Powered by Techcity

Một thập kỷ gìn giữ và phát huy giá trị di sản kép thế giới


Năm 2014, sự kiện UNESCO công nhận Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới tạo nên “cú hích” quan trọng, góp phần đưa du lịch Ninh Bình chỉ trong thời gian ngắn đã có được những bước tiến dài, đậm nét.

Những ngày cận kề Tết Giáp Thìn, chúng tôi có dịp đến thăm chị Đỗ Thị Tuyền, người đã có 20 năm gắn bó với công việc lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An. Chị Tuyền nhớ lại: “Từ năm 2004, khi Khu du lịch sinh thái Tràng An mới đang trong quá trình xây dựng với hơn chục chiếc thuyền, tôi là người chở các đoàn khảo sát, công nhân đi làm ở khu du lịch. Đến nay, vừa tròn 20 năm tôi gắn bó với nghề lái đò cũng là 20 năm chứng kiến sự đổi thay của du lịch quê hương. 

Đặc biệt, từ năm 2014, khi Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, thì ở đây đón rất nhiều khách đến tham quan. Chúng tôi ai cũng vui và tự hào khi quê hương từng ngày phát triển, được nhiều du khách yêu mến và biết đến Ninh Bình…”. 

Theo chị Tuyền, du lịch phát triển không chỉ giúp chị có việc làm, thu nhập ổn định mà mỗi ngày chị đều được gặp gỡ, trò chuyện với du khách khắp nơi. Từ một phụ nữ nghèo vốn chỉ quen với ruộng đồng, chân lấm tay bùn, giờ đây chị đã có cuộc sống khấm khá hơn. Chị khoe vừa kịp sửa lại ngôi nhà hai tầng để đón Tết-mà phần lớn kinh phí do chị dành dụm được từ những chuyến đò trên bến Tràng An. Từ người vốn trầm tính, ít nói, giờ đây chị Tuyền đã khác, chị thường xuyên ngâm thơ, kể chuyện, thậm chí là nói những câu tiếng Anh cơ bản với khách nước ngoài. Điều gì đã làm nên sự thay đổi ấy nếu không phải là du lịch? 10 năm qua, chị Tuyền luôn hãnh diện khi có ai đó hỏi về di sản quê hương. 

Những năm qua, không chỉ chị Tuyền mà hàng chục nghìn lao động tại các xã Trường Yên, Ninh Hải, Ninh Thắng, Ninh Xuân, Gia Sinh… đã có cuộc sống ổn định, thu nhập khá hơn, đời sống tinh thần được nâng cao nhờ du lịch phát triển. 

Chỉ tính riêng tại Khu du lịch sinh thái Tràng An, hiện đang tạo việc làm cho 1.300 lái đò, với mức thu nhập từ 5-6 triệu đồng/người/ tháng, chủ yếu là phụ nữ từ 45-60 tuổi. Việc Quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là Di sản thế giới kép đầu tiên và duy nhất khu vực Đông Nam Á đã trở thành dấu mốc quan trọng trong chặng đường phát triển du lịch của tỉnh. 

Trải qua 10 năm, Di sản Tràng An vẫn kiêu hãnh giữa trập trùng non xanh thủy tú; là niềm tự hào, vinh dự trong lòng mỗi người dân Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung. Đặc biệt, danh hiệu cao quý này đã tạo thế và lực mới cho sự phát triển, từng bước đưa du lịch Ninh Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tính đến hết năm 2023, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, trong đó khu vực dịch vụ chiếm 47,1%; khu vực công nghiệp-xây dựng chiếm 42,7%; khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm 10,2%. 

Một thập kỷ gìn giữ và phát huy giá trị di sản kép thế giới
Tràng An vào hội. Ảnh: CTV

 

Ông Bùi Việt Thắng, Phó Giám đốc Ban Quản lý Quần thể danh thắng Tràng An (Sở Du lịch) cho biết: Ngay sau khi đón nhận danh hiệu Di sản thế giới, để tiếp tục khẳng định những cam kết, trách nhiệm quản lý, bảo tồn, tôn tạo, giới thiệu và chuyển giao Di sản cho các thế hệ tương lai theo đúng tinh thần Công ước Di sản thế giới, trên nguyên tắc hài hòa giữa bảo tồn gắn với phát huy giá trị của di sản, góp phần phát triển du lịch, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển du lịch bền vững gắn với đảm bảo sinh kế cho người dân. Từ đó làm thay đổi diện mạo của các địa phương trong khu di sản, chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ du lịch. Nhờ đó, nhiều nghề thủ công truyền thống được khôi phục, nhiều ngành nghề mới được phát triển, tạo việc làm ổn định cho người dân. 

Trong 10 năm qua, số lượng du khách đến tham quan tại Quần thể danh thắng Tràng An ngày càng tăng, đặc biệt là khách quốc tế. Ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị di sản được nâng lên rõ rệt; an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hạ tầng du lịch được đảm bảo và duy trì; văn hóa, văn minh du lịch được nâng lên; chất lượng nguồn nhân lực và công tác phục vụ, đón tiếp khách dần chuyên nghiệp hơn. 

Ngoài ra, công tác quảng bá xúc tiến du lịch được chú trọng, lấy giá trị văn hóa truyền thống và cảnh quan thiên nhiên độc đáo để tạo dựng hình ảnh và thương hiệu của du lịch. Danh hiệu di sản đóng vai trò là hạt nhân, là trung tâm thúc đẩy phát triển du lịch trong toàn tỉnh, khẳng định được vị trí của du lịch Ninh Bình trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. 

Nhờ thực hiện tốt công tác bảo tồn giá trị di sản gắn với phát triển bền vững, 10 năm qua, Ninh Bình đã được nhiều chuyên trang du lịch quốc tế uy tín bình chọn, nhắc đến như: Tốp 10 vùng đất thân thiện nhất thế giới, tốp 10 địa điểm nghỉ dưỡng cho gia đình tốt nhất thế giới, một trong 23 điểm du lịch tuyệt vời nhất năm 2023. 

Đặc biệt, Tổng Giám đốc UNESCO nhận định: “Đây là một trong những mô hình mẫu mực, tiêu biểu nhất trên thế giới về sự kết hợp thành công giữa phát triển kinh tế và du lịch bền vững”. Những danh hiệu, ghi nhận trên không chỉ khẳng định sự nỗ lực, công lao gìn giữ và phát huy giá trị di sản của các thế hệ lãnh đạo và người dân Ninh Bình, mà còn là động lực để Ninh Bình tiếp tục vươn mình mạnh mẽ, đưa du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là trung tâm du lịch quốc gia và quốc tế, tiến tới xây dựng Đô thị di sản thiên niên kỷ trong tương lai…

Minh Hải



Nguồn

Cùng chủ đề

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Ninh Bình qua những tà áo dài

Tối 23/11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt tổ chức chương trình trình diễn thời trang "Ninh Bình - Áo dài trên con đường di sản". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Bộ sưu tập áo dài với chủ đề Kiến trúc cổ Hoa Lư. Tại chương trình, Ban tổ chức...

Di sản Tràng An đoạt giải thưởng Điểm đến có ảnh hưởng

Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An nhận giải thưởng Điểm đến có ảnh hưởng tại Kotler Awards 2024. Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An của tỉnh Ninh Bình vinh dự nhận được giải thưởng Điểm đến có ảnh hưởng. Ảnh: Nguyễn Minh Tại Lễ trao giải thưởng Kotler Awards 2024 tối 22.11, di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh...

CLB Ninh Bình của Hoàng Đức gây bất ngờ khi thắng quá dễ, PVF-CAND chới với

Cuộc đối đầu giữa CLB PVF-CAND và đội Ninh Bình được chờ đợi diễn ra hấp dẫn. Bởi đây là màn so tài giữa 2 đội bóng được đánh giá là ứng cử viên vô địch và cùng đang đứng trong tốp 3 giải hạng nhất mùa này. Tuy nhiên, kịch bản bất ngờ đã xảy ra khi CLB Ninh Bình thắng tương đối dễ dàng.  Trên sân nhà, CLB PVF-CAND sớm “vỡ vụn” trước đội đầu bảng Ninh Bình....

Năm 2025 sẽ khởi công đoạn cao tốc gần 20.000 tỉ đồng nối Nam Định – Thái Bình

Phối cảnh cầu vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Ảnh: Bộ GTVT Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp thực hiện dự án) đã ký phê duyệt quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự án có tổng mức đầu tư bao...

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Toàn cảnh buổi gặp gỡ báo chí về Giải Golf Di sản lần thứ nhất – Ninh Bình năm 2024. (Ảnh: Gia Thành) Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình và Công ty Cổ phần truyền thông đối ngoại Việt Nam chủ trì, phối hợp với Báo Văn hóa, Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam tổ chức. Giải Golf di sản lần thứ nhất là hoạt động thiết thực chào mừng và hưởng ứng Ngày...

Cùng tác giả

Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại ông lớn đường cao tốc Việt Nam

Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam sẽ được giữ nguyên mô hình tổ chức là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và hoạt động theo mô hình nhóm Công ty mẹ – Công ty con. Một đoạn cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình do VEC đầu tư, khai thác. Chủ tịch Ủy ban quản...

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ủng hộ mạnh mẽ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam nhưng các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia còn nhiều trăn trở về quy hoạch, vị trí đặt các ga… Vì sao không kéo dài tới Lạng Sơn, Cần Thơ? Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua...

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 với chủ đề “Dòng chảy di sản”

Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy Di sản” là sự kiện văn hóa-du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng của dân tộc. Hướng tới xây dựng Festival Ninh Bình mang thương hiệu quốc gia và quốc tế Festival Ninh Bình-Tràng An 2003: Xây dựng thương hiệu văn hóa đặc sắc Festival Ninh Bình-Tràng An 2023: Tôn vinh giá trị di sản gắn với du lịch Nguồn:...

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – đoàn Lâm Đồng cơ bản thống nhất với nội dung của dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Theo đại biểu, tại Điều 6 dự thảo luật đã nêu 6 chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực hóa chất. Nội dung của các...

Vietlott ‘nổ’ độc đắc liên tục; không được khuyến mại cho người gửi tiền

Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền Thông tư 48 năm 2024 quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD) do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành, có hiệu lực từ 20/11. Theo Thông tư 48, TCTD khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại...

Cùng chuyên mục

Ninh Bình tổ chức Lễ hội khinh khí cầu với sự tham gia của các phi công nước ngoài

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội cho biết: Tính từ thời điểm Quần thể danh thắng Tràng An được vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên...

Du lịch Ninh Bình Bứt phá sau hơn 30 năm tái lập tỉnh

Nhiều quyết sách đột phá Ngay sau khi tái lập tỉnh năm 1992, Ninh Bình đã tiến hành lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 1995-2010 và được điều chỉnh năm 2007 cho giai đoạn đến...

Phát triển du lịch miền núi Thêm giải pháp bền vững cho ngành công nghiệp không khói Kỳ III Xây dựng hệ sinh thái...

Những điều kiện cần Thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư hạ tầng, xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch miền núi, du lịch xanh. Nhiều sản phẩm du lịch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất