Powered by Techcity

Ninh Bình cần một cơ chế đặc thù để đảm đương tốt sứ mệnh gìn giữ bảo tồn di sản và biến di sản thành động lực phát triển kinh tế xã hội

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu, việc xây dựng thương hiệu địa phương là một đòi hỏi bức thiết. Do vậy, tỉnh Ninh Bình đã phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chuẩn bị tổ chức Hội thảo khoa học “Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương”. Để hiểu rõ hơn về mục đích, ý nghĩa của Hội thảo, Báo Ninh Bình đã trân trọng mời Tiến sỹ (TS) Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, đồng Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo trao đổi về nội dung này.

Phóng viên (PV): Thưa đồng chí, với góc độ là một nhà khoa học và là người đứng đầu cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn hàng đầu của Việt Nam, đồng chí đánh giá như thế nào về vai trò, vị trí của vấn đề phát huy bản sắc và Chiến lược xây dựng thương hiệu trong quá trình phát triển của mỗi địa phương? 

TS. Phan Chí Hiếu: Bản sắc địa phương là những giá trị cốt lõi, những đặc trưng nổi trội và đặc sắc của địa phương mà có thể cảm nhận được rõ ràng, giúp phân biệt nơi này với nơi khác. Bản sắc địa phương là những đặc trưng để nhận diện một địa phương này so với các địa phương khác. Bản sắc của mỗi địa phương được hình thành từ những nguồn gốc khác nhau, một phần từ môi trường tự nhiên, còn phần lớn là do con người ở đó tạo ra trong quá trình sinh sống. Bản sắc của mỗi địa phương gồm nhiều nội dung cấu thành như: truyền thống lịch sử, văn hóa, trong đó yếu tố văn hóa giữ vai trò quan trọng. 

Trong bối cảnh hiện nay, vị thế của đất nước và các giá trị văn hóa, giá trị thương hiệu của một quốc gia, của mỗi địa phương đã và đang trở thành nguồn tài nguyên, động lực quan trọng để phát triển nhanh và bền vững và thúc đẩy hội nhập quốc tế của quốc gia, của địa phương. Sức mạnh, nguồn tài nguyên văn hóa và cùng với đó là nhân tố văn hóa trong kinh tế là một trong ba trụ cột phát triển của đất nước. Văn hóa được coi là “hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc”, đồng thời là “Sức mạnh mềm”, góp phần củng cố vị thế đất nước, tăng cường năng lực quốc gia. 

Trong chiến lược công nghiệp hóa, hội nhập quốc tế hiện nay thì xây dựng thương hiệu dựa trên các giá trị bản sắc của quốc gia, địa phương đã và đang được khẳng định trong cộng đồng thế giới, trong những mục tiêu dựng xây đất nước cường thịnh. Nhờ những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo, của công nghệ số, chuyển đổi số… đã làm cho tài nguyên của một quốc gia, tiềm lực kinh tế của đất nước; bản sắc văn hóa của một dân tộc ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Sức mạnh kinh tế, thương hiệu địa phương và cùng với đó là sức sáng tạo văn hóa, hệ tri thức của một dân tộc chính là căn cước để định diện vai trò, vị thế của một địa phương trong tổng thể quốc gia và khu vực. 

Xây dựng thương hiệu quốc gia/thương hiệu địa phương (bao gồm cả marketing và quảng bá cho địa phương) là bao trùm cả việc xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu khu vực và thương hiệu thành phố/đô thị. Đó là quá trình xây dựng, truyền thông hình ảnh địa phương đến các khu vực thị trường mục tiêu. Một thương hiệu – rõ ràng, hấp dẫn và độc đáo – là nền tảng để biến một địa phương trở thành nơi thu hút đầu tư, điểm đến du lịch và một nơi đáng sống. Trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hóa và mạng lưới hóa của thế giới, mỗi địa phương đều phải cạnh tranh với các địa phương khác, bởi chúng ta đều phải cạnh tranh thu hút khách hàng, khách du lịch, các doanh nghiệp, vốn đầu tư, kỹ nghệ. 

Hiện nay, trên thế giới đã có hơn 3.000 thành phố lớn và 455 đại đô thị đang tham gia vào quá trình xây dựng thương hiệu địa phương cạnh tranh mang tính toàn cầu. Hiện nay, tại nhiều nước trên thế giới, thương hiệu địa phương đang phổ biến và mang lại những lợi thế cạnh tranh vượt trội và bền vững hơn so với địa phương, quốc gia khác. Thương hiệu địa phương không chỉ tạo ra những hiệu ứng tốt về hiệu quả đầu tư và thị trường từ bên ngoài, mà còn kích thích những nội lực bên trong địa phương. Thương hiệu địa phương là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển địa phương nói chung và được cấu thành từ các nhóm nhân tố có tác động qua lại lẫn nhau bao gồm: lịch sử, văn hóa và truyền thống; các giá trị quốc gia (về điều kiện tự nhiên, dân số, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quan hệ quốc tế…), con người và năng lực điều hành của chính quyền địa phương. 

Tuy vậy, thương hiệu của một địa phương không tự nhiên mà có, mà phải xây dựng, phát triển, truyền bá, khẳng định và được thừa nhận. Do đó, cần phải có chiến lược bài bản để xây dựng, phát triển thương hiệu địa phương, trong đó xác định rõ mục tiêu, nội dung, phương thức, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự tham gia của các tầng lớp nhân dân. 

PV: Theo đồng chí, tỉnh Ninh Bình có những giá trị bản sắc nào là đặc thù, nổi trội, riêng có của địa phương? 

TS. Phan Chí Hiếu: Qua nghiên cứu các tài liệu, nghiên cứu đã công bố và cảm nhận của cá nhân, có thể thấy tỉnh Ninh Bình có nhiều lợi thế mang tính đặc thù, nổi trội, riêng có như sau: 

Thứ nhất, đặc thù về tài nguyên vị thế, vị trí địa – chính trị: Hoa Lư – Trường Yên xưa, Ninh Bình ngày nay có sự hợp tụ của cả 3 không gian: Không gian kinh tế văn hóa núi cao, Không gian kinh tế văn hóa châu thổ và Không gian kinh tế văn hóa biển. Đó là sự hội tụ của một phức thể các hệ sinh thái, tạo nên nhiều thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên vị thế. Theo cách tiếp cận không gian và trong tầm nhìn đối sánh giữa các không gian, thì Ninh Bình vừa là vùng địa đầu phía Nam của Bắc Bộ vừa là vùng đất gắn với miền Thanh – Nghệ, đồng thời có những đặc tính tự nhiên, nhân văn gần với vùng Tây Bắc. Ninh Bình vừa có lợi thế về liên kết vùng theo trục Bắc – Nam vừa có thế mạnh của liên kết Đông – Tây. Vị trí địa – chính trị, địa – kinh tế đặc thù đó tạo cho vùng đất này những không gian mở. Ninh Bình có điều kiện tăng cường giao luư kinh tế – xã hội, văn hóa với không chỉ các tỉnh, thành phố nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, khu vực Duyên hải Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ mà còn với các tỉnh và thành phố trong vùng Thủ đô Hà Nội, khu vực miền núi Tây Bắc; khu vực Bắc Trung Bộ. 

Thứ hai, Ninh Bình là vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời: Là kinh đô của Việt Nam vào thế kỷ thứ X, là vùng đất gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc ba triều đại Đinh – Tiền Lê – Lý với nhiều dấu ấn lịch sử. 

Thứ ba, Ninh Bình có hệ thống quần thể di tích đồ sộ trải rộng trên nhiều địa bàn, đơn vị hành chính. Ninh Bình hiện đã có 395 di tích được xếp hạng, gồm 1 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (Quần thể danh thắng Tràng An), 81 di tích xếp hạng cấp quốc gia (trong đó có 3 di tích quốc gia đặc biệt là Cố đô Hoa Lư; khu danh thắng Tràng An – Tam Cốc – Bích Động và Di tích núi Non Nước) và 314 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Ninh Bình có 5 hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia (Cột kinh phật chùa Nhất Trụ, Long sàng trước Nghi môn ngoại và Long sàng trước Bái đường Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng; Bộ Phủ việt Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng; Bộ Phủ việt Đền thờ vua Lê Đại Hành). 

Thứ tư, Ninh Bình có nhiều lợi thế đặc thù về giá trị tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái. Tỉnh Ninh Bình có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, địa hình rất đa dạng, với nhiều vùng sinh thái-xã hội và cảnh quan khác nhau như: vùng núi, trung du, đồng bằng và không gian biển; nhiều cảnh quan đẹp kết hợp giữa rừng – biển – đồng bằng, nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, hấp dẫn khách tham quan là điều kiện để Ninh Bình phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp và du lịch, dịch vụ toàn diện. Các Di sản thiên nhiên của tỉnh như: Khu Tràng An là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận từ năm 2014, Rừng Quốc gia Cúc Phương, hệ sinh thái núi đá vôi xen lẫn đất ngập nước Vân Long, đất ngập nước ven biển Kim Sơn hàng năm mở rộng diện tích ra biển với đa dạng sinh học cao. Do đo, Ninh Bình có nhiều lợi thế lớn trong phát triển kinh tế – xã hội gắn liền với phát triển hệ thống đô thị, du lịch dịch vụ và công nghiệp của vùng duyên hải Bắc bộ. 

Thứ năm, người dân Ninh Bình hiền hòa, mến khách, tốt bụng và nghĩa tình, vừa dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước, vừa cần cù, chịu khó trong lao động, lại có ý chí quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp. Đây cũng là lợi thế to lớn của tỉnh Ninh Bình. 

PV: Xin đồng chí có thể chia sẻ rõ hơn về mục đích và ý nghĩa của Hội thảo khoa học “Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương” mà Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với tỉnh Ninh Bình chuẩn bị tổ chức tới đây? 

TS. Phan Chí Hiếu: Tôi đánh giá cao sáng kiến tổ chức Hội thảo khoa học “Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương” và trân trọng cảm ơn lãnh đạo tỉnh đã mời Viện Hàn lâm khoa học xã hội (KHXH) Việt Nam tham gia. 

Hội thảo là một diễn đàn để các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các nhà kinh doanh trao đổi, thảo luận để nhận diện đầy đủ, chính xác các giá trị bản sắc đặc thù, nổi trội, riêng có và là lợi thế so sánh tuyệt đối của tỉnh Ninh Bình, từ đó đề xuất các giải pháp xây dựng thương hiệu của tỉnh nhà. Đồng thời phân tích những bất cập, hạn chế, điểm nghẽn, nút thắt về cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý cần phải tháo gỡ về bảo tồn di sản; xác định đúng những căn nguyên của vấn đề đang cản trở cho phát triển. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để hài hòa lợi ích giữa bảo tồn và phát huy di sản địa phương cho phát triển du lịch bền vững, mang lại lợi ích cho cộng đồng và đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Quan trọng hơn là xác định mục tiêu, định hướng và khát vọng phát triển trong thời gian tới, tỉnh Ninh Bình cần chuẩn bị cho giai đoạn chuyển mình để giải phóng được hết các giá trị bản sắc địa phương trở thành nguồn lực, nguồn vốn cho phát triển kinh tếxã hội và tận dụng được những yếu tố mang tính thời cơ của bối cảnh mới mang lại. Ninh Bình cần có cơ chế, chính sách mang tính đặc thù, vượt trội để đảm đương được sứ mệnh to lớn trong gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa, di sản nhân loại; đồng thời tạo động lực để tỉnh có thêm cơ hội phát huy nội lực và huy động nguồn lực phát triển nhanh và bền vững, xứng đáng là đô thị đặc thù về giá trị di sản. 

Đối với Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, đây là dịp để Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tham gia sâu hơn, trực tiếp và cụ thể hơn vào việc tư vấn chính sách, cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách, giải pháp phát triển đất nước và mỗi địa phương. 

Ninh Bình cần một cơ chế đặc thù để đảm đương tốt sứ mệnh gìn giữ bảo tồn di sản và biến di sản thành động lực phát triển kinh tế xã hội
Tiến sĩ Phan Chí Hiếu trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Ninh Bình. Ảnh: P.V

 

PV: Sự phát triển của tỉnh Ninh Bình trong hiện tại và tương lai đang diễn ra trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều thay đổi nhanh chóng, có nhiều yếu tố mang tính thời đại và nếu tận dụng được thì tỉnh Ninh Bình có thể bứt phá phát triển rất nhanh để trở thành tỉnh khá của khu vực đồng bằng sông Hồng. Theo đồng chí để tận dụng tốt thời cơ và không lỡ nhịp phát triển, Ninh Bình cần phải làm gì? 

TS. Phan Chí Hiếu: Theo tôi, để tận dụng được thời cơ và biến các giá trị bản sắc, di sản thành nguồn lực để phát triển, tỉnh Ninh Bình cần quan tâm thực hiện những việc sau đây: 

Thứ nhất, cần phải nhận diện thật rõ những giá trị cốt lõi, những đặc sắc riêng có và lợi thế cạnh tranh của Ninh Bình để phát huy mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Bên cạnh đó cũng cần thẳng thắn nhìn nhận những mặt hạn chế để quyết tâm khắc phục, thay đổi nhằm tạo diện mạo, hình ảnh, sức hấp dẫn của tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh mới. 

Thứ hai, cần nghiên cứu xây dựng thương hiệu của Ninh Bình, chú trọng chiến lược marketing địa phương, gắn với truyền thống lịch sử, giá trị văn hóa, phát huy ưu điểm của con người Ninh Bình. 

Thứ ba, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh và môi trường sống, quyết tâm xây dựng Ninh Bình thành nơi đáng sống, đáng đầu tư để thu hút, giữ chân các nhà đầu tư, những người tài và khách du lịch. 

Thứ tư, quan tâm nghiên cứu, xây dựng chiến lược ngành Công nghiệp văn hóa – một lĩnh vực kinh tế liên quan đến việc sản xuất, tái tạo, lưu trữ và phân phối các sản phẩm và dịch vụ văn hóa trên nền tảng thương mại. Các cường quốc kinh tế trên thế giới đều là các cường quốc văn hóa, và sức mạnh mềm dựa trên vốn văn hóa của họ đã góp phần không nhỏ vào việc duy trì tính cạnh tranh cao của các nền kinh tế này. Đối với một số nước phát triển muộn hơn, nền công nghiệp văn hóa đã trở thành lực lượng chủ đạo trong chiến lược phát triển đất nước với một ví dụ rất rõ ràng và sinh động là Hàn Quốc. Ngay trong khu vực Đông Nam Á của chúng ta, Singapore và Thái Lan cũng dựa rất mạnh vào vốn văn hóa của mình để phát triển và cạnh tranh thành công trên phạm vi toàn cầu. Khu vực quần thể Cố đô Hoa Lư, với sự tập trung dày đặc các chứng tích lịch sử – văn hóa và các không gian cảnh quan thuận tiện cho các hoạt động văn hóa – nghệ thuật cộng đồng, có thể tạo ra các điều kiện lý tưởng cho việc phát triển nền công nghiệp văn hóa. 

P.V: Hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố đã được Trung ương cho thí điểm về cơ chế đặc thù phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Xin đồng chí có thể chia sẻ thêm tỉnh Ninh Bình có đầy đủ các yếu tố để được áp dụng theo cơ chế đặc thù này hay không? 

TS. Phan Chí Hiếu: Quốc hội đã ban hành Nghị quyết thí điểm các cơ chế đặc thù cho nhiều địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, thành phố Cần Thơ, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Ninh Bình cũng là địa phương có nhiều lợi thế phát triển kinh tế – xã hội như nói ở trên. Tỉnh lại là địa phương duy nhất ở Việt Nam và cũng là số ít ở trong khu vực sở hữu danh hiệu di sản kép: Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Tràng An. Để đảm đương tốt sứ mệnh gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa, di sản nhân loại, đồng thời để di sản trở thành nguồn lực, động lực để phát triển kinh tế – xã hội địa phương, Ninh Bình cần được Trung ương cho phép thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù để phát huy tối đa các tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và bảo tồn di sản. Theo tôi, những cơ chế đặc thù tập trung vào các nhóm trọng tâm sau đây: 

Nhóm 1: Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù nhằm huy động tối đa các nguồn lực cho mục tiêu bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên. 

Nhóm 2: Các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm tạo động lực, thu hút các nhà đầu tư chiến lược làm đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh theo hướng nhanh và bền vững. 

Nhóm 3: Cho phép thí điểm cơ chế tài chính thực hiện biện pháp giảm phát thải khí nhà kính theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon, nhãn sinh quyển. 

Nhóm 4: Cần có cơ chế, chính sách đặc thù trong phân loại đô thị, phân loại di sản để bảo đảm các đô thị, di sản được UNESCO vinh danh không bị cuốn theo mô hình “đô thị, di sản nén” để vừa thúc đẩy đô thị hóa, hiện đại hóa nhưng lại phù hợp chức năng đô thị di sản, vừa giữ gìn, bảo tồn được các giá trị cốt lõi mà UNESCO vinh danh; cơ chế, chính sách đặc thù bảo đảm chuyển đổi sinh kế bền vững cho người dân trong các vùng di sản. 

P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí! 

Nguyễn Thơm (Thực hiện)



Nguồn

Cùng chủ đề

Ninh Bình, Sơn La có tân giám đốc công an tỉnh

Chiều ngày 4/11/2024, tại Công an tỉnh Ninh Bình, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đối với Đại tá Đinh Việt Dũng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Phát triển Văn hóa ẩm thực Du lịch bền vững

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình Dương Thị Thanh cho biết, du lịch ẩm thực đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành du lịch của Ninh Bình, do là một trong những điểm đến nổi bật nhờ nền ẩm thực phong phú, đa dạng và đặc trưng với nhiều món ăn nổi tiếng, chứa đựng chiều sâu văn hóa, đậm nét truyền thống của vùng đất Cố...

Ninh Bình tổ chức Lễ hội khinh khí cầu với sự tham gia của các phi công nước ngoài

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội cho biết: Tính từ thời điểm Quần thể danh thắng Tràng An được vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên...

Cùng tác giả

Giá heo hơi hôm nay 9/11/2024: Tăng 1.000

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 9/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm...

Nhận định bóng đá Trẻ TP.HCM vs Bình Phước: Công Phượng lại ghi bàn?

Tâm điểm của loạt đấu sớm vòng 3 giải hạng Nhất Quốc gia 2024/2025 là cuộc đọ sức trên sân Thống Nhất giữa Trẻ TP.HCM và Bình Phước. Hai đội từng gặp nhau ở vòng loại cúp Quốc gia và nhanh chóng có màn tái đấu chỉ sau đó 3 tuần. Nguyễn Công Phượng và đồng đội quyết tâm có được chiến thắng để bám đuổi đội đầu bảng Phù Đổng Ninh Bình. Nhận định Trẻ TP.HCM vs Bình Phước Với...

Hỗ trợ phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng khởi nghiệp

Chiều ngày 8/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo”.  Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “Hà Nội kết nối – vươn xa” lần thứ 4 với sự tham gia thực hiện của phụ nữ Hà Nội và các thành...

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

Chiều ngày 8/11, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và...

Họp Quốc hội: Bảo đảm tính khả thi của các chỉ tiêu phòng, chống ma túy

Chiều 8/11, thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các đại biểu đồng tình với sự cần thiết phải ban hành Chương trình bởi tác hại của ma túy đối với xã hội và sức khỏe của người dân. Về nguồn vốn thực hiện Chương trình, Chính phủ đang đề xuất tổng số vốn thực hiện gần 22.500 tỷ đồng. Theo đại biểu Cao Thị Xuân...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất