Powered by Techcity

Ninh Bình phát triển công nghiệp văn hóa


Tại quyết định số 218/QĐTTg ngày 04/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó nêu rõ chỉ tiêu phát triển đến năm 2030 là: “phấn đấu công nghiệp văn hóa chiếm trên 10% GRDP”. Và đến năm 2035: “Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương…”.

Như vậy, công nghiệp văn hóa đã trở thành mục tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng cụ thể trong đường hướng và lộ trình phát triển của tỉnh ta đến giữa thế kỷ XXI. Đây vừa là cơ hội nhưng đồng thời là thách thức không nhỏ, đòi hỏi Đảng bộ, quân và dân Ninh Bình phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. 

Tỉnh Ninh Bình gần như có đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa, nhất là các lĩnh vực như: du lịch, nghệ thuật hát chèo, hát xẩm, thủ công mỹ nghệ, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm…. 

Ninh Bình có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như: Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới với khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư, Chùa Bái Đính; khu du lịch Tam Cốc- Bích Động; cùng với núi Non Nước; khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long; Nhà thờ đá Phát Diệm; Vườn quốc gia Cúc Phương… vừa là nơi tham quan du lịch, vừa là nơi có thể làm bối cảnh sáng tạo các sản phẩm văn hóa đặc sắc. 

Đặc biệt, Ninh Bình còn có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa gắn với 3 triều đại: Đinh, Tiền Lê, Lý. Vùng đất Hoa Lư cũng là nơi vua tôi nhà Trần lui về để chỉ đạo quân dân Đại Việt chống giặc Nguyên Mông xâm lược vào thế kỷ thứ XIII. Những dấu mốc và sự kiện lịch sử của dân tộc gắn liền với những nhân vật kiệt xuất như: Đinh Tiên Hoàng, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ, Thái hậu Dương Vân Nga, Nguyễn Minh Không, Trương Hán Siêu… qua các thời kỳ lịch sử tiêu biểu của Ninh Bình là những chất liệu “đầu vào” tuyệt vời để tạo ra các sản phẩm dịch vụ văn hóa với đa dạng loại hình… nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa ngày càng mạnh mẽ và đa dạng của người dân. 

Một thuận lợi nữa là Ninh Bình phát triển công nghiệp văn hóa trong bối cảnh có sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI). Có thể nói, hiện nay AI đang là xu hướng không thể đảo ngược của thế giới khi góp phần thiết thực phục vụ cuộc sống con người. Sự phát triển của công nghệ thông tin và AI cho phép ta có thể phục dựng, sáng tạo ra các sản phẩm văn hóa đặc sắc về vùng đất và người Ninh Bình trong các thời kỳ lịch sử mà mọi người có thể tham quan, thưởng thức thông qua các tác phẩm nghệ thuật và đem lại giá trị kinh tế cao. 

Tỉnh ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, trình độ học vấn khá cao. Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và hệ thống chính trị quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt… Đây là những thuận lợi cơ bản cho việc phát triển công nghiệp văn hóa ở Ninh Bình. 

Bên cạnh đó, tỉnh Ninh Bình cũng còn có một số khó khăn là: Thông tin dữ liệu về những sự kiện và nhân vật lịch sử văn hóa qua các thời kỳ còn hạn chế cần được đào sâu nghiên cứu, hệ thống hóa. Hạ tầng công nghệ thông tin chưa đồng bộ và hiện đại. Số người giỏi về công nghệ thông tin, AI đồng thời có năng lực sáng tạo với trí tuệ và vốn văn hóa sâu sắc, cộng với kỹ năng kinh doanh để làm ra các sản phẩm văn hóa còn ít. Cơ chế chính sách, kinh phí hỗ trợ chưa đồng bộ và đủ mạnh… 

Những năm qua, thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về phát triển công nghiệp văn hóa, tỉnh ta đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả nổi bật trên lĩnh vực du lịch văn hóa, thủ công mỹ nghệ… Tuy vậy, việc phát triển công nghiệp văn hóa cũng chưa toàn diện, đồng đều trong các lĩnh vực. 

Để hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu về phát triển công nghiệp văn hóa đã đề ra đến năm 2030 là: “phấn đấu công nghiệp văn hóa chiếm trên 10% GRDP”, trong thời gian tới, tỉnh Ninh Bình cần tập trung tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về công nghiệp văn hóa. 

Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, kế hoạch, đề án về phát triển công nghiệp văn hóa. Có các giải pháp trong lãnh đạo chỉ đạo, điều hành tập trung, quyết liệt, giao nhiệm vụ với phương châm rõ người, rõ công việc, rõ thời gian hoàn thành vì công nghiệp văn hóa đòi hỏi phải sáng tạo, trí tuệ. 

Lựa chọn phát triển công nghiệp văn hóa với những ngành, lĩnh vực như: Thủ công mỹ nghệ; Du lịch văn hóa; Thiết kế; Nghệ thuật biểu diễn; Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm… là thế mạnh của Ninh Bình nhằm tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập làm tiền đề dẫn dắt các lĩnh vực khác. 

Mở rộng hợp tác, đầu tư về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, du lịch, phim trường…. Đầu tư xây dựng Trung tâm đổi mới, sáng tạo và có chính sách thu hút những người có tài năng về làm việc tại tỉnh để phát triển toàn diện các lĩnh vực thuộc công nghiệp văn hóa là: Quảng cáo; Kiến trúc; Phần mềm và các trò chơi giải trí; Thủ công mỹ nghệ; Thiết kế; Điện ảnh; Xuất bản; Thời trang; Nghệ thuật biểu diễn; Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; Du lịch văn hóa như quy định trong “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã được Chính phủ phê duyệt. 

Nguyễn Đông



Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Cứu 14 thuyền viên tàu hàng gặp nạn trên biển

Sáng 21-12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn (thuộc Bộ Đội biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe các thuyền viên này đều ổn định. Cùng ngày, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiến hành các thủ tục tiếp nhận, xử lý...

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

 Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc.  Tại buổi làm việc, đại diện Đoàn kiểm tra đã thông báo tóm tắt Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII...

Cùng chuyên mục

Dấu ấn Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024

Thành công của Festival Ninh Bình 2024 mở ra hướng đi mới mang chiều sâu văn hóa, lịch sử cần có của lễ hội. Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản” được tổ chức với quy mô quốc tế từ ngày 24.11 đến ngày 30.11, với nhiều hoạt động nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới độc đáo về lịch sử thông qua ngôn ngữ của...

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Ninh Bình qua những tà áo dài

Tối 23/11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt tổ chức chương trình trình diễn thời trang "Ninh Bình - Áo dài trên con đường di sản". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Bộ sưu tập áo dài với chủ đề Kiến trúc cổ Hoa Lư. Tại chương trình, Ban tổ chức...

Những người mẹ áo xanh

Một ngày trung tuần tháng 10, chúng tôi đến thăm em Ngô Thị Phương Vy, xóm 4, xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn. Trong căn nhà cũ, Vy đang tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và dạy các em...

Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình quảng bá điểm đến du lịch tiềm năng bối cảnh quay phim tại Hàn Quốc và Hoa Kỳ

Tham dự sự kiện, Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình có đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Ninh...

Tích cực thực hiện chính sách BHYT học sinh sinh viên

Bị bệnh lý hẹp van tim từ nhỏ nên hành trình chữa bệnh của Vũ Việt Bách (học sinh lớp 10A5, Trường THPT Gia Viễn B) và gia đình hết sức vất vả. Trong hành trình ấy, gia đình...

Công bố quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa thể thao và quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 2030 tầm...

Hội nghị được kết nối trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất