Powered by Techcity

Ngành Văn hóa Ninh Bình với những dấu ấn nổi bật năm 2023

Phóng viên: Nhìn lại năm 2023, lĩnh vực văn hóa với nhiều hoạt động, sự kiện tiêu biểu đã góp phần quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Xin đồng chí nói rõ hơn về vấn đề này? 

Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường: Năm 2023 là năm nhiều hoạt động văn hóa, thể thao tiêu biểu được tổ chức tại Ninh Bình. Mở đầu cho các sự kiện văn hóa là chương trình nghệ thuật đêm giao thừa chào Xuân Quý Mão 2023 “Tết quê hương-Ninh Bình 2023” đã góp phần đem niềm vui, hạnh phúc, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa tinh thần cho người dân, thêm nhịp cầu kết nối tình cảm của những người con quê hương Ninh Bình trong thời khắc thiêng liêng đón chào xuân mới, đồng thời góp phần thể hiện những nét đẹp truyền thống trong văn hóa của vùng đất và con người Ninh Bình đến đông đảo người dân và du khách, cùng hướng về quê hương mỗi dịp Tết đến, Xuân về. 

Trong năm, Sở đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ để phục vụ nhân dân và du khách như: Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Bình, Liên hoan các CLB nghệ thuật truyền thống không chuyên tỉnh Ninh Bình, Liên hoan hát Xẩm-Ninh Bình năm 2023; phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại sáng tác văn học, nghệ thuật Ninh Bình; phối hợp Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức Trại sáng tác văn học năm 2023 với chủ đề “Ninh Bình hội tụ”; phối hợp với Hội Người cao tuổi tỉnh Ninh Bình tổ chức Liên hoan tiếng hát Người cao tuổi tỉnh Ninh Bình năm 2023; phối hợp tổ chức Giải chạy “Cúc Phương Jungle Paths năm 2023”; phối hợp với Công ty cổ phần Vũ Media tổ chức giải chạy việt dã Tràng An Marathon; tổ chức Giải Bóng chuyền Cúp Hoa Lư-Bình Điền lần thứ XVII năm 2023; tổ chức Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Ninh Bình” năm 2023. Việc tổ chức các lễ hội truyền thống cũng được quan tâm thực hiện như Lễ hội Hoa Lư, Lễ hội Đền Thái Vi, Lễ hội Tràng An, Lễ hội chùa Bái Đính, Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ… 

Bên cạnh đó, Sở cũng tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo khoa học như: Hội thảo khoa học “Nghề gốm cổ Ninh Bình-Truyền thống và hiện đại” với các tham luận tập trung đề xuất phương hướng bảo tồn và phát huy truyền thống nghề gốm cổ Ninh Bình trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội và văn hóa tại địa phương; tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Giải quyết mối quan hệ giữa phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế-xã hội: Nhìn từ quản trị vùng và địa phương”. 

Phối hợp tổ chức Hội nghị quốc tế về phát huy các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam… đã đưa ra những bài học quý báu xây dựng mô hình phát triển bền vững của địa phương với phương châm “Bảo tồn cho phát triển và phát triển để bảo tồn”, góp phần quan trọng trong việc cải thiện chất lượng đời sống của cộng đồng người dân địa phương, nâng cao năng lực quản lý và ý thức của cộng đồng địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững. 

Bên cạnh các hoạt động văn hóa, thể thao mang tính thường niên, năm nay nhiều sự kiện văn hóa ý nghĩa cũng được tổ chức như: Lễ kỷ niệm 1.055 năm Nhà nước Đại Cồ Việt và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2023; chương trình truyền hình thực tế và liveshow âm nhạc “Miền lau trắng”; chương trình Festival Ninh Bình-Tràng An lần thứ II năm 2023… Các chương trình để lại nhiều hiệu ứng, hình ảnh tốt đẹp trong lòng khán giả, đồng thời sản phẩm văn hóa này có sức lan tỏa lớn, góp phần quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa, lịch sử của Ninh Bình đến với bạn bè trong nước và quốc tế… 

Bên cạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ do tỉnh tổ chức, hoạt động văn hóa, văn nghệ tại cơ sở cũng diễn ra hết sức sôi nổi hưởng ứng các ngày lễ, ngày kỷ niệm trong năm… đã góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Có thể khẳng định, các sự kiện văn hóa được tổ chức trang trọng, nghiêm túc, chu đáo, diễn ra an toàn, tiết kiệm, ấn tượng, vui tươi, mang đậm những sắc màu văn hóa, tín ngưỡng linh thiêng của đất và người Ninh Bình, góp phần quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa, lịch sử của Ninh Bình đến với bạn bè trong nước và quốc tế, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. 

Ngành Văn hóa Ninh Bình với những dấu ấn nổi bật năm 2023
Tiết mục tham gia Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh năm 2023. Ảnh: Minh Quang

 

Phóng viên: Phát triển công nghiệp văn hóa gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh là định hướng quan trọng trong hoạt động của ngành Văn hóa, xin đồng chí cho biết rõ hơn về điều này? 

Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường: Nhận thức sâu sắc việc xây dựng ngành công nghiệp văn hóa có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tếxã hội; bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; trên cơ sở kết quả nghiên cứu về lịch sử văn hóa thời gian qua và những giá trị di sản đã được bảo tồn, phát huy, tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, đề án và tổ chức thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp; trong đó xác định lấy di sản văn hóa làm nền tảng, làm cơ sở để phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch. 

Hướng đến xây dựng và phát triển tỉnh Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa của đồng bằng sông Hồng và của cả nước. Với mục tiêu định hướng như vậy, thời gian vừa qua, Ninh Bình đã đầu tư phát triển văn hóa-xã hội ngang tầm với kinh tế. Giai đoạn 2015-2020, chi đầu tư cho sự nghiệp văn hóa chiếm 3,37% tổng chi ngân sách toàn tỉnh; giai đoạn 2021-2025, chi đầu tư cho các công trình, dự án văn hóa chiếm 20% tổng nguồn kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh, đạt mức cao trong cả nước. Nhờ vậy, các di sản văn hóa phi vật thể được nghiên cứu, nhận diện, làm rõ, được người dân tự nguyện tự giác giữ gìn và phát huy trong đời sống xã hội. 

Các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh ở Ninh Bình được bảo tồn, phát huy, trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong nước, quốc tế. Một số di tích trở thành điểm đến thường xuyên của du khách như: Cố đô Hoa Lư, Quần thể danh thắng Tràng An. Nhiều sự kiện văn hóa, khoa học, nghệ thuật mang tầm quốc gia, quốc tế được tổ chức, thu hút đông đảo du khách và giới chuyên gia, các văn nghệ sĩ trong và ngoài nước tham gia, thúc đẩy phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu, hợp tác. Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình ngày càng tăng cả về chất lượng và số lượng… 

Có thể khẳng định, việc xây dựng ngành công nghiệp văn hóa có vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động giới thiệu và quảng bá hình ảnh, con người, những nét văn hóa đắc sắc cũng như thế mạnh, tiềm năng, cơ hội hợp tác đầu tư của tỉnh Ninh Bình đến bạn bè quốc tế, qua đó tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương, thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trên địa bàn tỉnh ngày càng sâu rộng và bền vững. 

Phóng viên: Thưa đồng chí, cùng với các hoạt động văn hóa ý nghĩa được tổ chức, việc đưa văn hóa về cơ sở được ngành triển khai như thế nào? 

Đồng chí Nguyễn Mạnh Cường: Thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã quan tâm đầu tư xây dựng nhiều thiết chế văn hóa tại cơ sở. Những công trình này không chỉ góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân mà còn tạo điểm nhấn thu hút du khách, thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển. Hiện nay, hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở tại Ninh Bình có sự phát triển mạnh về số lượng và chất lượng tổ chức hoạt động. 

Đến nay, toàn tỉnh có 142/143 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa, đạt 99,30%; có 1.616/1.679 khu dân cư, đạt 96,24% khu dân cư có nhà văn hóa gắn với sân thể thao, đáp ứng nhu cầu tổ chức các sinh hoạt chính trị, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, vui chơi giải trí của người dân. Toàn tỉnh hiện có 2 CLB cấp tỉnh, 181 CLB cấp huyện và 837 tổ, đội, nhóm văn nghệ quần chúng, 670 CLB TDTT cơ sở. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhờ đó mà ngày càng phát triển. 

Với vai trò, chức năng của mình, Sở Văn hóa, Thể thao đã chỉ đạo tăng cường đưa văn hóa về cơ sở, đưa những sự kiện, liên hoan, cuộc giao lưu, hội thi và những giải thể thao đưa về cơ sở để tạo điều kiện cho người dân và cộng đồng dân cư ở cơ sở hưởng thụ, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần như: Liên hoan các CLB nghệ thuật truyền thống không chuyên tỉnh Ninh Bình năm 2023 chúng tôi tổ chức tại huyện Gia Viễn; tổng kết Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc được tổ chức tại huyện Yên Khánh. 

Bên cạnh đó, Sở đã chỉ đạo Trung tâm Văn hóa tỉnh mở các lớp bồi dưỡng, truyền dạy hát chèo, hát xẩm và sử dụng nhạc cụ dân tộc cho các câu lạc bộ văn nghệ quần chúng tại huyện Hoa Lư, Yên Khánh và Gia Viễn. Với sự hỗ trợ trong công tác truyền dạy cộng với tâm huyết, trách nhiệm của đội ngũ nghệ nhân dân gian, các câu lạc bộ nghệ thuật quần chúng tại cơ sở hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, để góp phần đưa văn hóa về cơ sở, hoạt động chiếu phim lưu động năm qua đã thực hiện được 432 buổi chiếu không chỉ đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, văn nghệ của người dân vùng nông thôn, miền núi, mà còn phục vụ đắc lực cho công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… 

Phóng viên: Xin cảm ơn đồng chí! 

Phan Hiếu (Thực hiện)



Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò, giá trị của Di sản Tràng An trong xây dựng đô thị di sản thiên niên kỷ

  Những người lái đò tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động thuộc Quần thể danh thắng Tràng An. Để đạt được mục tiêu trên, một trong các vấn đề được quan tâm nhất là quy hoạch bảo tồn và phát huy toàn diện giá trị di sản. Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An – Tam Cốc – Bích Động, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm...

Phát triển du lịch miền núi Thêm giải pháp bền vững cho ngành công nghiệp không khói Kỳ III Xây dựng hệ sinh thái...

Những điều kiện cần Thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư hạ tầng, xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch miền núi, du lịch xanh. Nhiều sản phẩm du lịch...

Cùng tác giả

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Cứu 14 thuyền viên tàu hàng gặp nạn trên biển

Sáng 21-12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn (thuộc Bộ Đội biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe các thuyền viên này đều ổn định. Cùng ngày, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiến hành các thủ tục tiếp nhận, xử lý...

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

 Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc.  Tại buổi làm việc, đại diện Đoàn kiểm tra đã thông báo tóm tắt Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII...

Cùng chuyên mục

Dấu ấn Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024

Thành công của Festival Ninh Bình 2024 mở ra hướng đi mới mang chiều sâu văn hóa, lịch sử cần có của lễ hội. Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản” được tổ chức với quy mô quốc tế từ ngày 24.11 đến ngày 30.11, với nhiều hoạt động nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới độc đáo về lịch sử thông qua ngôn ngữ của...

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Ninh Bình qua những tà áo dài

Tối 23/11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt tổ chức chương trình trình diễn thời trang "Ninh Bình - Áo dài trên con đường di sản". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Bộ sưu tập áo dài với chủ đề Kiến trúc cổ Hoa Lư. Tại chương trình, Ban tổ chức...

Những người mẹ áo xanh

Một ngày trung tuần tháng 10, chúng tôi đến thăm em Ngô Thị Phương Vy, xóm 4, xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn. Trong căn nhà cũ, Vy đang tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và dạy các em...

Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình quảng bá điểm đến du lịch tiềm năng bối cảnh quay phim tại Hàn Quốc và Hoa Kỳ

Tham dự sự kiện, Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình có đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Ninh...

Tích cực thực hiện chính sách BHYT học sinh sinh viên

Bị bệnh lý hẹp van tim từ nhỏ nên hành trình chữa bệnh của Vũ Việt Bách (học sinh lớp 10A5, Trường THPT Gia Viễn B) và gia đình hết sức vất vả. Trong hành trình ấy, gia đình...

Công bố quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa thể thao và quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 2030 tầm...

Hội nghị được kết nối trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất