đáng kể.

Nông dân Khánh Công hướng tới phát triển nông nghiệp xanh
Anh Lê Văn Luân (xóm 3, xã Khánh Công) tận dụng nguồn phân từ đệm lót sinh học trong nuôi gà để trồng rau.

 

Không chỉ có gia đình ông Phạm Thế Luân, nhiều hộ nông dân trên địa bàn xã Khánh Công đang dần chuyển sang phương pháp chăn nuôi, canh tác mới, thân thiện với môi trường, hướng tới một nền nông nghiệp xanh, bền vững.

Năm 2021, Khánh Công là một trong ba địa phương của huyện Yên Khánh được chọn làm mô hình điểm thực hiện dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế”. 

Đồng chí Đỗ Gia Hiểu, Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Công chia sẻ: “Sau khi được chọn làm mô hình điểm và tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ, Ban Thường vụ Hội Nông dân xã đã tổ chức 5 hội nghị chuyển giao kỹ thuật cho 150 hội viên nông dân. Trong đó, tập trung vào kỹ thuật lên men phụ phẩm cây trồng làm thức ăn chăn nuôi; kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm cây trồng; nuôi gà trên nệm lót sinh học; nuôi sâu canxi, giun quế để xử lý phân gia súc.

Ngoài ra, hội viên nông dân còn được các cấp Hội và Ban Quản lý dự án hỗ trợ chế phẩm sinh học và một phần kinh phí để thực hiện mô hình. Đến nay đã hỗ trợ 15 hội viên thực hiện mô hình lên men phụ phẩm cây trồng làm thức ăn chăn nuôi, 60 hội viên thực hiện mô hình ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm cây trồng, 10 hội viên nuôi gà nuôi gà trên đệm lót sinh học và 20 hội viên nuôi sâu canxi, trùn quế.

Sau 3 năm triển khai thực hiện, dự án cho thấy hiệu quả rõ rệt. Trước đây, phụ phẩm cây trồng, phân gia súc, gia cầm thường không được xử lý đúng cách hoặc bị bỏ đi, gây lãng phí, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng cảnh quan. Sau khi được trang bị kiến thức, tập huấn kỹ thuật, người dân đã thay đổi nhận thức, thói quen, hành vi trong chuyển đổi, phân loại rác thải”.

Từ hiệu quả bước đầu của dự án, thời gian tới, Hội Nông dân xã Khánh Công sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con nông dân phân loại, xử lý rác hữu cơ, có giải pháp hỗ trợ các hộ gia đình có nhu cầu phát triển mô hình. Qua đó tạo sự chuyển biến trong hành vi của cán bộ, hội viên nông dân trong bảo vệ môi trường, hướng tới một nông nghiệp xanh, bền vững, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu của địa phương.

Bài, ảnh: Hồng Minh



Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (22/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Ngược lại, mức cao nhất khu vực là 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và TP Hà Nội. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo hơi tại...

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 hạt cát yêu thương

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 “hạt cát” yêu thươngGần 7 năm ròng rã trên hành trình tìm con, chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, quê Ninh Bình) có ý định bỏ cuộc, dù chặng đường ấy nhiều chông gai, ghập ghềnh. Tháng 6/2012, mối tình đẹp giữa cô giáo Bùi Thị Giang và chàng thủy thủ Trần Văn Thiên đã được đánh dấu bằng một đám cưới hạnh phúc sau...

giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (21/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, TP. Hà Nội và các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc đang bán heo hơi cao nhất khu vực với giá 63.000 đồng/kg. Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá...

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản...

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Cụ thể, công điện của Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp ngành Công...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất