Powered by Techcity

Kim Sơn trước giờ bão số 3 đổ bộ


Theo thông tin dự báo của các cơ quan chức năng, bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã mạnh lên thành siêu bão, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17, ảnh hưởng đến nhiều tỉnh thuộc khu vực Đông Bắc bộ và Bắc Trung bộ, trong đó tỉnh Ninh Bình nhiều khả năng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.

Kim Sơn trước giờ bão số 3 đổ bộ

Lực lượng bộ đội biên phòng được huy động gia cố mái đê Bình Minh III.

Kim Sơn là địa bàn trọng yếu, với gần 20km bờ biển, do vậy đến thời điểm này, các cấp ủy, chính quyền, lực lượng hiệp đồng và nhân dân trên địa bàn huyện đã chủ động triển khai tốt phương châm “4 tại chỗ” sẵn sàng ứng phó với bão số 3. 

 

Đồng chí Trần Xuân Trường, Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn cho biết, huyện đã phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện phương án di dân và kêu gọi tàu thuyền vào khu vực tránh trú an toàn. Đến thời điểm này, toàn bộ các bến đò ngang đã được chốt chặn, đặt cấm biển, tạm dừng hoạt động; triển khai di dân khu vực ngoài đê biển Bình Minh II (bao gồm cả các lao động đang nuôi hàu trên sông Đáy) đến nơi tránh, trú an toàn. 

Kim Sơn trước giờ bão số 3 đổ bộ
Từ 15h các lực lượng chức năng chốt chặn, không cho người dân đi ra ngoài khu vực đê Bình Minh II.

 

Tính đến 18h ngày 5/9/2024 đã kêu gọi toàn bộ 119 phương tiện gồm 267 thuyền viên vào nơi tránh trú bão an toàn; toàn bộ 347 lao động trên 218 lều chòi khu vực từ đê biển Bình Minh III đến Cồn Nổi; 4 lao động đang neo thả 42 bè luồng, 2 tàu gỗ đoạn từ đối diện cống C2 thuộc tuyến đê biển Bình Minh IV đến đầu Lạch Nghẽn đã vào nơi tránh trú bão an toàn. 

Kim Sơn trước giờ bão số 3 đổ bộ
Lực lượng bộ đội biên phòng hợp sức với nhân dân các xã ven biển chuẩn bị vật tư tại chỗ.

 

Kim Sơn trước giờ bão số 3 đổ bộ
Trước khi di dời vào nơi an toàn theo lệnh, anh Trịnh Văn Đại ở xóm 6, xã Kim Trung gia cố, che chắn đảm bảo an toàn cho 300 thùng ong được đặt ở ngoài đê Bình Minh IV.

 

Các xã Kim Đông, Kim Trung, Kim Hải đã lập các tổ tuyên truyền, vận động người dân di dời vào trong đê biển Bình Minh II, đồng thời lập các chốt kiểm soát, không để người dân đi ra ngoài đê biển Bình Minh II kể từ 07h30′ ngày 6/9/2024 đến khi bão tan.

 

Đồn Biên phòng Kim Sơn đã tổ chức bắn pháo hiệu cảnh báo bão. Tổ chức 5 tổ gồm 15 chiến sỹ thực hiện tuyên truyền nhằm hạn chế người dân ra khu vực vùng bãi, cửa sông ven biển. Công an huyện phối hợp với các lực lượng vũ trang triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự ở vùng di dân để Nhân dân yên tâm chấp hành việc di dời.

Kim Sơn trước giờ bão số 3 đổ bộ
Trước khi di dời vào nơi an toàn, người dân gia cố lán, chòi đảm bảo an toàn tài sản.

 

Kim Sơn trước giờ bão số 3 đổ bộ
Xã Hùng Tiến (Kim Sơn) vận hành trạm bơm dã chiến, bơm tiêu kiệt nước đệm trong đồng bảo vệ lúa.

 

Nguyễn Lựu – Trường Giang



Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/kim-son-truoc-gio-bao-so-3-do-bo/d20240906172949378.htm

Cùng chủ đề

Ninh Bình lan tỏa hoạt động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Từ rất sớm, các cán bộ, công chức, người lao động thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh đã nhanh chóng ủng hộ, hỗ trợ, mỗi người tối thiểu 1 ngày lương. Ngay sau đó, đã có hàng tỷ đồng...

Đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp xúc cử tri huyện Kim Sơn

Dự buổi tiếp xúc có các đồng chí: Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Song Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hoàng...

Cùng tác giả

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh – sạch – đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình mà còn là mô hình để truyền cảm hứng, thúc đẩy việc bảo vệ, gìn giữ các tài sản quý báu của nhân loại. Tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục có nhiều...

Ngắm Tràng An vào mùa thu với khung cảnh non nước hữu tình đẹp lay động lòng người

Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi trái đất, khí hậu đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động. Ngoài ra danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư...

Lấy ý kiến sự hài lòng người dân Ninh Bình xây dựng nông thôn mới sau 13 năm, kết quả thế nào?

Cụ thể, hơn 13 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỉnh Ninh Bình luôn nêu cao vai trò chủ thể của Nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý của người dân về kết quả nông thôn mới tỉnh Ninh Bình Qua đó, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến đường bộ ven biển Thái Bình

Theo đó, Chính phủ quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án hơn 4,8 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 1 nghìn tỷ đồng so với Quyết định số 348 ban hành ngày 28/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định tổng mức đầu tư của dự án là hơn 3,8 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn bao gồm vốn ngân sách Trung ương hơn 1,1 nghìn tỷ đồng, vốn ngân sách...

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất