Powered by Techcity

Hội thảo khoa học Đinh Tiên Hoàng Tầm vóc lịch sử và khát vọng dân tộc


Dự Hội thảo, đại biểu Trung ương có các đồng chí: PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đồng Trưởng ban Tổ chức hội thảo; TS Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; GS.TS Nguyễn Văn Kim, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia; PGS.TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam; GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại biểu tỉnh Ninh Bình dự Hội thảo có các đồng chí: PGS.TS Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đồng Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo.

Cùng dự hội thảo có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể; Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh, Hội Khoa học lịch sử tỉnh, Hội Di sản văn hóa tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố…

Hội thảo khoa học Đinh Tiên Hoàng Tầm vóc lịch sử và khát vọng dân tộc
Đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đồng Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo phát biểu khai mạc Hội thảo.

 

Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đồng Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo khẳng định: Thân thế, sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng Đế gắn liền với quá trình thống nhất giang sơn, hình thành nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử dân tộc, khẳng định mạnh mẽ ý chí phục hưng dân tộc dựa trên bản lĩnh độc lập tự chủ, tự lực tự cường. Tầm vóc lịch sử vĩ đại, khát vọng dân tộc về một nền độc lập, thống nhất, quốc gia hùng cường thể hiện qua cuộc đời và sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng Đế và Nhà nước Đại Cồ Việt đã trở thành tài sản quý báu, nguồn lực vật chất, tinh thần quan trọng của tỉnh Ninh Bình, của quốc gia, dân tộc. Cuộc đời, sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng Đế và các triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê đã để lại hệ thống di sản to lớn cho Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung, không chỉ phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình mà còn rất đặc sắc về giá trị.

Hiện nay, Ninh Bình đang sở hữu hàng nghìn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó có 324 di tích cấp tỉnh, 78 di tích cấp quốc gia, 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 1 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (Quần thể danh thắng Tràng An). Các di sản liên quan đến vua Đinh Tiên Hoàng, triều đại nhà Đinh và Nhà nước Đại Cồ Việt luôn được tỉnh Ninh Bình gìn giữ, trân trọng và bảo tồn khá nguyên trạng, bao gồm các công trình kiến trúc, hàng trăm ngôi đền, chùa, miếu, phủ, các tường thành, nền cung điện… mà nổi bật là Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, các bảo vật quốc gia: Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ, 2 Long sàng ở Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, 2 bộ phủ việt ở Đền thờ vua Đinh – Đền thờ vua Lê, bộ sưu tập cột kinh phật thời Đinh tại Bảo tàng Ninh Bình; cùng hệ thống lễ hội, sinh hoạt văn hóa, nghi thức thờ cúng, tín ngưỡng, phong tục tập quán; kho tàng truyền thuyết, thơ ca, các loại hình ca múa nhạc dân gian; các kinh nghiệm chính trị, ngoại giao, là hào khí Hoa Lư, là chí khí dấn thân làm nên sự nghiệp lớn của vua Đinh và các bậc tiền nhân…

Trải qua mỗi chặng đường lịch sử, những di sản quý giá của dân tộc tiếp tục được bảo tồn, tôn tạo, bồi đắp và luôn hiện diện trong đời sống hàng ngày với tư cách là nền tảng tinh thần, tài sản vô giá và là nguồn lực chiến lược cho sự phát triển bền vững của Ninh Bình. Nhờ vậy, Ninh Bình đã và đang là một địa chỉ, một không gian văn hóa có sức hấp dẫn cao, với những tiềm năng và lợi thế đủ mạnh mẽ để xây dựng và phát triển đô thị di sản thiên niên kỷ trong thời gian tới.

Di sản của Đinh Tiên Hoàng Đế và Nhà nước Đại Cồ Việt – nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong dòng chảy lịch sử dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình, bởi vậy việc thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị cần phải tiếp tục triển khai với cường độ và quy mô lớn hơn, bài bản hơn, đòi hỏi sự tham gia, vào cuộc của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, các tổ chức chính trị-xã hội cùng cộng đồng dân cư… để di sản của cha ông thực sự trở thành nguồn lực và động lực trong phát triển quê hương, đất nước. 

Hội thảo khoa học “Đinh Tiên Hoàng: Tầm vóc lịch sử và khát vọng dân tộc” có sự tham gia đồng hành của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý ở Trung ương và địa phương. Đây cũng chính là cơ hội để tỉnh Ninh Bình được nghe các báo cáo nghiên cứu khoa học – lịch sử, những ý kiến thảo luận, phản biện khách quan, nhằm tiếp tục bổ sung, làm rõ về cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp của vua Đinh Tiên Hoàng nói riêng và nhà Đinh nói chung đối với lịch sử dân tộc; những đề xuất phương hướng, giải pháp trong quản lý, phát huy giá trị di sản của vùng đất Cố đô Hoa Lư – Ninh Bình, góp phần xây dựng tỉnh Ninh bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035 với đặc trưng đô thị di sản, thành phố sáng tạo.

Hội thảo khoa học Đinh Tiên Hoàng Tầm vóc lịch sử và khát vọng dân tộc
PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phát biểu đề dẫn Hội thảo. 

 

 

Báo cáo đề dẫn hội thảo do PGS.TS Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đồng Trưởng ban Tổ chức hội thảo trình bày nêu rõ: Mục đích của hội thảo nhằm tiếp tục làm sáng tỏ thân thế, sự nghiệp và di sản của vua Đinh Tiên Hoàng và vai trò của nhà Đinh trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam. Qua đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản theo chiều hướng thúc đẩy khát vọng dân tộc, khơi dậy hào khí Hoa Lư nhằm phục vụ xây dựng tại Ninh Bình một thành phố di sản, lấy các di sản của Đinh Tiên Hoàng Đế cùng triều Đinh, Tiền Lê làm trung tâm; xây dựng Ninh Bình thành một địa phương văn minh và hiện đại, xứng tầm là một thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian không xa trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, là một trong những khu trung tâm du lịch nổi tiếng, thu hút khách tham quan ở trong và ngoài nước. Đây cũng là việc làm thiết thực nhằm kỷ niệm 1100 năm ngày sinh của Đinh Tiên Hoàng Đế (924-2024).

Tại Hội thảo lần này, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam hy vọng các nhà khoa học sẽ tập trung nghiên cứu và thảo luận nhằm tiếp tục bổ sung tài liệu và diễn giải nhằm làm rõ hơn về cuộc đời, sự nghiệp, những đóng góp của vua Đinh Tiên Hoàng trong lịch sử dân tộc; về tầm vóc lịch sử và khát vọng dân tộc thể hiện qua sự nghiệp của Đinh Tiên Hoàng và nhà Đinh đối với đất nước Việt Nam; đồng thời đề xuất phương hướng, giải pháp phát huy các giá trị tốt đẹp do vua Đinh Tiên Hoàng và nhà Đinh để lại trong định hướng xây dựng thành phố di sản; trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, góp phần xây dựng Ninh Bình thành một địa phương giàu mạnh, văn minh.

Tại Hội thảo sẽ diễn ra 2 phiên chuyên đề với nội dung: Quê hương, thân thế, sự nghiệp, tầm vóc lịch sử và khát vọng dân tộc của Đinh Tiên Hoàng; Phát huy di sản của Đinh Tiên Hoàng trong định hướng xây dựng đô thị di sản thiên niên kỷ.

Báo Ninh Bình sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin của Hội thảo.

Bùi Diệu-Đào Hằng-Minh Quang





Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/hoi-thao-khoa-hoc-dinh-tien-hoang-tam-voc-lich-su-va-khat/d20240802090647107.htm

Cùng chủ đề

Ninh Bình-Điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam

Năm 2024, Ngành du lịch Ninh Bình đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra, trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Năm 2025, Ninh Bình hướng đến mục tiêu đón trên 9,1 triệu lượt khách, trong đó có trên 2 triệu khách quốc tế. Năm 2024, toàn tỉnh Ninh Bình ước đón 8,7 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: VGP/Diệp Anh Theo Sở Du lịch Ninh Bình, năm 2024,...

Thành phố mới ở Ninh Bình – nơi có di sản “kép” duy nhất Đông Nam Á

Từ hôm nay, 1/1/2025, thành phố Hoa Lư chính thức đi vào hoạt động. Đây là thành phố mới của tỉnh Ninh Bình, được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, có diện tích 150,24km2 và dân số 238.209 người. Thành phố Hoa Lư được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh...

Loạt sản phẩm du lịch mới hút du khách đến Ninh Bình dịp Tết

Với hàng loạt các sự kiện, chương trình xúc tiến du lịch vào dịp Tết năm 2025, Ninh Bình kỳ vọng sẽ đón lượng lớn khách du lịch. Với hàng loạt các sự kiện, chương trình xúc tiến du lịch vào dịp Tết năm 2025, Ninh Bình kỳ vọng sẽ đón lượng lớn khách du lịch. Ảnh: Nguyễn Trường Theo đó, trong dịp Tết năm 2025, tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức Chương trình văn nghệ Chào Xuân mới tại thành phố Ninh...

Ninh Bình lập kỷ lục đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế

Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt khách quốc tế, chiếm gần 7% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt du khách quốc tế. Ảnh: Nguyễn Trường Ông Bùi Văn Mạnh - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, năm 2024, Ninh Bình đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa đạt 6,6...

Phó Chủ tịch Quốc hội: Tinh gọn bộ máy là đòi hỏi tất yếu khách quan

Ngày 9/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Nho Quan sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình thông tin tới cử tri kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Kỳ họp hoàn thành toàn bộ nội...

Cùng tác giả

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh – sạch – đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình mà còn là mô hình để truyền cảm hứng, thúc đẩy việc bảo vệ, gìn giữ các tài sản quý báu của nhân loại. Tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục có nhiều...

Ngắm Tràng An vào mùa thu với khung cảnh non nước hữu tình đẹp lay động lòng người

Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi trái đất, khí hậu đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động. Ngoài ra danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư...

Lấy ý kiến sự hài lòng người dân Ninh Bình xây dựng nông thôn mới sau 13 năm, kết quả thế nào?

Cụ thể, hơn 13 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỉnh Ninh Bình luôn nêu cao vai trò chủ thể của Nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý của người dân về kết quả nông thôn mới tỉnh Ninh Bình Qua đó, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến đường bộ ven biển Thái Bình

Theo đó, Chính phủ quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án hơn 4,8 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 1 nghìn tỷ đồng so với Quyết định số 348 ban hành ngày 28/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định tổng mức đầu tư của dự án là hơn 3,8 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn bao gồm vốn ngân sách Trung ương hơn 1,1 nghìn tỷ đồng, vốn ngân sách...

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết...

Cùng chuyên mục

Dấu ấn Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024

Thành công của Festival Ninh Bình 2024 mở ra hướng đi mới mang chiều sâu văn hóa, lịch sử cần có của lễ hội. Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản” được tổ chức với quy mô quốc tế từ ngày 24.11 đến ngày 30.11, với nhiều hoạt động nghệ thuật, văn hóa đặc sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới độc đáo về lịch sử thông qua ngôn ngữ của...

Lan tỏa vẻ đẹp văn hóa Ninh Bình qua những tà áo dài

Tối 23/11, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình phối hợp Công ty Trách nhiệm hữu hạn Việt Mốt tổ chức chương trình trình diễn thời trang "Ninh Bình - Áo dài trên con đường di sản". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy di sản”. Bộ sưu tập áo dài với chủ đề Kiến trúc cổ Hoa Lư. Tại chương trình, Ban tổ chức...

Những người mẹ áo xanh

Một ngày trung tuần tháng 10, chúng tôi đến thăm em Ngô Thị Phương Vy, xóm 4, xã Hùng Tiến, huyện Kim Sơn. Trong căn nhà cũ, Vy đang tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và dạy các em...

Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình quảng bá điểm đến du lịch tiềm năng bối cảnh quay phim tại Hàn Quốc và Hoa Kỳ

Tham dự sự kiện, Đoàn công tác tỉnh Ninh Bình có đồng chí Tống Quang Thìn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Ninh...

Tích cực thực hiện chính sách BHYT học sinh sinh viên

Bị bệnh lý hẹp van tim từ nhỏ nên hành trình chữa bệnh của Vũ Việt Bách (học sinh lớp 10A5, Trường THPT Gia Viễn B) và gia đình hết sức vất vả. Trong hành trình ấy, gia đình...

Công bố quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa thể thao và quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 2030 tầm...

Hội nghị được kết nối trực tiếp kết hợp với trực tuyến tới 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Trần Song Tùng, Ủy viên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất