Powered by Techcity

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa úng, bảo vệ sản xuất nông nghiệp


Mưa lớn kéo dài những ngày qua đã làm hơn 10 nghìn ha lúa mùa mới gieo cấy của tỉnh bị ngập, nguy cơ mất trắng. Để chủ động tiêu úng, bảo vệ sản xuất, các đơn vị, địa phương đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp khắc phục tình trạng ngập úng.

Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa úng, bảo vệ sản xuất nông nghiệp

Trạm bơm dã chiến được lắp đặt để tiêu thoát nước cho khu vực 2 xã Ân Hòa và Hùng Tiến (Kim Sơn). Ảnh: Anh Tuấn

Nhiều diện tích lúa mới gieo cấy bị thiệt hại 

Do ảnh hưởng của rìa phía Bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Trung Bộ nối với áp thấp nhiệt đới trên khu vực giữa Biển Đông có xu hướng nâng trục dần lên phía Bắc, kết hợp với hội tụ gió trên cao hoạt động mạnh, khu vực tỉnh Ninh Bình có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. 

Lượng mưa từ 19h ngày 13/7/2024 đến 7h ngày 17/7/2024 phổ biến trên 200 mm, cao nhất tại thành phố Ninh Bình 313,2 mm, thấp nhất tại Trạm Khí tượng Nho Quan 139,7 mm. Mưa lớn xảy ra đúng vào thời điểm bà con nông dân trong tỉnh đang tập trung gieo cấy lúa Mùa, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất. 

Ghi nhận tại HTX Thượng Kiệm (xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn), cơ bản 250 ha lúa mới xuống giống đều bị ngập trắng. Bà Phan Thị Minh, xóm 6, xã Thượng Kiệm buồn rầu: Vụ này nhà tôi cấy 1 mẫu lúa. Vừa mới cấy xong được 3 ngày thì mưa như trút nước, ngập hết. Hơn 1 yến thóc giống, gần 3 triệu tiền thuê công cấy, chưa kể công lấy bùn, gieo mạ, tiền phân bón, cầy bừa coi như mất trắng. Chưa biết có cứu được không nhưng hôm nay tôi lại bỏ lúa giống ra ngâm ủ, gieo mạ lại cho ăn chắc. 

Theo báo cáo của UBND huyện Kim Sơn, đến hết ngày 16/7, toàn huyện đã gieo cấy được 2.081ha lúa Mùa (bằng 26% diện tích kế hoạch). Trong đó, diện tích lúa cấy là 1.788ha, diện tích lúa sạ là 293ha. Tuy nhiên, từ ngày 14/7 đến 7h ngày 17/7 trên địa bàn huyện liên tục có mưa vừa, mưa to, tổng lượng mưa đo được là trên 200 mm. Mưa lớn kéo dài kết hợp với mực nước trên các sông cao đã làm ngập úng toàn bộ diện tích lúa mới cấy. 

Không chỉ có huyện Kim Sơn, tại huyện Hoa Lư, ông Phạm Thái Thạch, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: Vừa qua, toàn huyện đã xuống giống được 1.634/2.360 ha lúa Mùa, trong đó diện tích gieo thẳng chiếm tới gần 70%. Đây là những diện tích rất dễ bị ảnh hưởng của mưa úng, đặc biệt là những nơi ruộng sâu trũng, không chủ động được việc tiêu thoát nước. Do vậy khi có mưa lớn trên diện rộng, gần 1000 ha đã bị ngập úng, nguy cơ lúa bị chết, ảnh hưởng đến mật độ, phải gieo cấy lại là rất cao. 

Tổng hợp nhanh của Sở Nông nghiệp và PTNT từ các huyện, thành phố, đến ngày 17/7, toàn tỉnh đã gieo cấy được 23.344,1 ha lúa vụ Mùa (đạt 75,2% diện tích kế hoạch). Diện tích bị ngập úng khoảng 10.293 ha, trong đó, tập trung chủ yếu ở các huyện Yên Khánh, Kim Sơn, Gia Viễn, Hoa Lư. 

Khẩn trương khắc phục, đảm bảo hoàn thành việc gieo cấy trong tháng 7 

Trước tình trạng mưa lớn đe dọa đến sản xuất, những ngày qua, các địa phương và Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp tiêu úng, cứu lúa mới cấy. 

Tại trạm bơm Bạch Cừ, nơi phụ trách tiêu thoát nước cho sản xuất nông nghiệp khu vực rộng lớn gồm các xã Ninh Khang, Ninh Mỹ, Ninh Giang (huyện Hoa Lư) và các phường Ninh Khánh, Đông Thành (thành phố Ninh Bình), tất cả 12/12 máy bơm đều vận hành hết công suất. Ông Đinh Khánh Chiêu, Trạm trưởng Trạm bơm Bạch Cừ cho biết: Trạm bố trí 100% quân số trực thực hiện nhiệm vụ, thay phiên nhau liên tục kiểm tra, theo dõi điện áp, việc thoát nhiệt của động cơ máy bơm; vớt bèo, rác, vật cản trước các cửa lưới chắn để ngăn tắc, đảm bảo các máy bơm vận hành an toàn, hiệu quả, tiêu thoát nước tối đa. 

Thông tin từ Chi cục Thủy lợi tỉnh, những ngày qua, gần như 100% máy bơm tại tất cả các trạm bơm trên địa bàn tỉnh đều đã vận hành tối đa công suất; đồng thời, căn cứ vào mực nước, thủy triều các cống dưới đê cũng được mở để bằng mọi cách tiêu úng nhanh nhất, cứu lúa. Nhiều diện tích lúa đến nay được bảo vệ an toàn. 

Để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả do mưa lớn gây ra, Sở Nông nghiệp và PTNT kịp thời có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và các địa phương. Theo đó, đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn, các HTX Nông nghiệp và các hộ dân huy động máy móc, thiết bị khơi thông dòng chảy; tổ chức vận hành các công trình thủy lợi tiêu nước, chống lụt, úng cho diện tích cây trồng đang bị ngập úng. Rà soát diện tích lúa Mùa, nhất là diện tích lúa gieo sạ, lúa mới cấy để đánh giá khả năng chịu úng, khả năng phục hồi và triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục sau mưa lớn. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện sản xuất vụ Mùa trong khung thời vụ cho phép. 

Đối với diện tích nuôi trồng thủy sản, chỉ đạo kiểm tra, gia cố bờ ao, cống ao, kiểm tra chất lượng nước ao nuôi, chuẩn bị sẵn sàng các phương án xử lý kịp thời, giảm thiểu thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lớn gây ra. 

Chi cục Thủy lợi theo dõi diễn biến mưa lớn, tăng cường kiểm tra các công trình, phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh huy động nguồn lực, phương tiện vận hành các công trình ứng phó mưa lớn bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Triển khai thực hiện các phương án đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đặc biệt quan tâm các hồ chứa nước. 

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh; Trung tâm Khuyến nông tỉnh tăng cường cán bộ đi cơ sở, kịp thời thông tin, báo cáo tình huống phát sinh để xử lý. Phối hợp với các địa phương hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật khắc phục, khôi phục sản xuất nông nghiệp do ảnh hưởng của mưa lớn. Tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đối với diện tích lúa và cây màu không bị ảnh hưởng do mưa lớn. Đối với diện tích khắc phục được sau mưa lớn thì tiến hành diệt ốc bươu vàng, dặm tỉa bổ sung, chăm sóc phục hồi. Đối với những diện tích ngập úng không có khả năng phục hồi, hướng dẫn người dân chủ động sử dụng các giống ngắn ngày như: Khang dân 18, Bắc thơm số 7, QR1… để gieo cấy lại. Đối với diện tích chưa cấy: Rút nước, tập trung làm đất, đẩy nhanh tiến độ gieo cấy, phấn đấu gieo cấy xong trong tháng 7/2024.

Nguyễn Lựu



Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/khan-truong-khac-phuc-hau-qua-mua-ung-bao-ve-san-xuat-nong/d202407190836154.htm

Cùng chủ đề

Phát triển Văn hóa ẩm thực Du lịch bền vững

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình Dương Thị Thanh cho biết, du lịch ẩm thực đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành du lịch của Ninh Bình, do là một trong những điểm đến nổi bật nhờ nền ẩm thực phong phú, đa dạng và đặc trưng với nhiều món ăn nổi tiếng, chứa đựng chiều sâu văn hóa, đậm nét truyền thống của vùng đất Cố...

65 năm thực hiện lời Bác Nông nghiệp Ninh Bình đổi mới vươn xa

Thủy lợi-Đòn bẩy cho phát triển nông nghiệp Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng người nông dân và coi phát triển nông nghiệp là một tất yếu khách quan, là cơ sở để phát triển các...

Cùng tác giả

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Cứu 14 thuyền viên tàu hàng gặp nạn trên biển

Sáng 21-12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn (thuộc Bộ Đội biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe các thuyền viên này đều ổn định. Cùng ngày, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiến hành các thủ tục tiếp nhận, xử lý...

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

 Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc.  Tại buổi làm việc, đại diện Đoàn kiểm tra đã thông báo tóm tắt Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất