Powered by Techcity

Khẩn trương khắc phục diện tích lúa bị thiệt hại do mưa úng


Hàng nghìn ha lúa Mùa chưa thể xuống giống, ngoài ra hơn 6 nghìn ha lúa đã gieo cấy nhưng bị ngập sâu dưới nước. Trong đó, nhiều diện tích không có khả năng phục hồi, phải gieo cấy lại. Đây là vấn đề lớn đặt ra cho ngành nông nghiệp và các địa phương trong bối cảnh thời vụ còn lại rất ngắn.

Khẩn trương khắc phục diện tích lúa bị thiệt hại do mưa úng

Nông dân xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư gieo cấy lại những diện tích lúa bị hỏng do mưa úng

Sau đợt mưa lớn kéo dài từ ngày 13/7 đến 22/7, nhiều nơi tổng lượng mưa lên tới trên 400 mm đã khiến gần 6.200 ha lúa Mùa trên địa bàn tỉnh vừa cấy ngập sâu dưới nước. Ngay sau đó lại thêm đợt mưa do ảnh hưởng của cơn bão số 2 càng làm gia tăng tình trạng ngập úng, nhiều diện tích lúa không có khả năng phục hồi phải cấy lại. 

Gần 200 ha lúa của HTX Bạch Cừ, xã Ninh Khang, huyện Hoa Lư là một ví dụ. Ông Nguyễn Duy Khương, Giám đốc HTX Bạch Cừ chia sẻ: Hầu hết các cánh đồng của HTX thuộc vùng sâu trũng, thường xuyên xảy ra ngập úng nhưng lần này lượng mưa quá lớn, dồn dập, vừa bơm cạn chiều nay, qua một đêm mưa lớn lại ngập. Gần 200 ha lúa của HTX chỉ cứu được 20 ha, còn lại mất trắng.

Tranh thủ ngớt mưa, bà Phạm Thị Mùi, thôn Đông Phú, HTX Bạch Cừ ra kiểm tra những diện tích lúa mới gieo của gia đình nhưng thật xót xa khi phần lớn trong số đó đã bị hư hại. Bà cho biết: 3 sào lúa ở khu đồng cao còn cứu được chứ 1 mẫu ở khu đồng trũng thì ngập tới gần nửa mét, khả năng hồi phục là không thể, cây nào cây đấy gẫy dập, rễ thì không phát triển được nữa. 

“Sốt ruột về thời vụ, tôi đã mang thóc giống ra ngâm để sẵn sàng khi nào trời tạnh là gieo ngay, nhưng rồi cứ mưa mãi không ngớt nên lại phải đổ ra phơi cho gà ăn dần. Hôm nay, tôi lại tiếp tục ngâm mẻ mới và chờ đợi “ông trời”…, hy vọng sẽ gieo cấy xong tháng 7 để đảm bảo năng suất cuối vụ.

Khẩn trương khắc phục diện tích lúa bị thiệt hại do mưa úng
Ông Nguyễn Quốc Huy (thôn Cổ Loan 1, xã Ninh Tiến, thành phố Ninh Bình) tự bơm nước để đẩy nhanh tiến độ tiêu úng

 

Cùng cảnh ngộ, cả tuần nay ông Nguyễn Quốc Huy (thôn Cổ Loan 1, xã Ninh Tiến, thành phố Ninh Bình) đứng ngồi không yên vì 6 mẫu ruộng của gia đình gieo đến lần thứ 3 rồi mà vẫn bị hỏng. Sốt ruột quá, mấy ngày nay, ông phải dùng đầu máy nổ của máy lồng để hoán cải, lai với máy bơm ngày đêm bơm tát nước từ ruộng lúa của gia đình ra mương với hy vọng nước sớm rút để có thể tiếp tục gieo lại trong 1-2 ngày tới. 

Gần 4 tạ lúa giống coi như đổ xuống sông, xuống biển, đó là chưa kể tiền cày bừa, phân bón rồi bao nhiêu công sức nữa. Tuy nhiên, làm nông nghiệp cũng khó tránh khỏi rủi ro nên tôi đã mua giống, ngâm ủ, quyết tâm phủ kín diện tích.

Khẩn trương khắc phục diện tích lúa bị thiệt hại do mưa úng
Những ngày này, trên khắp các cánh đồng, nông dân sớm tối bám đồng, bám ruộng để khôi phục sản xuất (Trong ảnh: Cánh đồng lúa thuộc xã Ninh Tiến, thành phố Ninh Bình).

 

Quyết tâm khắc phục khó khăn, phủ kín diện tích của ông Huy cũng là quyết tâm của cả ngành nông nghiệp, các địa phương, nông dân trên địa bàn tỉnh lúc này. 2 ngày nay, tranh thủ mưa ngớt, trên khắp các cánh đồng, bà con sớm tối cần mẫn, người làm đất, san ruộng, người dặm tỉa, bón phân, gieo cấy… Sân nhà, đường đi được tận dụng để làm mạ.

Theo thông tin từ Chi cục Thủy lợi, những ngày qua, hơn 200 máy bơm ở tất cả các trạm bơm đều đã hoạt động hết công suất, nhiều công trình, cống dưới đê cũng đã được vận hành. Trong điều kiện khó khăn, nhiều HTX, bà con nông dân đã phải dùng thêm các trạm bơm dã chiến, các máy bơm điện, bơm dầu để cứu lúa. Nhờ đó, tính đến ngày 25/7, toàn tỉnh đã cơ bản tiêu úng cho gần hết các diện tích bị ngập.

 

Để tập trung khắc phục kịp thời ảnh hưởng do mưa lớn gây ra, đảm bảo tiếp tục hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ mùa 2024, Sở Nông nghiệp và PTNT yêu cầu các huyện, thành phố khẩn trương hướng dẫn nhân dân các biện pháp kỹ thuật khôi phục sản xuất. Đối với cây lúa, những diện tích chưa cấy thì tiến hành rút nước, tập trung làm đất, đẩy nhanh tiến độ gieo cấy, phấn đấu gieo cấy xong trong tháng 7/2024. 

Những diện tích lúa bị ngập có khả năng phục hồi sau khi nước rút tiến hành vệ sinh đồng ruộng, sử dụng mạ thừa, mạ dự phòng dặm tỉa bổ sung đảm bảo mật độ, tuyệt đối không bón ngay phân đạm hoặc các loại phân bón có hàm lượng đạm. Sau 2-3 ngày bón bổ sung 5-7 kg super lân/sào để kích thích sự phát triển của bộ rễ, giúp cây nhanh hồi phục, khi cây ra lá mới bón bổ sung 2-3 kg phân đạm Ure/sào. Đồng thời theo dõi chặt chẽ và phòng trừ kịp thời ốc bươu vàng, chuột hại.

Đối với những diện tích lúa mới gieo bị dồn, trôi mộng mạ hoặc những diện tích lúa mới cấy bị ngập úng không có khả năng phục hồi, hướng dẫn người dân chủ động sử dụng các giống ngắn ngày như: Khang dân 18, Bắc thơm số 7, QR1… để gieo cấy lại. 

Do điều kiện dự kiến thời tiết tiếp tục có mưa, các địa phương hạn chế sử dụng phương thức gieo thẳng, chú trọng sử dụng phương thức gieo mạ nền để cấy, phấn đấu gieo cấy hết diện tích theo kế hoạch.

Khẩn trương khắc phục diện tích lúa bị thiệt hại do mưa úng
Người dân xã Ninh Tiến, thành phố Ninh Bình dặm tỉa lúa.

 

Đối với những diện tích lúa mùa sớm ít chịu ảnh hưởng ngập úng, nông dân cần tranh thủ thời tiết thuận lợi, tập trung chăm bón để cây lúa đẻ nhánh, sinh trưởng, phát triển thuận lợi.

Đối với cây màu, khẩn trương tiêu nước cho những diện tích bị ngập úng; tiến hành xới xáo, phá váng, vun gốc kết hợp với bón bổ sung từ 5-7 kg super lân/sào cho diện tích đã gieo trồng để kích thích sự phát triển của bộ rễ, giúp cây nhanh hồi phục. Sau đó, mới tiếp tục chăm sóc theo quy trình kỹ thuật. Tiếp tục gieo trồng các cây màu còn thời vụ, đảm bảo đạt kế hoạch đề ra.

Dự báo trong thời gian tới, miền Bắc khả năng sẽ đón thêm những đợt mưa to diện rộng vào cuối tháng 7, đầu tháng 8. Do vậy, đòi hỏi ngành nông nghiệp, các địa phương và bà con nông dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, chủ động, sẵn sàng các biện pháp ứng phó với những diễn biến xấu do thời tiết và các sinh vật hại gây ra.

Nguyễn Lựu-Anh Tuấn



Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/khan-truong-khac-phuc-dien-tich-lua-bi-thiet-hai-do-mua-ung/d20240726110233210.htm

Cùng chủ đề

Năm 2025 sẽ khởi công đoạn cao tốc gần 20.000 tỉ đồng nối Nam Định – Thái Bình

Phối cảnh cầu vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Ảnh: Bộ GTVT Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp thực hiện dự án) đã ký phê duyệt quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự án có tổng mức đầu tư bao...

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Toàn cảnh buổi gặp gỡ báo chí về Giải Golf Di sản lần thứ nhất – Ninh Bình năm 2024. (Ảnh: Gia Thành) Sự kiện do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình và Công ty Cổ phần truyền thông đối ngoại Việt Nam chủ trì, phối hợp với Báo Văn hóa, Hiệp hội Du lịch Golf Việt Nam tổ chức. Giải Golf di sản lần thứ nhất là hoạt động thiết thực chào mừng và hưởng ứng Ngày...

Ninh Bình, Sơn La có tân giám đốc công an tỉnh

Chiều ngày 4/11/2024, tại Công an tỉnh Ninh Bình, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đối với Đại tá Đinh Việt Dũng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo...

Phát triển Văn hóa ẩm thực Du lịch bền vững

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Ninh Bình Dương Thị Thanh cho biết, du lịch ẩm thực đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành du lịch của Ninh Bình, do là một trong những điểm đến nổi bật nhờ nền ẩm thực phong phú, đa dạng và đặc trưng với nhiều món ăn nổi tiếng, chứa đựng chiều sâu văn hóa, đậm nét truyền thống của vùng đất Cố...

Ninh Bình tổ chức Lễ hội khinh khí cầu với sự tham gia của các phi công nước ngoài

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội cho biết: Tính từ thời điểm Quần thể danh thắng Tràng An được vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên...

Cùng tác giả

Công Phượng có ‘giải mã’ Bà Rịa-Vũng Tàu như Hoàng Đức?

Trận đấu này sẽ được diễn ra lúc 18 giờ ngày 14.11 trên sân Bình Phước, mảnh đất lành với cá nhân Công Phượng. Tiền đạo quê Nghệ An đã ghi 3 bàn trong 2 trận được thi đấu tại đây. Trong khi đó, ở 2 lần chơi trên sân khách, anh đều chơi không quá nổi bật. Đó là lý do đầu tiên để nhiều người tin rằng Phượng sẽ lại “nở hoa” ở cuộc đối đầu sắp...

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Thị trường tiếp tục đi ngang, giao dịch quanh mốc gần 62.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 12/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay duy trì đi ngang so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 12/11/2024 duy trì đi ngang Cụ thể, thương lái tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000...

Công bố Cúp Chiến thắng 2024 lần thứ 8

Danh sách đề cử các hạng mục giải thưởng Cúp Chiến thắng 2024 *Nữ VĐV của năm: 1) Diệp Thị Hương (canoeing, Vĩnh Phúc) giành 1 HCV giải vô địch châu Á, 1 HCV U23 châu Á 2) Phạm Thị Huệ (rowing, Đà Nẵng) giành 1 HCV thuyền đôi giải vô địch châu Á, đoạt suất và lọt...

Năm 2025 sẽ khởi công đoạn cao tốc gần 20.000 tỉ đồng nối Nam Định – Thái Bình

Phối cảnh cầu vượt sông Đáy trên cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Ảnh: Bộ GTVT Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp thực hiện dự án) đã ký phê duyệt quyết định đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Nam Định, Thái Bình theo phương thức đối tác công tư (PPP). Dự án có tổng mức đầu tư bao...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất