Powered by Techcity

Nỗ lực xây bức tường xanh bảo vệ đê điều làng mạc ở Ninh Bình


Về khu vực ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình), thu hút vào tầm mắt mỗi người là một màu xanh bạt ngàn của những cánh rừng sú, vẹt, bần chua… Ít ai biết rằng, với điểm xuất phát ban đầu (năm 2004) là những bãi triều trơ trọi, sau gần 20 năm với nhiều nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, dưới sự “dẫn đường” là các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, “bức tường xanh” bảo vệ đê điều, làng mạc cho người dân Ninh Bình từng ngày, từng ngày thêm xanh, thêm kiên cố, vững chãi…

So với nhiều địa phương có biển, Ninh Bình là tỉnh có đường bờ biển khá khiêm tốn, dài 18 km nằm giữa 2 cửa sông lớn là sông Đáy và sông Càn. Vùng bãi bồi biển Kim Sơn có tốc độ bồi lắng khoảng 80-100m mỗi năm. Từ khi Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư khóa XII về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” được ban hành, đặc biệt là hưởng ứng phong trào “Trồng một tỷ cây xanh vì Việt Nam xanh”, hoạt động trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển tại Ninh Bình đã được thực hiện quy củ hơn, gắn với trách nhiệm của mỗi cấp ủy, nêu cao vai trò tiền phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, huy động sự tham gia nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân, nhất là người dân sinh sống tại các khu vực ven biển như: Kim Đông, Cồn Thoi, Bình Minh của huyện ven biển Kim Sơn…Đặc biệt, tỉnh Ninh Bình đã tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng nhiều tổ chức trong nước và quốc tế, tiến hành trồng hàng trăm ha rừng ngập mặn.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình, hiện vùng biển Kim Sơn đã trồng được khoảng 615 ha rừng ngập mặn. Từ đó, giúp phát huy hiệu quả rừng ven biển trong việc phòng hộ, bảo vệ các tuyến đê biển; bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải khí nhà kính; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển, góp phần giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng…

Nỗ lực xây bức tường xanh bảo vệ đê điều làng mạc ở Ninh Bình
Từ các vườn ươm, cây giống được vận chuyển đến khu vực tập kết.

 

Nỗ lực xây bức tường xanh bảo vệ đê điều làng mạc ở Ninh Bình
Người dân địa phương tích cực tham gia hoạt động trồng rừng vì họ hiểu rõ: nếu không có cây cối che chở, sóng biển xô thẳng vào chân đê, tràn vào đồng ruộng, ao nuôi thủy sản… ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống. (Trong ảnh: Vận chuyển cây giống bằng hình thức hết sức thủ công, phụ thuộc vào sức người).

 

Nỗ lực xây bức tường xanh bảo vệ đê điều làng mạc ở Ninh Bình bài đang hoàn thiện ảnh chưa duyệt
Hoạt động trồng rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển tại Ninh Bình luôn có sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm của các ngành, đoàn thể, và người dân địa phương. Bộ đội Biên phòng tỉnh không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mà còn trực tiếp cùng người dân trồng từng cây giống, là hoạt động giúp gắn kết tình quân- dân thêm gắn bó…

 

Nỗ lực xây bức tường xanh bảo vệ đê điều làng mạc ở Ninh Bình bài đang hoàn thiện ảnh chưa duyệt
Những năm qua, nhiều cánh rừng sú, vẹt… in dấu chân của những người đi trồng rừng.

 

Nỗ lực xây bức tường xanh bảo vệ đê điều làng mạc ở Ninh Bình bài đang hoàn thiện ảnh chưa duyệt
Những ngày ra quân trồng rừng ngập mặn là những ngày như “trên công trường rộn tiếng ca”. Sự có mặt của những bóng áo xanh tình nguyện đã đem đến cho không khí lao động thêm sức trẻ, một sự nối tiếp những việc làm ý nghĩa.

 

Nỗ lực xây bức tường xanh bảo vệ đê điều làng mạc ở Ninh Bình
Niềm vui của người đi trồng rừng: khi mỗi người dân địa phương đều hiểu việc trồng rừng, bảo vệ rừng là trách nhiệm, là quyền lợi của bản thân, gia đình để không chỉ bảo vệ các tuyến đê biển mà còn là bảo vệ cho chính cuộc sống sinh hoạt, cuộc sống mưu sinh của mình.

 

Nỗ lực xây bức tường xanh bảo vệ đê điều làng mạc ở Ninh Bình bài đang hoàn thiện ảnh chưa duyệt
Không chỉ tham gia trồng rừng, hoạt động bảo vệ rừng cũng được các lực lượng, đoàn thể, địa phương trong tỉnh chú trọng thực hiện thông qua việc tổ chức thu gom rác thải, làm sạch biển. Chiến dịch “Hãy làm sạch biển” và các hoạt động “Ngày thứ 7 xanh – Ngày chủ nhật sạch”, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) đã cơ bản đem lại những hiệu quả nhất định, góp phần vào công tác bảo vệ môi trường biển.

 

Nỗ lực xây bức tường xanh bảo vệ đê điều làng mạc ở Ninh Bình chùm ảnh dự thi anh xem kỹ giúp em
Những cánh rừng ngập mặn được hình thành không chỉ tạo “bức tường xanh” vững chắc trước biển mà còn tạo ra nguồn thủy sinh dồi dào ngay dưới tán rừng. Người dân vùng ven biển Kim Sơn giờ đây yên tâm sản xuất, cải tạo, mở rộng ao đầm để nuôi tôm, cá, ngao… cho thu nhập ổn định.

 

Nỗ lực xây bức tường xanh bảo vệ đê điều làng mạc ở Ninh Bình bài đang hoàn thiện ảnh chưa duyệt
Mỗi năm, diện tích rừng trồng tăng dần, góp phần phủ xanh một vùng ven biển với khoảng 615 ha rừng ngập mặn. Giờ đây, dọc các tuyến đê biển đã và đang được xây dựng, những cánh rừng sú, vẹt, bần chua… phát triển xanh tốt, vươn mình trước biển. Ở Kim Sơn, có nhiều nơi cây đã phát triển cao lớn tới 3 – 5m, gốc to, tạo thành những bộ rễ lớn giữ đất, chống xói lở, xâm thực rất hiệu quả.

 

Thực hiện: Phan Hiếu- Vũ Đức Phương



Nguồn

Cùng chủ đề

Ninh Bình lập kỷ lục đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế

Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt khách quốc tế, chiếm gần 7% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt du khách quốc tế. Ảnh: Nguyễn Trường Ông Bùi Văn Mạnh - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, năm 2024, Ninh Bình đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa đạt 6,6...

Phó Chủ tịch Quốc hội: Tinh gọn bộ máy là đòi hỏi tất yếu khách quan

Ngày 9/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Nho Quan sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình thông tin tới cử tri kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Kỳ họp hoàn thành toàn bộ nội...

Dấu ấn Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024

Thành công của Festival Ninh Bình 2024 mở ra hướng đi mới mang chiều sâu văn hóa, lịch sử cần có của lễ hội. Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản” được tổ chức với quy mô quốc tế từ ngày 24.11 đến ngày 30.11, với nhiều hoạt động nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới độc đáo về lịch sử thông qua ngôn ngữ của...

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Ninh Bình qua những tà áo dài

Tối 23/11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt tổ chức chương trình trình diễn thời trang "Ninh Bình - Áo dài trên con đường di sản". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Bộ sưu tập áo dài với chủ đề Kiến trúc cổ Hoa Lư. Tại chương trình, Ban tổ chức...

CLB Ninh Bình của Hoàng Đức gây bất ngờ khi thắng quá dễ, PVF-CAND chới với

Cuộc đối đầu giữa CLB PVF-CAND và đội Ninh Bình được chờ đợi diễn ra hấp dẫn. Bởi đây là màn so tài giữa 2 đội bóng được đánh giá là ứng cử viên vô địch và cùng đang đứng trong tốp 3 giải hạng nhất mùa này. Tuy nhiên, kịch bản bất ngờ đã xảy ra khi CLB Ninh Bình thắng tương đối dễ dàng.  Trên sân nhà, CLB PVF-CAND sớm “vỡ vụn” trước đội đầu bảng Ninh Bình....

Cùng tác giả

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Cứu 14 thuyền viên tàu hàng gặp nạn trên biển

Sáng 21-12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn (thuộc Bộ Đội biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe các thuyền viên này đều ổn định. Cùng ngày, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiến hành các thủ tục tiếp nhận, xử lý...

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

 Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc.  Tại buổi làm việc, đại diện Đoàn kiểm tra đã thông báo tóm tắt Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất