Powered by Techcity

Hương sen đất Cố đô

Nức tiếng một vùng non nước 

Với vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh khiết và hương thơm dễ chịu, hòa quyện giữa bầu trời trong xanh, nắng vàng rực rỡ, những đóa sen hồng nở rộ đẹp như một bức tranh thủy mặc. Đi đến nơi nào ở Ninh Bình vào mùa hè, đều dễ dàng bắt gặp các đầm sen khoe sắc. 

Sen có mặt ở khắp nơi do người dân địa phương trồng. Sen nở trong đầm lúa, trong hồ, dưới chân đê, ở dọc hai bên dòng sông Ngô Đồng. Ngay cả trong chính căn homestay mà bạn đang nghỉ ngơi, cũng có thể được trồng những chậu sen, bể sen đẹp mắt. 

Dường như, các đầm sen ở vùng đất Cố đô Hoa Lư có thời gian nở hoa đẹp, giữ sắc bền hơn nhiều nơi. Nếu như hồ sen bình thường chỉ nở trong vòng hơn 1 tháng, thì sen ở một số vùng đất này nở đẹp tới tận cuối năm. Nhưng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 là khi sen nở rộ, đẹp nhất. 

Sen Ninh Bình được người dân trồng tập trung nhiều ở các xứ đồng Cửa Đình, Triều Sau, Bảy Đỗi… của huyện Hoa Lư. Đây là những điểm có cự ly khá gần các khu, điểm du lịch Tam Cốc- Bích động, thung Nham, thung Nắng… 

Với không gian bao la rộng lớn của các thung, xa xa là các dãy núi xanh biếc, rất thuận lợi phục vụ nhu cầu dịch vụ du lịch của khách thập phương. Có được hồ sen nở rộ, bung sắc đúng thời điểm, đặc biệt có thể kéo dài đến vài tháng, đòi hỏi những người trồng sen phải nắm bắt, chọn lựa giống sen, trồng thử theo dõi sự thích nghi, ghi chép thời điểm ra hoa, kết trái…

Nhờ lao động, trên địa bàn đã xuất hiện những “chuyên gia về sen”, những doanh nghiệp chuyên cung ứng sen giống các loại. Hiện nơi đây có những giống sen hàng đầu Việt Nam, như sen ngàn cánh (S1000), superLotus, sen quan âm trắng, sen bluedarling, sen hồng… 

Chị Lê Thanh Huyền, Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất, thương mại và dịch vụ HaLi, xã Ninh Tiến (thành phố Ninh Bình) cho biết: Nhận thấy lợi thế nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, gia đình tôi đã đầu tư vào trồng sen, đồng thời chú trọng đến tạo cảnh quan môi trường du lịch sinh thái. 

Hiện, HaLi có 48 ha sen các loại, gồm ở xã Ninh Thắng và xã Ninh Xuân, trong đó, đang trực tiếp khai thác 22 ha. Cây sen các loại đã và đang phát huy sức mạnh của khu du lịch. Cùng với tạo khung cảnh đẹp cho du khách tham quan, cây sen còn cho thu hoạch hoa và lá. Khi thời tiết chuyển sang mùa đông, cây sen chuyển sang thu hoạch củ. Từ nguyên liệu cây hoa sen, hiện HaLi phát triển sản xuất được gần 20 sản phẩm. Tiêu biểu như trà lá sen Thanh Xuân (OCOP 3 sao), hạt sen sấy, tinh bột củ sen, củ sen sấy, rượu sen, hay là nguyên liệu chính làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như hoa bất tử, giấy sen… 

Được biết, trong tương lai, HaLi đang xúc tiến đầu tư xây dựng khu Triển lãm không gian văn hóa sen, trải nghiệm làm thủ công mỹ nghệ, phát triển kinh tế gắn với phát triển du lịch trên địa bàn. 

Trồng sen đa mục tiêu 

Từ hơn 3 năm nay, thực hiện Nghị quyết số 02- NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy Hoa Lư về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, gắn sản xuất nông nghiệp với phát triển du lịch, dịch vụ, đến nay, trên địa bàn huyện đã có khoảng 55 ha trồng sen. 

Nhiều mô hình trồng các loại sen giống mới kết hợp với nuôi cá phục vụ du lịch, dịch vụ ở các xã Ninh Hải, Ninh Xuân, Ninh Thắng, Ninh Mỹ và Trường Yên, cho hiệu quả kinh tế rất tốt. Nhờ trồng sen “đa mục tiêu” mà nhiều hộ dân ở Hoa Lư đã vươn lên làm giàu.

Đồng chí Phạm Thái Thạch, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hoa Lư cho biết: Với điều kiện địa hình thấp trũng, kinh tế nông nghiệp của huyện khó phát triển. Toàn huyện có hơn 3.000 ha đất trồng lúa, tuy nhiên nhiều diện tích đất xen kẹt giáp chân núi, đất ngập nước gây khó khăn trong việc gieo cấy lúa, nên nhiều hộ dân không còn gắn bó với việc trồng lúa. 

Để khắc phục việc bỏ ruộng, huyện Hoa Lư đã có chủ trương phát triển nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác, trong đó thực hiện chuyển đổi diện tích khó trồng lúa sang trồng cây sen giống mới kết hợp thả cá, gắn với phát triển du lịch sinh thái. 

Nắm bắt xu hướng này, nhiều xã trên địa bàn huyện Hoa Lư tiến hành khảo sát, lựa chọn vùng để chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây và nuôi trồng các con nuôi đặc sản, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển du lịch sinh thái, phát huy thế mạnh của địa phương. Trong đó, nghiên cứu trồng cây sen các loại là một giải pháp. 

Theo thống kê, mấy năm gần đây, nhiều hộ, nhóm hộ hoặc công ty trên địa bàn xã Ninh Thắng đã đứng lên ký kết thuê mượn, đầu tư trồng hàng chục ha sen giống mới trên phần đất trũng, ruộng xấu cấy lúa kém hiệu quả của các xã viên. Mô hình trồng sen kết hợp du lịch sinh thái đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Cây sen cho năng suất hạt trung bình đạt 3,6 tấn/ha, cho thu hoa trung bình trên 30 nghìn bông/ha; thu củ trung bình 4,2 tấn/ha. 

Ngoài ra, sen còn cho thu các sản phẩm khác như lá sen, ngó sen, trà sen…. Thu nhập ước tính từ trồng sen, thả cá đạt trên 400 triệu đồng/ha/năm. Chưa kể nguồn thu từ dịch vụ câu cá giải trí, nghỉ dưỡng ở nhiều hộ có đầm, kết hợp mô hình homestay. Ghi nhận tại các địa phương có mô hình trồng sen giống mới, thả cá kết hợp làm du lịch cho thấy, với nhiều giống sen được trồng gối vụ, mùa sen nở hoa còn kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 11 hàng năm.

Cùng với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những đầm sen đơm hoa khoe sắc, đặc biệt hoa sen nở trái mùa, khách du lịch có nhiều sự lựa chọn về du lịch, chụp ảnh với các đầm sen ngát hương ở vùng đất Cố đô. 

Vui hơn, khi đầu tháng 8/2023, các sở, ngành và huyện Hoa Lư tổ chức Hội nghị công bố nhãn hiệu chứng nhận “Sen Hoa Lư-Ninh Bình” dùng cho các sản phẩm từ cây sen của huyện Hoa Lư. “Sen Hoa Lư-Ninh Bình” được gắn nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm có danh tiếng và chất lượng gắn liền với địa danh đất Cố đô Hoa Lư, chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người trồng, sản xuất và tiêu thụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và làm đẹp hơn hình ảnh vùng đất Cố đô nghìn năm văn hiến.

Bài, ảnh: Minh Đường



Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Chủ tịch Quốc hội Armenia kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

Sáng 23/11, Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Armenia Alen Simonyan và Đoàn đại biểu Quốc hội Cộng hòa Armenia rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam. Tiễn Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan và Đoàn tại sân bay Nội Bài có: Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Phạm Phú Bình; Đại sứ Armenia tại Việt Nam Suren Baghdasaryan. Trong thời gian thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch...

Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (22/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Ngược lại, mức cao nhất khu vực là 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và TP Hà Nội. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo hơi tại...

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 hạt cát yêu thương

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 “hạt cát” yêu thươngGần 7 năm ròng rã trên hành trình tìm con, chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, quê Ninh Bình) có ý định bỏ cuộc, dù chặng đường ấy nhiều chông gai, ghập ghềnh. Tháng 6/2012, mối tình đẹp giữa cô giáo Bùi Thị Giang và chàng thủy thủ Trần Văn Thiên đã được đánh dấu bằng một đám cưới hạnh phúc sau...

giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (21/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, TP. Hà Nội và các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc đang bán heo hơi cao nhất khu vực với giá 63.000 đồng/kg. Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá...

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản...

Cùng chuyên mục

Ninh Bình tổ chức Lễ hội khinh khí cầu với sự tham gia của các phi công nước ngoài

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Sở Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội cho biết: Tính từ thời điểm Quần thể danh thắng Tràng An được vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên...

Du lịch Ninh Bình Bứt phá sau hơn 30 năm tái lập tỉnh

Nhiều quyết sách đột phá Ngay sau khi tái lập tỉnh năm 1992, Ninh Bình đã tiến hành lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 1995-2010 và được điều chỉnh năm 2007 cho giai đoạn đến...

Phát triển du lịch miền núi Thêm giải pháp bền vững cho ngành công nghiệp không khói Kỳ III Xây dựng hệ sinh thái...

Những điều kiện cần Thời gian qua, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đầu tư hạ tầng, xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch miền núi, du lịch xanh. Nhiều sản phẩm du lịch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất