Powered by Techcity

Hội nghị trực tuyến quán triệt triển khai thực hiện Chỉ thị số 32 của Ban Bí thư


Chiều 22/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị trực tuyến để quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.

Đồng chí Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; lãnh đạo các huyện, thành phố. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu Huyện ủy Kim Sơn.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe quán triệt những nội dung chủ yếu của Chỉ thị số 32-CT/TW; chương trình hành động của Ban cán sự Đảng Chính phủ về triển khai Chỉ thị 32-CT/TW.

Theo đó, Chỉ thị 32 của Ban Bí thư xác định công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu ở ngành, địa phương có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống nhất, đồng bộ, quyết tâm cao thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” trong năm 2024 và duy trì kết quả bền vững, góp phần phát triển kinh tế – xã hội; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo; tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao, vị thế của Việt Nam với quốc tế. 

Thực hiện có hiệu quả nghị quyết, chủ trương của Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các quy hoạch, chiến lược, chương trình quốc gia liên quan đến phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ngành thủy sản. 

Tập trung nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; bảo đảm công cụ, phương tiện phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các lực lượng chấp pháp trên biển. Quan tâm đầu tư nguồn lực Nhà nước; khuyến khích xã hội hóa, hợp tác công tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng thủy sản.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong nuôi trồng, khai thác thủy sản, thiết lập chuỗi sản xuất bền vững, hệ sinh thái toàn diện, tạo môi trường thuận lợi cho ngành thủy sản phát triển lâu dài, có uy tín, khả năng cạnh tranh cao, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường. 

Chú trọng bảo tồn, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; phát triển ngành thủy sản phải gắn với bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của ngư dân và người lao động có liên quan; xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Đồng thời tập trung nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, nhất là với các nước Châu Âu và EU, tăng cường biện pháp ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của các bên liên quan để sớm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”; không để tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài ảnh hưởng đến quan hệ với các nước…

 Để thực hiện hiệu quả Chỉ thị 32 của Ban Bí thư, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động và Kế hoạch thực hiện. Trong đó xác định rõ mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện. Với mục tiêu gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” trong năm 2024, Chính phủ đã đề ra hai nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn trước mắt và lâu dài. Trọng tâm là nâng cao công tác thông tin, tuyên truyền, hoàn thiện và triển khai đồng bộ các quy định pháp luật liên quan. 

Tăng cường điều tra, xác minh, xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ. Tăng cường hợp tác quốc tế, bố trí nguồn lực và thanh tra, kiểm tra, giám sát. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực thủy sản; cải thiện sinh kế, nâng cao cuộc sống cộng đồng ngư dân ven biển và hải đảo. Ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thủy sản; xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh trên biển, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo…

Tham luận tại Hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã tập trung làm rõ kết quả đạt được, khó khăn, nguyên nhân của những hạn chế trong công tác khai thác IUU. Đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 32 trong thời gian tới. 

Năm 2024 Việt Nam quyết tâm gỡ Thẻ vàng của EC
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Huyện ủy Kim Sơn.

 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương khẳng định việc Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 32 đã cho thấy quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Nhà nước trong việc chống khai thác IUU. Đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản – ngành kinh tế quan trọng có nhiều đóng góp cho GRDP và cuộc sống mỗi người dân.

Đồng chí nhấn mạnh: Kể từ khi Ủy ban châu Âu (EC) ra cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản khai thác của Việt Nam (ngày 23/10/2017), cho tới nay, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt để triển khai các khuyến nghị của EC. Để thực hiện mục tiêu xóa “Thẻ vàng” trong năm 2024 cần phải có các giải pháp đồng bộ và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cho đến mỗi cấp, mỗi ngành, địa phương và mỗi người dân, tàu cá trong tuân thủ quy định của Việt Nam và quốc tế về khai thác và đánh bắt thủy, hải sản. Đây được coi là yếu tố quan trọng quyết định trong hành trình gỡ “Thẻ vàng” IUU của EC.

Đồng chí Thường trực Ban Bí thư cũng lưu ý, những kinh nghiệm của quốc tế trong xóa “Thẻ vàng” rất cần thiết để Việt Nam tiếp thu. Về lâu dài, cần quan tâm tái cấu trúc nghề cá bền vững, phát triển bền vững ngành thủy sản, nâng cao thu nhập cho ngư dân, góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, nâng cao hình ảnh, vị thế, uy tín của Việt Nam.

          Đinh Ngọc – Trường Giang



Nguồn

Cùng chủ đề

Tích cực vận động người dân tham gia BHYT tiến tới lộ trình BHYT toàn dân

Tuyên truyền sâu rộng về chính sách BHYTTrong 15 năm qua, công tác tuyên truyền đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHYT của các cấp ủy, chính quyền trên...

Cùng tác giả

Ninh Bình kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực châu Á

Không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh đẹp, Ninh Bình còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa – lịch sử, là điểm đến hấp dẫn và là hình mẫu phát triển du lịch bền vững. Tràng An luôn là điểm đến thu hút du khách. Ảnh: Nguyễn Đăng Hào Chính sách đột phá hỗ trợ phát triển du lịch Xác định tiếp tục tập trung...

Nam Định phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm

Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định định hướng: Phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm, phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, là điểm đến an toàn, hấp dẫn của Vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Bộ. Xây dựng và từng bước khẳng định một số thương hiệu đặc thù của Nam Định; Tập...

Cựu tuyển thủ Lê Sỹ Mạnh đánh trọng tài khiến dân mạng phẫn nộ

video-element" data-id="1fOooKc_b_aVCjwRYiy8Jzp2jga_b_ca_b_c"> Cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh hành hung trọng tài ở trận đấu phong trào. Đoạn video cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh hành hung trọng tài gây xôn xao trên mạng xã hội. Đây là hình ảnh từ trận đấu thuộc một giải bóng đá phong trào diễn ra tại TP.HCM, được phát trực tiếp trên mạng xã hội. Dân mạng dễ dàng nhận ra cựu cầu thủ Lê Sỹ Mạnh trong video. Anh từng là tiền đạo nổi...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014, điều này không chỉ khẳng định bản sắc quốc gia và lòng tự hào dân tộc mà còn thúc đẩy chủ quyền quốc gia. Để phát huy giá trị di sản, cần kết nối các cộng đồng và xây dựng niềm tin...

Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (23/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự sự tăng giá ở các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang cùng tăng 1.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà tăng, miền Bắc đạt ngưỡng 69.000 đồng/kg. Ảnh: Phúc Lộc Hiện tại, các thương lái phía Bắc đang thu mua heo hơi trong khoảng 67.000 – 69.000...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất