Powered by Techcity

Ninh Bình và thành quả từ tư duy phát triển hài hòa bền vững Bài 1 Từ tỉnh 4B trở thành nơi đáng sống

Từ một tỉnh nghèo, đến nay, Ninh Bình đã dần vươn lên, đặt mục tiêu trở thành tỉnh khá của khu vực Đồng bằng sông Hồng. Đặc biệt, Ninh Bình thể hiện rõ tư duy không phát triển kinh tế bằng mọi giá, mà hài hòa, bền vững giữa phát triển kinh tế và bảo tồn di sản thiên nhiên, di sản văn hóa, giữ ổn định xã hội, lấy người dân làm trung tâm của phát triển.

Hơn hai năm qua là giai đoạn cả nước nói chung, Ninh Bình nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đầy khó khăn ấy, nhờ những quyết sách đúng đắn của Tỉnh ủy, nỗ lực vượt bậc cùng tinh thần năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ và nhân dân nên Ninh Bình vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.

Kết hợp hài hòa giữa động và tĩnh

Đến với Ninh Bình, được đi trên con đường di sản Tràng An rợp mát bóng cây bồ đề, nhìn người dân và khách du lịch thư thả đạp xe, chúng tôi cảm nhận được những giá trị của việc phát triển kinh tế theo hướng xanh, giữ gìn môi trường thiên nhiên, môi trường sống. Con đường di sản này kéo dài khoảng 15km, bắt đầu từ khu Tràng An lên khu du lịch Bái Đính, được trồng khoảng 3.000 cây bồ đề. Nó xứng đáng vào tốp những con đường đẹp nhất của Việt Nam.

Để dẫn chúng tôi tham quan tuyến phố đi bộ lung linh sắc màu của Ninh Bình về đêm, đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình đã đạp xe đến điểm hẹn. Anh Hùng cho hay, do Ninh Bình có những con đường rất đẹp, yên ả nên đạp xe trở thành môn thể thao thú vị đối với cán bộ, công chức và nhân dân, vừa rèn luyện sức khỏe, vừa thư giãn sau giờ làm việc.

Không gian sống tại Ninh Bình khác hẳn cách đây khoảng 20 năm. Khi ấy Ninh Bình được ví là vùng đất “4B”-“buồn, bực, bụi, bẩn”. Nguyên nhân là vì nghề chính của nhiều người dân Ninh Bình lúc ấy là chuyên vào núi phá đá đốt vôi, gây bụi bẩn mù mịt. Thế nhưng, cuộc sống tại Ninh Bình giờ đã thay đổi. Không khí trong lành hơn. Không gian cả phố đi bộ là nơi mà buổi tối người dân và du khách thư thái sống chậm, cảm nhận được trong nhộn nhịp đô thị kia vẫn có sự lắng đọng văn hóa của mảnh đất kinh kỳ xưa.

Để có được thay đổi lớn ấy, nhiều thế hệ lãnh đạo của tỉnh Ninh Bình đã có bước chuyển tư duy về cách thức phát triển kinh tế. Từ chỗ phát triển “nóng” dựa vào phá núi đá vôi để làm xi măng và vật liệu xây dựng theo công nghệ cũ, Ninh Binh đã chuyển sang đi theo một con đường phát triển kinh tế bền vững, với động lực dựa vào những ngành công nghiệp công nghệ cao, du lịch, kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa của mảnh đất kinh kỳ Hoa Lư xưa. Có thể thấy, sự phát triển của Ninh Bình kết hợp hài hòa giữa yếu tố tĩnh và yếu tố động. Yếu tố tĩnh là phát triển dựa trên bảo tồn di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, bảo vệ môi trường xã hội, bảo vệ cốt cách con người. Yếu tố động là sự năng động, sáng tạo, nỗ lực của cán bộ và nhân dân Ninh Bình để tìm những cách thức mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã thể hiện rõ quan điểm phát triển kinh tế của địa phương: “Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội với công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, công nghệ sạch, nông nghiệp hữu cơ, tiên tiến; tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn… Xây dựng Ninh Bình thành trung tâm du lịch của cả nước; phấn đấu đến năm 2025 là tỉnh phát triển trung bình khá, đến năm 2030 trở thành tỉnh khá trong khu vực Đồng bằng sông Hồng“. Nghị quyết cũng xác định 14 chỉ tiêu, trong đó chỉ tiêu quan trọng hàng đầu là tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân 8,5%/năm.

Bất lợi của Ninh Bình cũng như các địa phương trên cả nước nói chung là trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, gây ra rất nhiều khó khăn. Do đó, để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu trong nghị quyết là không dễ dàng.

Theo đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình: Tuy biết là rất khó khăn để đạt các chỉ tiêu trong nghị quyết, tuy nhiên quan điểm nhất quán của Ban Thường vụ Tỉnh ủy là phải so sánh tỉnh mình với các tỉnh trong khu vực và phải đặt mục tiêu cao để phấn đấu. Nếu đặt mục tiêu thấp sẽ dẫn đến chủ quan, không tạo ra động lực phát triển. Đặt mục tiêu cao thì buộc cả bộ máy phải nỗ lực, năng động, sáng tạo hơn. Trong từng giai đoạn phát triển, có lúc thuận lợi, có lúc khó khăn, tuy nhiên tỉnh không điều chỉnh giảm chỉ tiêu và luôn bám sát mục tiêu chiến lược, quản trị tốt mục tiêu. Đặc biệt, tỉnh luôn kiên quyết bám định hướng chiến lược “phát triển hài hòa, bền vững”, phát triển công nghiệp công nghệ cao, xanh, sạch và tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Không vì bất cứ khó khăn nào mà tỉnh buông lơi định hướng chiến lược trên.

Tự cân đối được ngân sách, điều tiết về Trung ương

Kết quả tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế rất ấn tượng của tỉnh Ninh Bình những năm gần đây và đặc biệt trong nửa nhiệm kỳ vừa qua là minh chứng thuyết phục cho những chia sẻ của đồng chí Phạm Quang Ngọc. Trong năm 2022, toàn tỉnh đã có nhiều bứt phá trong phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, hoàn thành 17/17 chỉ tiêu của năm, trong đó 14 chỉ tiêu vượt kế hoạch; tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,62% và là tiền đề quan trọng để duy trì, tạo đà hoàn thành các mục tiêu của cả nhiệm kỳ.

Ninh Bình và thành quả từ tư duy phát triển hài hòa bền vững Bài 1 Từ tỉnh 4B trở thành nơi đáng sống
Hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần Sản xuất ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (tại Ninh Bình). Ảnh: Mạnh Hưng 

 

Cũng chính trong giai đoạn nhiều khó khăn của nửa nhiệm kỳ vừa qua, Ninh Bình lại đạt được thành tựu đặc biệt. Năm 2022, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đã bứt tốc mạnh mẽ đạt hơn 24.500 tỷ đồng, vượt 22,4% so với dự toán HĐND tỉnh giao, tăng 16,9% so với năm 2021. Năm 2022, lần đầu tiên trong lịch sử Ninh Bình tự cân đối được ngân sách và có điều tiết ngân sách về Trung ương là 9%. Ninh Bình trở thành tỉnh thứ 14/63 tỉnh, thành phố của cả nước tự cân đối ngân sách, có số thu ngân sách đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, là cơ cấu vàng khi công nghiệp, xây dựng và dịch vụ xấp xỉ 90%, chủ yếu là công nghiệp xanh, sạch. Dịch vụ phục hồi và phát triển mạnh mẽ, nhất là du lịch có bước phát triển đột phá. Lượng khách đến với Ninh Bình năm 2022 đạt gần 3,7 triệu lượt, gấp 3,6 lần so với năm 2021, vượt 47,6% kế hoạch năm; doanh thu tăng gấp 3,7 lần… Đặc biệt, trong khi nhiều địa phương chật vật với nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công thì tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Ninh Bình năm 2022 đạt 96,7%, cao nhất nước. 

Trong 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Bình tiếp tục đạt được nhiều điểm sáng tích cực. Theo đồng chí Bùi Mai Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình: Nửa đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh ước đạt 7,56%. Sản xuất công nghiệp vượt qua nhiều khó khăn để có được sự tăng trưởng so với cùng kỳ. Nông nghiệp được mùa, công tác xây dựng nông thôn mới được quan tâm. Dịch vụ phục hồi và đạt mức tăng trưởng cao. Văn hóa-xã hội có tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng lên. Công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được quan tâm, đổi mới theo hướng thực chất và hiệu quả. Cùng với đó, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; quân sự, quốc phòng địa phương được tăng cường.

Bản lĩnh vượt khó

Trong suốt thời gian bùng phát dịch Covid-19 trên diện rộng, Ninh Bình đã hạn chế được tác động bất lợi của dịch bệnh. Ở nhiều địa phương, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, phải giãn cách xã hội kéo dài nên hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, nhưng tại Ninh Bình, bằng những chủ trương, giải pháp linh hoạt, sáng tạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, mọi hoạt động của người dân cơ bản vẫn diễn ra bình thường. Việc giãn cách xã hội chỉ diễn ra trong thời gian đầu (khoảng 14 ngày). Để làm được như vậy, theo Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc, Ninh Bình là một trong những địa phương tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người dân sớm nhất, vì thế mà cộng đồng đã có sự miễn dịch từ rất sớm. Hơn nữa, trong gần hai năm dịch bệnh, các cấp trong tỉnh tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp về mọi mặt để sẵn sàng đón bắt cơ hội ngay sau dịch, hỗ trợ người lao động trong thời gian ngừng việc để giữ chân lao động.

Thời gian dịch bệnh, thay vì ngưng trệ hoàn toàn thì các doanh nghiệp du lịch cũng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khách sạn, nhà hàng, homestay… nâng cấp dịch vụ, mở thêm những sản phẩm du lịch mới. Điều này lý giải cho việc Ninh Bình là một trong những địa phương mở cửa du lịch sớm nhất, có lượng khách du lịch đông và xếp vào tốp đầu cả nước ngay khi mở cửa sau dịch. Nhờ đó, 6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng dịch vụ của toàn tỉnh đạt 16%, qua đó đưa tăng trưởng chung cho toàn tỉnh đạt 7,56% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ tỉnh Ninh Bình xác định 3 khâu đột phá: (1) Xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện chuyển đổi số; (2) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; (3) Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiệu quả, chất lượng; nhất là hạ tầng du lịch. Nửa nhiệm kỳ qua, cả 3 khâu đột phá này đều được tỉnh thực hiện tốt, mang lại hiệu quả rõ rệt.     

Những kết quả đạt được sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 khẳng định sự đúng đắn của tỉnh Ninh Bình khi hướng tới phát triển hài hòa, bền vững. 

(còn nữa)

Theo Báo Quân đội nhân dân 



Nguồn

Cùng chủ đề

Ninh Bình lập kỷ lục đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế

Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt khách quốc tế, chiếm gần 7% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt du khách quốc tế. Ảnh: Nguyễn Trường Ông Bùi Văn Mạnh - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, năm 2024, Ninh Bình đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa đạt 6,6...

Phó Chủ tịch Quốc hội: Tinh gọn bộ máy là đòi hỏi tất yếu khách quan

Ngày 9/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Nho Quan sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình thông tin tới cử tri kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Kỳ họp hoàn thành toàn bộ nội...

Dấu ấn Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024

Thành công của Festival Ninh Bình 2024 mở ra hướng đi mới mang chiều sâu văn hóa, lịch sử cần có của lễ hội. Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản” được tổ chức với quy mô quốc tế từ ngày 24.11 đến ngày 30.11, với nhiều hoạt động nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới độc đáo về lịch sử thông qua ngôn ngữ của...

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Ninh Bình qua những tà áo dài

Tối 23/11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt tổ chức chương trình trình diễn thời trang "Ninh Bình - Áo dài trên con đường di sản". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Bộ sưu tập áo dài với chủ đề Kiến trúc cổ Hoa Lư. Tại chương trình, Ban tổ chức...

CLB Ninh Bình của Hoàng Đức gây bất ngờ khi thắng quá dễ, PVF-CAND chới với

Cuộc đối đầu giữa CLB PVF-CAND và đội Ninh Bình được chờ đợi diễn ra hấp dẫn. Bởi đây là màn so tài giữa 2 đội bóng được đánh giá là ứng cử viên vô địch và cùng đang đứng trong tốp 3 giải hạng nhất mùa này. Tuy nhiên, kịch bản bất ngờ đã xảy ra khi CLB Ninh Bình thắng tương đối dễ dàng.  Trên sân nhà, CLB PVF-CAND sớm “vỡ vụn” trước đội đầu bảng Ninh Bình....

Cùng tác giả

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Cứu 14 thuyền viên tàu hàng gặp nạn trên biển

Sáng 21-12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn (thuộc Bộ Đội biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe các thuyền viên này đều ổn định. Cùng ngày, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiến hành các thủ tục tiếp nhận, xử lý...

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

 Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc.  Tại buổi làm việc, đại diện Đoàn kiểm tra đã thông báo tóm tắt Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII...

Cùng chuyên mục

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Cứu 14 thuyền viên tàu hàng gặp nạn trên biển

Sáng 21-12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn (thuộc Bộ Đội biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe các thuyền viên này đều ổn định. Cùng ngày, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiến hành các thủ tục tiếp nhận, xử lý...

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

 Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc.  Tại buổi làm việc, đại diện Đoàn kiểm tra đã thông báo tóm tắt Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII...

Chìm tàu hàng tại Bình Định, trong tàu đang có bao nhiêu dầu diesel và clinke?

Ngày 21/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bình Định) cho biết, đã phối hợp với Cảng vụ hàng hải Quy Nhơn tổ chức tiếp nhận 14 thuyền viên bị sự cố chìm tàu ở vùng biển tỉnh Bình Định. Vào lúc đêm 20/12, Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn đã tiếp nhận thông tin từ Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn về việc tàu Hoa Lư 02 (thuộc Công ty TNHH vận tải và thương...

Đồng loạt giữ giá trên cả nước

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (21/12/2024) tại khu vực miền Bắc không ghi nhận sự tăng giá ở các tỉnh thành. Hà Nội, Thái Bình có giá cao nhất cả nước với 67.000 đồng/kg. Hiện giá heo hơi tại khu vực này đang có giá dao động từ 65.000 – 67.000 đồng/kg. Hầu hết các tỉnh, thành phố còn lại trong khu vực giao dịch ở mức 66.000 đồng/kg, ngoại trừ Yên Bái, Lào Cai và Ninh...

Quyết tâm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025

Phiên họp 15 Ban Chỉ đạo các dự án GTVT trọng điểm. Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 564/TB-VPCP ngày 19/12/2024 thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ 15 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Tại Phiên họp lần thứ 14 Ban Chỉ đạo Nhà nước các...

Bóng chuyền nữ Việt Nam ra biển lớn

Tự hào HLV Nguyễn Tuấn Kiệt và đội bóng chuyền nữ Không phải ngẫu nhiên mà đội tuyển bóng chuyền nữ VN được vinh danh trong 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch VN năm 2024 và là sự kiện thể thao duy nhất nhận vinh dự này. Các cô gái đội tuyển bóng chuyền nữ VN xuất sắc đoạt danh hiệu vô địch giải AVC Challenger châu Á, đoạt vé tham dự giải FIVB Challenger thế giới....

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn, quyết liệt thi công hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào cuối năm 2025

Tại Phiên họp lần thứ 14 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ – Trưởng Ban Chỉ đạo đã có Kết luận tại Thông báo số 432/TB-VPCP ngày 24/9/2024, trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ ra 04 nhiệm vụ trọng tâm, giao 83 nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương tập trung tháo gỡ các khó khăn,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất