Powered by Techcity

Khắc phục tình trạng lúa xuân chậm phát triển


Từ sau khi cấy lúa xuân đến nay, thời tiết luôn duy trì nền nhiệt độ thấp, trời âm u, ít nắng, khiến các trà lúa xuân xảy ra tình trạng chậm phát triển.

Nền nhiệt thấp, thiếu nắng 

Trong tiết trời mưa phùn, âm u nhưng trên cánh đồng lúa xã Ninh Thắng, huyện Hoa Lư, hầu như thửa ruộng nào cũng có nông dân đang cần mẫn chăm bón. Vừa nhanh tay tỉa dặm vừa tìm nhặt ốc bươu vàng trên 2 sào lúa, bà Vũ Thị Hiên cho hay: “Diện tích này tôi gieo vãi từ mùng 4 Tết, đến giờ là hơn 1 tháng rồi mà vẫn lơ thơ như thế này. Đó là chưa kể mấy hôm trước, tranh thủ HTX bơm nước vào, gia đình đã vãi đạm, cây lúa mới hồi xanh được như thế này, chứ bữa nọ trời rét, kèm sương muối, lá lúa đỏ quạch. Những ngày này, tranh thủ thời tiết ấm lên, mặc cho mưa phùn nặng hạt, tôi vẫn phải ra đồng tỉa, dặm lại những chỗ khuyết cây do chuột, ốc bươu vàng cắn hại”… 

Tương tự như vậy, tại cánh đồng Cung, xã Ninh Mỹ, nhiều nông dân cũng đang lo lắng trước tình trạng lúa chậm phát triển nên sớm, chiều ra đồng điều tiết nước, chăm sóc, bón phân… mong cây lúa sớm phát triển khỏe mạnh. 

Chị Trương Thị Hoa (xóm Phong Hòa) cho biết: Hơn 1 mẫu ruộng này gia đình tôi xuống giống muộn, gặp ngay giai đoạn thời tiết âm u nên cây lúa lên chậm. Hôm nay, tôi phải mang phân đạm ra bón nhử. Hy vọng trời nắng ấm lên, đám ruộng của gia đình sẽ lấy lại được đà sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Hơn 39 nghìn ha lúa xuân của Ninh Bình được bà con nông dân gieo cấy tập trung từ ngày 4/2 đến 25/2. Tuy nhiên, từ sau khi cấy đến nay, thời tiết liên tục duy trì nền nhiệt độ thấp. 

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, thống kê trong 10-15 năm gần đây ở miền Bắc, ít có đợt rét đậm, rét hại diện rộng nào kéo dài từ tháng 2 đến sang cả tháng 3 với nền nhiệt thấp ở đồng bằng dưới 15 độ và vùng núi dưới 13 độ như vừa qua. Những ngày gần đây, tuy thời tiết đã ấm lên nhưng trời vẫn âm u, thiếu nắng. Chính những điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ sinh trưởng phát triển của cây lúa nói riêng cũng như nhiều cây rau màu khác. 

Tăng cường chăm bón 

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, cơ bản toàn bộ diện tích lúa xuân trên địa bàn tỉnh được gieo cấy xong trước ngày 25/2, đảm bảo khung lịch thời vụ tốt nhất. Tuy nhiên, sau khi gieo cấy, do thời tiết không thuận lợi, nền nhiệt độ thấp, số ngày nắng ít nên các trà lúa sinh trưởng phát triển chậm hơn so với mọi năm. Hiện nay, trà xuân sớm đang ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đến đứng cái làm đòng, trà xuân muộn đang ở giai đoạn đẻ nhánh đến đẻ nhánh rộ. 

Khuyến cáo về một số kỹ thuật tác động và biện pháp canh tác trước tình trạng lúa chậm phát triển, kỹ sư Nguyễn Thị Nhung, Trưởng phòng BVTV, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh cho biết: Trước tiên, bà con phải duy trì lượng nước thích hợp cho cây lúa phát triển, nhất là các diện tích lúa gieo vãi; đối với lúa non, nên đảm bảo mực nước khoảng 2-3 cm. Thứ hai là phải bón thúc kịp thời, nhiều nơi nông dân vẫn có tập quán gieo cấy chay (không bón lót) nên cây lúa non sau gieo cấy bị thiếu hụt dinh dưỡng, gặp thời tiết bất lợi dễ bị chết dần, nhất là lúa gieo thẳng. Vì vậy, trên trà xuân muộn, bà con nếu chưa bón thúc lần 1 thì phải khẩn trương chăm bón ngay. Tuy nhiên, có một lưu ý là phải đảm bảo tỷ lệ, liều lượng cân đối giữa các loại phân; không nên bón quá nhiều phân đạm vì giai đoạn này thời tiết âm u, nếu bón nhiều đạm, lúa sẽ dễ nhiễm sâu bệnh. Riêng với trà xuân sớm, đây là thời điểm thích hợp cho bà con bón thúc lần 2 để đón đòng, bón hết lượng phân kali còn lại. 

Ngoài ra, những ngày gần đây, trời âm u, sương mù nhiều, mưa phùn vào buổi sáng và các buổi chiều tối là cơ hội cho bệnh đạo ôn lá ở cây lúa phát triển. Vì vậy, nông dân phải thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm khi bệnh mới xuất hiện. Đặc biệt, cần lưu ý ở những ruộng xanh tốt, lại gieo cấy những giống lúa dễ bị nhiễm bệnh đạo ôn như TBR 225, Thái Xuyên 111, Bắc thơm, Thiêu ưu 8, Đài thơm… 

Cùng với đó, thường xuyên duy trì việc đánh bắt chuột, ốc bươu vàng cũng như làm cỏ kết hợp với sục bùn, phát hiện nhổ bỏ lúa cỏ. Biện pháp phòng trừ tốt nhất lúc này là dùng các biện pháp bẫy, bắt thủ công, hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV hóa học, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa vốn đang non yếu. Đối với chuột, nên tổ chức thành chiến dịch toàn dân ra đồng đào bắt chuột bảo vệ mùa màng và môi sinh. Đối với ốc bươu vàng, dùng thủ công bắt và sử dụng làm thức ăn rất tốt cho chăn nuôi gà, vịt, lợn… 

Giai đoạn này lúa chậm phát triển, nhưng chưa chắc đã ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng sau này. Tuy nhiên, điều chắc chắn là sẽ làm kéo dài thời gian sinh trưởng của cây lúa, ảnh hưởng đến lịch thời vụ. Do vậy, các địa phương cần chủ động tính toán bố trí lịch gieo cấy, cơ cấu giống và các giải pháp kỹ thuật phù hợp cho vụ mùa tiếp theo.

Bài, ảnh: Nguyễn Lựu



Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1587/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việt Nam quy hoạch 54 cụm cảng hàng hóa, tổng công suất khoảng 513 triệu tấn. Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội...

Cứu 14 thuyền viên tàu hàng gặp nạn trên biển

Sáng 21-12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn (thuộc Bộ Đội biên phòng tỉnh Bình Định) phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn. Hiện sức khỏe các thuyền viên này đều ổn định. Cùng ngày, Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiến hành các thủ tục tiếp nhận, xử lý...

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

 Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Đoàn kiểm tra phát biểu tại buổi làm việc.  Tại buổi làm việc, đại diện Đoàn kiểm tra đã thông báo tóm tắt Báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất