Powered by Techcity

Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 22 HĐND tỉnh khóa XV


Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, các vị đại biểu Quốc hội tỉnh; đại biểu các vụ, các cơ quan, đơn vị của Quốc hội; các vị đại biểu HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể của tỉnh; thủ trưởng các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Bí thư các huyện ủy, thành ủy, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố; đại biểu cử tri ở cơ sở.

Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 22 HĐND tỉnh khóa XV
Các đại biểu dự khai mạc kỳ họp.

 

Xem xét, quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng

Phát biểu khai mạc kỳ họp, đồng chí Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nêu rõ: Trong 6 tháng đầu năm 2024, căn cứ quy định của pháp luật và tình hình thực tế của tỉnh, thực hiện sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã tổ chức thành công 3 kỳ họp để xem xét, giải quyết các vấn đề phát sinh, đột xuất theo thẩm quyền; HĐND tỉnh đã thông qua 39 nghị quyết. Việc tổ chức các kỳ họp đã kịp thời ban hành nhiều quyết định quan trọng, góp phần thực hiện tốt công tác quy hoạch, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 22 HĐND tỉnh khóa XV
Đồng chí Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc kỳ họp.

 

Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, thảo luận và quyết định các nội dung chủ yếu: Xem xét báo cáo của UBND tỉnh và của các ngành, đánh giá những kết quả đạt được trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh; công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND tỉnh. Đồng thời đánh giá khách quan, toàn diện, chỉ rõ những khuyết điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm; trên cơ sở đó xác định nhiệm vụ và những giải pháp cụ thể, có tính khả thi, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2024 của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, giai đoạn 2021-2025. HĐND tỉnh sẽ xem xét các báo cáo công tác của Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và các cơ quan hữu quan theo luật định.

Thực hiện quyền giám sát thông qua hoạt động chất vấn, tại kỳ họp, HĐND tỉnh tập trung vào 2 nhóm vấn đề mà cử tri và nhân dân quan tâm, đó là: “Nhóm vấn đề về việc duy trì và phát triển các sản phẩm OCOP cấp tỉnh”; “Nhóm vấn đề về sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành y tế”.

Tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, thông qua 13 dự thảo nghị quyết nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Trong đó có chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp huyện và cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số trên địa bàn tỉnh; bổ sung có mục tiêu ngân sách tỉnh năm 2024 cho các huyện, thành phố và các dự thảo nghị quyết về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

⇒ (Toàn văn Diễn văn khai mạc kỳ họp xem tại đây)

Phát biểu tại kỳ họp, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bùi Hoàng Hà cho biết: Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, rất vinh dự và tự hào cho quê hương Ninh Bình, Quốc hội đã bầu đồng chí Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương giữ chức Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 22 HĐND tỉnh khóa XV
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh.

 

Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo tỉnh, cử tri, nhân dân tỉnh Ninh Bình, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tặng hoa chúc mừng đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh.

Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, GRDP xếp thứ 12/63 tỉnh thành, phố trong cả nước

Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024 do đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trình bày nêu rõ: 

Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 22 HĐND tỉnh khóa XV
Đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trình bày Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm 2024.

 

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, UBND tỉnh đã bám sát sự lãnh đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy và HĐND tỉnh; nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, thống nhất, phát huy dân chủ, tập trung chỉ đạo, điều hành triển khai đồng bộ, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp duy trì và phát triển sản xuất, kịp thời nắm bắt tình hình và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, tập trung đẩy mạnh các ngành dịch vụ; phát triển đồng bộ văn hóa-xã hội; cùng sự đồng lòng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức. Do vậy, tình hình phát triển kinh tế của tỉnh 6 tháng đầu năm tiếp tục có bước phát triển:

Tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đạt 8,19%, xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và xếp thứ 6/11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ tiếp tục có bước phát triển mới; phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu đạt nhiều kết quả. Văn hóa-xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng lên; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 của tỉnh Ninh Bình đạt 5,33 triệu đồng/tháng, đứng thứ 11/63 cả nước và đứng thứ 6 khu vực đồng bằng sông Hồng.

Công tác quy hoạch được quan tâm, đẩy mạnh, đã nhanh chóng công khai, triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo kịp thời, đúng quy định, đồng thời tổ chức thành công Hội nghị công bố quy hoạch, vinh dự được Thủ tướng Chính phủ dự và phát biểu chỉ đạo, từ đó tạo sự đồng thuận, tin tưởng của cấp ủy, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, được các Bộ, ngành Trung ương đánh giá cao.

Công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được quan tâm. Hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh, mở rộng. Quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác cải cách hành chính, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được quan tâm, tập trung chỉ đạo.

Trong 6 tháng cuối năm 2024, UBND tỉnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 đạt từ 8% trở lên (cao hơn mục tiêu kế hoạch là 7,6% theo Nghị quyết của HĐND tỉnh đã đề ra).

Để thực hiện mục tiêu trên, UBND tỉnh đề ra 9 nhóm nhiệm vụ trọng tâm như: thúc đẩy tăng trưởng toàn diện trên các lĩnh vực, đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp, tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, phát triển nông nghiệp xanh, sinh thái…; triển khai hiệu quả các chương trình giáo dục, y tế, an sinh xã hội; đảm bảo thông tin, tuyên truyền, công tác quốc phòng, quân sự địa phương, an ninh trật tự…

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh

Tiếp đó, đồng chí Bùi Hoàng Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đã trình bày Báo cáo công tác của Thường trực HĐND tỉnh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. 

Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 22 HĐND tỉnh khóa XV
Đồng chí Bùi Hoàng Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh trình bày Báo cáo công tác của Thường trực HĐND tỉnh 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024. 

 

Báo cáo khẳng định: Trong 6 tháng đầu năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh đã nghiêm túc thực hiện sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy; phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt kế hoạch chương trình công tác.

Cụ thể, Thường trực HĐND tỉnh đã phối hợp, tổ chức thành công 3 kỳ họp HĐND tỉnh, thông qua 39 nghị quyết (trong đó có 4 nghị quyết quy phạm pháp luật, 4 nghị quyết về công tác nhân sự và 31 nghị quyết cá biệt), kịp thời kiện toàn chức danh lãnh đạo HĐND tỉnh và ban hành nhiều quyết sách tạo cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm việc triển khai thực hiện các quy định về quy hoạch, kinh tế, ngân sách, giá dịch vụ y tế và các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh; đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, tạo động lực cho sự phát triển của tỉnh Ninh Bình nhanh, bền vững trong những năm tới đây.

Bên cạnh đó, kịp thời thống nhất giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền; hoạt động giám sát, giải trình tiếp tục đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả; thực hiện thường xuyên công tác tiếp dân, đôn đốc các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

Về nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024, Thường trực HĐND tỉnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các cấp, các ngành quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nghị quyết của Quốc hội và HĐND tỉnh.

Chuẩn bị và tổ chức tốt các kỳ họp; hoàn thành chương trình giám sát chuyên đề năm 2024, tập trung giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát, sau giải trình và các cam kết sau trả lời chất vấn, các vấn đề vướng mắc mà cử tri, Nhân dân phản ánh, kiến nghị.

Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin, dân nguyện; chỉ đạo, điều hòa hoạt động của các Ban HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh; tích cực tham gia ý kiến vào các dự án luật, các văn bản quy phạm pháp luật theo sự chỉ đạo của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ và Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức.

Nâng cao năng lực cụ thể hóa thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ

Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết: Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành khối lượng công việc lớn nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay (thông qua 11 luật, 21 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu với 11 dự án luật và nhiều nội dung quan trọng khác). Các dự án luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua tại Kỳ họp này liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, được cử tri và Nhân dân rất quan tâm, theo dõi, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội; thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế, tạo động lực đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 22 HĐND tỉnh khóa XV
Đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp.

 

Ghi nhận và đánh giá cao những kết quả phát triển kinh tế-xã hội mà tỉnh Ninh Bình đạt được trong 6 tháng đầu năm 2024, đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh khẳng định: Trong thành tựu chung của tỉnh, có sự đóng góp tích cực, hiệu quả của Hội đồng nhân dân tỉnh cùng sự đồng hành, tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội khóa XV. Hội đồng nhân dân tỉnh đã luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh với Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, chủ động, sáng tạo, đổi mới trong hoạt động, tổ chức các kỳ họp đúng luật định, khoa học. Các nội dung đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ động từ sớm, từ xa; phát huy dân chủ và trí tuệ của các vị đại biểu, kịp thời ban hành nhiều quyết sách về các vấn đề quan trọng, cấp bách, thiết thực của địa phương. 

Dự báo 6 tháng cuối năm với nhiều cơ hội và thách thức đan xen, để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra cho đất nước nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng, đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị HĐND tỉnh Ninh Bình tập trung nâng cao năng lực cụ thể hóa thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII của Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 103 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, Quyết định số 218 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 để thể chế hóa, cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể trong từng lĩnh vực.

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản trị phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại. Khẩn trương hoàn thành các dự án cơ sở hạ tầng có tính lan tỏa, kết nối các vùng trong tỉnh và với khu vực đồng bằng sông Hồng. Chú trọng đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tăng thu ngân sách, trong đó đặc biệt quan tâm thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp theo hướng khu công nghiệp đô thị sinh thái, phát huy hiệu quả đại lộ Đông-Tây. Tăng cường các hoạt động khảo cổ, phục dựng, bảo tồn và phát huy di tích, di sản, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ, quảng bá, phát triển thương hiệu du lịch Ninh Bình, đẩy mạnh công nghiệp văn hóa, đưa du lịch dịch vụ vào thời kỳ tăng tốc với các sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao; tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng tăng trưởng. 

Chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa – xã hội, giáo dục, y tế đồng bộ với phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội…

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, nhất là việc rà soát kết quả thực hiện các kiến nghị sau giám sát. Khẩn trương quán triệt, triển khai các luật và các nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7, chủ động xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi, tạo sự thống nhất trong nhận thức, bảo đảm hiệu quả triển khai khi các luật có hiệu lực thi hành.

Đồng thời, tỉnh cần sớm triển khai Nghị quyết của Quốc hội về tăng lương cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang; sớm triển khai điều chỉnh mức hưởng lương cho cán bộ hưu trí và trợ cấp xã hội, trợ cấp cho người có công có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

Quan tâm quy hoạch đội ngũ cán bộ, chuẩn bị nhân sự của HĐND cho nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXIII; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031. Cùng với đó, sớm hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, quan tâm thực hiện chính sách giải quyết lao động dôi dư, chính sách đãi ngộ đối với những người đương chức, những người nghỉ hưu và những người trong diện sắp xếp…

Đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý: Tháng 7 này, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ, tổ chức nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, bày tỏ sự tri ân đối với những người đã hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc, vì vậy, đề nghị các cấp, các ngành của tỉnh Ninh Bình phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, quan tâm tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo, thăm hỏi, động viên, nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ, các mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình chính sách trên địa bàn tỉnh. 

Đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tin tưởng với những kết quả tốt đẹp đã đạt được, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, nắm vững cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức để thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị năm 2024 và cả nhiệm kỳ, phấn đấu xây dựng tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo, một trong những trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

Các nội dung của kỳ họp tiếp tục được Báo Ninh Bình cập nhật.

Nhóm PV





Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/khai-mac-trong-the-ky-hop-thu-22-hdnd-tinh-khoa-xv/d20240708091448905.htm

Cùng chủ đề

Tiếp tục động viên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết các dân tộc phát triển toàn diện vùng đồng bào dân...

Kính thưa đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc!Kính thưa Đoàn Chủ tịch Đại hội!Kính thưa các vị đại biểu khách quý,Kính thưa các vị đại biểu!Hôm nay, trong niềm vui...

Diễn văn của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tại chương trình Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ...

 Kính thưa đồng chí Đinh Văn Hùng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình;Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ!Kính thưa các vị đại biểu, khách...

Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình thăm làm việc tại Ai Cập

Tham gia Đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện Yên Khánh, Nho Quan.Ai Cập là một thị trường được các công ty quốc gia xem là trọng điểm trong khu...

Cùng tác giả

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

(MPI) – Tại phiên thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra, trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn Tạo điều kiện thuận lợi để...

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế...

Ninh Bình, Sơn La có tân giám đốc công an tỉnh

Chiều ngày 4/11/2024, tại Công an tỉnh Ninh Bình, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đối với Đại tá Đinh Việt Dũng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Nhà thầu đã nhiều lần bị ‘sờ gáy’

TPO – Công ty Hoàng Dân và một số doanh nghiệp trong liên danh thi công dự án Bản Mồng từng chậm tiến độ, bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhắc nhở và cảnh báo chấn chỉnh nhiều lần. Đáng chú ý, doanh nghiệp này còn có mặt trong Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng – dự án trọng điểm, chậm tiến độ và nhiều lần đội vốn.  Hồ sơ doanh nghiệp dự án...

Cùng chuyên mục

Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

(MPI) – Tại phiên thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu đề ra, trong đó nhấn mạnh đến các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn Tạo điều kiện thuận lợi để...

Uỷ ban Kinh tế thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035 Trình bày tờ trình dự án, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy cho biết, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế...

Ninh Bình, Sơn La có tân giám đốc công an tỉnh

Chiều ngày 4/11/2024, tại Công an tỉnh Ninh Bình, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình đối với Đại tá Đinh Việt Dũng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Nhà thầu đã nhiều lần bị ‘sờ gáy’

TPO – Công ty Hoàng Dân và một số doanh nghiệp trong liên danh thi công dự án Bản Mồng từng chậm tiến độ, bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhắc nhở và cảnh báo chấn chỉnh nhiều lần. Đáng chú ý, doanh nghiệp này còn có mặt trong Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng – dự án trọng điểm, chậm tiến độ và nhiều lần đội vốn.  Hồ sơ doanh nghiệp dự án...

Tin tức sáng 4-11: Ngân hàng đầu tiên nắm khối tài sản trên 100 tỉ USD

Phiên họp Quốc hội ngày 4-11 được truyền hình, phát thanh trực tiếp để người dân theo dõi – Ảnh: quochoi.vn Quốc hội dành cả ngày thảo luận về kinh tế – xã hội Theo chương trình kỳ họp, sáng nay 4-11, Quốc hội dành cả ngày thảo luận về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025. Cùng với...

Quốc hội thảo luận về kinh tế – xã hội và việc thi hành Hiến pháp

Sáng 4/10, Quốc hội bước vào tuần làm việc thứ 3 của kỳ họp thứ 8. Trong tuần này, Quốc hội sẽ dành 1,5 ngày cho các nội dung thảo luận về kinh tế – xã hội, bên cạnh đó là các phiên thảo luận tổ, thảo luận hội trường về một số dự án luật. Phiên thảo luận hội trường về kinh tế – xã hội; tình hình thi hành Hiến pháp, pháp luật; chủ trương điều chỉnh Quy...

Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026

Hải Phòng: Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030 hơn 92.420 tỷ đồngHĐND TP. Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết số 76/NQ-HĐND về việc cho ý kiến về kế hoạch đầu tư công trung hạn Thành phố giai đoạn 2026-2030. Đây là bước đầu để thành phố hoàn thiện kế hoạch đầu tư công trung hạn. Theo Nghị quyết, dự kiến tổng nguồn đầu tư công trung hạn Thành phố giai đoạn 2026-2030 là...

Công Phượng ‘hối hả’ gọi, Hoàng Đức có trả lời?

Ngày 3.11, vòng 2 giải hạng nhất mùa giải 2024 – 2025 tiếp tục diễn ra với 3 cặp đấu, trong đó có trận đấu mà Hoàng Đức được chờ đợi.  Lúc 15 giờ, ứng cử viên vô địch PVF-CAND tiếp đón đội Hòa Bình trên sân nhà. Các học trò của HLV Mauro Jeronimo sẽ rất quyết tâm để có được trận thắng đầu tiên bởi họ đã bị CLB Long An cầm hòa 0-0 ở vòng 1. Khâu...

Miền Bắc phục hồi mốc 64.000 đồng, miền Trung thấp nhất cả nước

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 3/11/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ổn định so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 61.000 – 64.000 đồng/kg. Tuần qua, thị trường heo hơi ghi nhận biến động trái chiều. Trong đó, giá heo hơi đang có dấu hiệu hồi phục tại khu vực miền Bắc với sự trở lại của mốc 64.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất