Powered by Techcity

Những lá thư thời chiến


Trong những năm tháng chiến tranh, những lá thư, những trang nhật ký trở thành cầu nối giữa tiền tuyến và hậu phương, là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm và mong ước hòa bình của người lính nơi chiến trường và khi quá khứ khép lại, những lá thư ấy trở thành hồi ức còn mãi với thời gian.

Hành trang của những người chiến sĩ năm xưa khi bước vào chiến trường, ngoài vũ khí, ba lô… còn có cây bút, cuốn sổ nhật ký và giấy để viết thư. Những lá thư khi ấy trở thành sức mạnh, động viên tiếp thêm tinh thần, ý chí cho người ở lại và người ra trận. 

Như hàng triệu thanh niên ưu tú, khi vừa tròn 18 tuổi, ông Bùi Đình Chiến (ở xóm 3, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh) viết đơn tình nguyện tham gia lực lượng thanh niên xung phong, sau đó là chiến sĩ Giải phóng quân tại chiến trường miền Nam. 

Năm 1973, tranh thủ thời gian nghỉ phép, ông lập gia đình với cô hàng xóm nhà bên Phạm Thị Hồng An rồi lại tiếp tục vào chiến trường khi vừa cưới vợ được 12 ngày. Bởi thế, bao nhiêu nỗi nhớ, tâm tư đều được ông gửi gắm vào những bức thư. “Thời điểm ấy, thư tay là phương thức liên lạc duy nhất giữa tôi và gia đình. Vì điều kiện chiến tranh, có khi hàng tháng thư mới tới tay, nên mỗi lần nhận thư, cảm giác tiền tuyến và hậu phương được gần hơn một chút. Nhận thư của vợ, tôi vững tin và có thêm động lực chiến đấu” – ông Chiến nhớ lại. 

Những lá thư thời chiến
Những lá thư ông Bùi Đình Chiến gửi về cho vợ.

 

Những lá thư được người lính nắn nót từng dòng, ông kể cho vợ nghe về tình hình chiến đấu, gửi gắm nỗi niềm xa cách và luôn vững niềm tin một ngày mai đất nước thống nhất, Nam – Bắc sum họp một nhà. Trong thư ông viết cho vợ ngày 2/7/1974 có đoạn: “… An ơi! Sao mà thời gian trôi đi nhanh thế em nhỉ, chả mấy mà đã 6 tháng trời xa cách em rồi. 6 tháng ấy trôi đi cũng nhanh nhưng cũng lâu, ngày tháng cảm thấy dài dằng dặc em có biết tại sao thế không, chắc em cũng hiểu và trong tâm tư của em hiện giờ cũng tương tự như anh thôi… Mỗi khi anh nghĩ tới em, anh chỉ muốn có một sức mạnh kỳ diệu để đẩy lùi tất cả những quân xâm lược Mỹ, tay sai Thiệu và lũ bán nước ra tận biển khơi, lúc ấy nước ta được thống nhất, đồng bào Nam – Bắc sum họp một nhà. Cả hai miền được tự do độc lập, anh tin chắc rằng anh và em sẽ được gần nhau mãi mãi, em có thấy đúng như vậy không em. Bởi vậy em đừng buồn, em hãy vui lên và đừng nghĩ ngợi về anh nữa, hãy ra sức công tác, hăng hái với công việc của mình và hãy vui lên để bố mẹ yên lòng”. 

Ông mong vợ lạc quan, gìn giữ sức khỏe, thư ngày 12/7/1974 ông viết: “Anh chỉ muốn em không có một thắc mắc gì và anh không muốn để tâm tư em lúc nào cũng buồn tủi sầu não. Anh chỉ muốn em lúc nào cũng quên tất cả chuyện đời, như một con chim luôn ca luôn hát bay nhảy trên cành hoa thơm mát, dưới ánh nắng bình minh rực sáng, để quên tất cả, có như thế sức khỏe mới đảm bảo lâu dài”. 

Đối với bà An, những lá thư động viên của chồng là niềm vui, niềm an ủi trong những năm tháng xa cách. Đáp lại tình cảm nơi tiền tuyến, bà chia sẻ với ông tình hình gia đình, quê hương, bày tỏ nỗi nhớ khi đôi lứa xa cách đồng thời nhắc nhở ông phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, mong ông chiến thắng trở về. Mỗi lá thư viết từ chiến trường gửi về hậu phương có bối cảnh, tâm thế, trạng thái riêng, nhưng tựu chung đều thể hiện cuộc sống, chiến đấu, tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ thương da diết người thân. 

Tròn 50 năm từ ngày con trai hy sinh, ông Tạ Văn Rương (92 tuổi, xóm 4, xã Khánh Thủy, huyện Yên Khánh) – bố của liệt sĩ Tạ Văn Minh vẫn nhớ như in từng dòng thư anh viết. Năm 1972, chiến tranh ngày càng ác liệt, hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chàng thanh niên trẻ Tạ Văn Minh (sinh năm 1954) dù chưa đủ tuổi vẫn hăng hái viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. 

Đầu năm 1973, trong một lần thực hiện nhiệm vụ, anh hy sinh anh dũng tại chiến trường phía Nam Quảng Trị. Kỷ niệm về người con trai đầu lòng, với ông Rương, là những lá thư anh gửi về gia đình. Bức thư đầu tiên anh gửi về nhà vào ngày 21/9/1972, thông báo nơi ở, tình hình học tập, huấn luyện và nỗi nhớ thương gia đình, công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ; động viên bà và bố mẹ: “… Chúng con bước vào Thanh Hóa hơn hai tuần rồi, hiện nay chúng con đang học tập các chiến thuật gấp. Chỉ còn hơn nửa tháng nữa là con phải xa đất Bắc và tạm xa bố mẹ và bà. Con phải xa rời 5 đứa em thân yêu và thơ dại… Bà và thầy mẹ cứ yên tâm đừng lo nghĩ gì về con mà ảnh hưởng sức khỏe, con đi chiến đấu tuy xa nhưng con tin rằng con sẽ trở về thôi…”. 

Những lá thư thời chiến
Thư liệt sĩ Tạ Văn Minh gửi về gia đình trong năm 1972.

 

Bức thư gửi vào cuối năm 1972, anh viết: “Tuy con không được hưởng Tết của quê hương, nhưng cũng được hưởng cái Tết đầu tiên trong quân đội và cũng là Tết đầu tiên con xa nhà… Đơn vị con đang chuẩn bị đi chiến đấu, nếu có thể là đầu xuân năm nay xuất trận. Các em yêu quý của anh! Chắc bây giờ thì các em đang mong Tết lắm nhỉ và cũng mong Tết năm nay anh được về, nhưng vì nhiệm vụ anh không về được, anh rất nhớ và thương các em, nhất là Luyến và Bảy – hai em nhỏ nhất. Anh nhớ các em nhiều, anh hứa khi nào thống nhất anh sẽ về và mua cho các em nhiều quà”. 

Tuổi xuân của liệt sĩ Tạ Văn Minh mãi mãi ở tuổi 19 nhưng những kỷ vật của anh vẫn luôn được giữ gìn, trân trọng đến tận hôm nay. Câu chuyện qua những lá thư của cựu chiến binh Bùi Đình Chiến hay liệt sĩ Tạ Văn Minh là những mảnh ghép trong hàng vạn mảnh ghép chung của cuộc sống những người đã vượt qua chiến tranh để mang độc lập, tự do và hạnh phúc về cho dân tộc. Những bức thư ấy, đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị về ý chí, nghị lực phi thường và lý tưởng sống cao cả của thế hệ cha anh, góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc. 

Bảo tàng Ninh Bình hiện lưu trữ hàng trăm bức thư, nhật ký do cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và gia đình, người thân viết trong chiến tranh. Bà Phạm Thị Nhu, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: “Từ năm 2010, chúng tôi bắt đầu dự án sưu tập kỷ vật chiến tranh, trong đó có thư, nhật ký chiến trường. Từ đó đến nay, đã có hàng trăm bức thư, nhật ký được Bảo tàng sưu tầm hoặc được cựu chiến binh, gia đình liệt sĩ gửi tặng. Đây là những tư liệu lịch sử quý giá mà Bảo tàng luôn gìn giữ, bảo quản và trưng bày, giới thiệu cho khách tham quan”. 

Những lá thư nhuốm màu thời gian không chỉ có ý nghĩa thiêng liêng với gia đình các liệt sĩ, cựu chiến binh mà còn có ý nghĩa với xã hội, là sợi dây kết nối quá khứ với hiện tại, giúp thế hệ trẻ cảm nhận sâu sắc và hiểu biết đầy đủ hơn về một thời bom đạn, về những con người trong cuộc chiến. 

Bài, ảnh: Hồng Minh



Nguồn

Cùng chủ đề

Những người mẹ áo xanh

Một ngày trung tuần tháng 10, chúng tôi đến thăm em Ngô Thị Phương Vy, xóm 4, xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn. Trong căn nhà cũ, Vy đang tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và dạy các em...

Thực hiện tốt công tác thương binh liệt sĩ và người có công

77 năm qua, Đảng và Nhà nước luôn coi công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách...

Cùng tác giả

Họp Quốc hội: Bảo đảm tính khả thi của các chỉ tiêu phòng, chống ma túy

Chiều 8/11, thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các đại biểu đồng tình với sự cần thiết phải ban hành Chương trình bởi tác hại của ma túy đối với xã hội và sức khỏe của người dân. Về nguồn vốn thực hiện Chương trình, Chính phủ đang đề xuất tổng số vốn thực hiện gần 22.500 tỷ đồng. Theo đại biểu Cao Thị Xuân...

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử tại các địa phương

 ​Các hội nghị tập huấn được đánh giá tích cực về nội dung, đa dạng về hình thức Nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương cập nhật những chính sách mới về TMĐT cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, Trung tâm Phát triển TMĐT (EcomViet) (Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương) thường xuyên phối hợp với các Sở Công Thương tổ...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING

Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Ngoại giao. Công điện nêu: Hồi...

Biến động trái chiều tại miền Nam, giao dịch quanh mốc 61.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 6/11/2024 Tại khu vực miền Bắc,giá heo hơi hôm nay duy trì đà đi ngang so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Thương lái tại Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 6/11/2024 ổn...

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

(MPI) – Tại phiên thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra, trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn Tạo điều kiện thuận lợi để...

Cùng chuyên mục

Những người mẹ áo xanh

Một ngày trung tuần tháng 10, chúng tôi đến thăm em Ngô Thị Phương Vy, xóm 4, xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn. Trong căn nhà cũ, Vy đang tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và dạy các em...

Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình quảng bá điểm đến du lịch tiềm năng bối cảnh quay phim tại Hàn Quốc và Hoa Kỳ

Tham dự sự kiện, Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình có đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Ninh...

Tích cực thực hiện chính sách BHYT học sinh sinh viên

Bị bệnh lý hẹp van tim từ nhỏ nên hành trình chữa bệnh của Vũ Việt Bách (học sinh lớp 10A5, Trường THPT Gia Viễn B) và gia đình hết sức vất vả. Trong hành trình ấy, gia đình...

Công bố quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa thể thao và quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 2030 tầm...

Hội nghị được kết nối trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất