Powered by Techcity

Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3


Ngày 8/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Các đại biểu dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Ninh Bình.

Dự và chủ trì tại điểm cầu Ninh Bình có các đồng chí: Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tại và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Cùng dự có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trong tỉnh.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) là cơn bão rất đặc biệt. Bão hình thành phía Đông của Philipines nhưng mạnh lên thành siêu bão trên biển Đông và là cơn bão mạnh nhất trên biển Đông trong vòng 30 năm qua. Bão số 3 và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa (26 tỉnh, thành phố). Để ứng phó với bão, các lực lượng, địa phương đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc 3 công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vào cuộc sớm, quyết liệt và chủ động trong thông tin cảnh báo đến người dân về diễn biến của bão, cũng như công tác chuẩn bị ứng phó để giảm thiểu thiệt hại; hoàn thành khối lượng công việc khổng lồ trước khi bão đổ bộ.

Cụ thể, kiểm đếm, hướng dẫn cho trên 51.000 tàu cá, trên 200.000 người về nơi tránh trú. Tổ chức sơ tán gần 53.000 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thủy sản, trong các nhà yếu đến nơi an toàn. Huy động trên 438.000 người, trên 6.600 phương tiện các loại để ứng phó với bão, phân công lực lượng ứng trực tại các vị trí xung yếu…

Về thiệt hại bước đầu (cập nhật đến 7 giờ ngày 8/9/2024), đã có 9 người chết, 186 người bị thương; 25 tàu xi măng và gỗ loại nhỏ bị chìm; các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng; trên 3.200 nhà ở bị hư hỏng; 400 cột điện bị gãy đổ; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông bị gãy đổ, cây xanh đô thị bị bật gốc. Hàng trăm nghìn ha lúa, hoa màu, cây ăn quả, lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hại…

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đây là cơn bão rất mạnh, đổ bộ với thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh nên thiệt hại rất lớn.

Tại Ninh Bình, để ứng phó với bão số 3, từ ngày 5/9 đã tổ chức các đoàn kiểm tra do các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra các địa phương công tác chuẩn bị ứng phó với bão theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh tại các công điện. Đã kêu gọi toàn bộ tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn, di dời toàn bộ lao động ngoài đê biển an toàn; tạm dừng hoạt động của các tuyến đò; Sở GD&ĐT đã thông báo cho trẻ em, học sinh, học viên nghỉ học; Toàn tỉnh đã thu hoạch 200 ha lúa mùa sớm với phương châm “Xanh nhà hơn già đồng”.

Mặc dù không trực tiếp đổ bộ vào tỉnh Ninh Bình, bão số 3 đã gây thiệt hại như: 544 ha lúa bị đổ ở huyện Yên Mô và Nho Quan; 65 ha rau màu bị dập nát tại các huyện Nho Quan, Yên Khánh và TP. Ninh Bình; nhiều cây ăn quả, cây phân tán bị gãy đổ; chăn nuôi và thủy sản không bị thiệt hại. Về công trình: có 2 nhà bị tốc mái, 100 m tường rào bị đổ, 1 trạm biến áp điện bị cháy, một số đường dây điện bị đứt gây mất điện cục bộ, nhưng đã được khắc phục xong… Tổng thiệt hại ước tính 20 tỷ đồng. Toàn tỉnh không có thiệt hại về người.

Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã báo cáo công tác chuẩn bị, ứng phó với bão; công tác dự báo, công tác tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin cho người dân, thực hiện “4 tại chỗ”; đánh giá những hậu quả, thiệt hại do bão gây ra; chia sẻ những bài học kinh nghiệm; các biện pháp khắc phục hậu quả; nhiệm vụ trong thời gian tới để ứng phó với ảnh hưởng của hoàn lưu bão.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo từ ngày 8- 9/9/2024, hoàn lưu sau bão số 3 sẽ gây mưa lớn cho cả khu vực đồng bằng, trung du và vùng núi phía Bắc, với lượng mưa trung bình 24 h có thể lên tới 100-150 mm, có nơi có thể trên 200 mm. Nguy cơ cao xảy lũ trên các sông suối và lũ quét, sạt lở đất tại một số địa phương.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chuyển lời thăm hỏi, chia sẻ của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới các gia đình, cơ quan, đơn vị, địa phương có mất mát về người và tài sản do bão số 3.

Đồng chí biểu dương Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền và đặc biệt là Bí thư, Chủ tịch các địa phương, các lực lượng quân đội, công an, các lực lượng liên quan, các cơ quan chuyên môn… trong phòng chống và khắc phục hậu quả bão. Đồng thời, cảm ơn nhân dân, doanh nghiệp đã cơ bản chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn và hỗ trợ, giúp đỡ nhau khắc phục hậu quả do bão gây ra.

Đánh giá về cơn bão số 3, Thủ tướng nhấn mạnh đây là cơn bão lớn, cường độ mạnh, nhanh và duy trì cấp siêu bão trong thời gian dài trên diện rộng. Tuy nhiên, công tác dự báo, ứng trực, chỉ đạo, truyền thông về cơn bão cơ bản đáp ứng được yêu cầu, do vậy các địa phương và nhân dân đã chủ động các biện pháp ứng phó hiệu quả.

Về mục tiêu trong thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh: Cần tập trung cao độ cho việc cứu người, rà soát, tìm kiếm người mất tích; cứu chữa những người bị thương… Không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu chỗ ở, không có nơi nương tựa; không để các cháu học sinh thiếu lớp, thiếu trường; không để người bệnh không có nơi khám, chữa bệnh. Khẩn trương khắc phục các sự cố về điện, nước, viễn thông và các lĩnh vực khác để phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân. Thống kê thiệt hại một cách chính xác, khách quan để có giải pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả, kịp thời. Cùng với đó, tiếp tục ứng phó với hoàn lưu bão như lũ ống, lũ quét, sạt lở, sụt lún…

Về giải pháp, Thủ tướng yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các bộ, ngành có liên quan chủ động, tích cực triển khai các công việc để khắc phục hậu quả của bão theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các lực lượng cứu nạn, cứu hộ tiếp tục ứng trực để kịp thời ứng cứu, khắc phục hậu quả, ứng phó thiên tai. Các cơ quan liên quan tiếp tục duy trì công tác dự báo và truyền thông; chú ý thông tin hướng dẫn kỹ năng ứng phó thiên tai. Chính quyền địa phương, các bộ, ngành theo thẩm quyền sử dụng dự trữ cho phòng, chống thiên tai (về tài chính, phương tiện, vật tư…) để khôi phục các hoạt động trở lại bình thường, và đề xuất hỗ trợ của Trung ương từ ngân sách dự phòng nếu cần thiết.

Thủ tướng Chính phủ cũng kêu gọi người dân, doanh nghiệp không bị thiệt hại hỗ trợ người dân bị thiệt hại trên tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, phát huy truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc ta.

Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc phát biểu chỉ đạo sau hội nghị.

 

Phát biểu chỉ đạo sau hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc ghi nhận và đánh giá cao sự chủ động, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo thống nhất, đồng bộ; công tác tham mưu, phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả.

Đồng chí nhấn mạnh, mặc dù cơn bão số 3 không ảnh hưởng trực tiếp đến Ninh Bình nhưng qua công tác ứng phó với cơn bão cho thấy cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để triển khai phòng, chống bão chủ động, hiệu quả. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo được thực hiện kịp thời. Tỉnh đã thực hiện, triển khai nghiêm túc các Công điện của Thủ tướng Chính phủ; UBND tỉnh đã ra các công điện đúng, trúng và phù hợp với từng thời điểm, nhiệm vụ thực tế; các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống, ứng phó với cơn bão; các lực lượng hiệp đồng, công an, quân đội và các ngành liên quan đã đảm bảo công tác ứng trực sẵn sàng khi có các tình huống xảy ra. Đặc biệt, công tác thông tin liên lạc ở cả 3 cấp đã thực hiện nhanh chóng, kịp thời, sâu rộng, toàn diện, từ đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác phòng, chống bão. Đây là bài học kinh nghiệm quý báu để chúng ta tiếp tục phát huy và triển khai ở những nhiệm vụ tiếp theo.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh yêu cầu các ngành, các địa phương, các lực lượng có liên quan tiếp tục theo dõi, bám sát thông tin của diễn biến thời tiết, nhanh chóng kiểm kê khắc phục hậu quả sau bão để sớm ổn định sản xuất và cuộc sống cho doanh nghiệp cũng như nhân dân. Một nhiệm vụ cần đặc biệt lưu ý đó là công tác ứng phó với lũ, lụt sau bão. Hiện nay, thời tiết diễn biến bất thường, mưa lớn trên diện rộng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, do đó rất dễ ảnh hưởng đến Ninh Bình. Chính vì vậy, các ngành, địa phương liên quan, nhất là 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn cẩn chủ động triển khai ngay các biện pháp chống úng và lũ lụt, sạt lở đất.

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh phối hợp với các địa phương vận hành các trạm bơm để tiêu kiệt nước, không chủ quan, lơ là, dẫn đến tình trạng ngập úng trong các KCN, làm ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp cũng như hình ảnh, môi trường đầu tư của tỉnh Ninh Bình.

Nguyễn Thơm – Anh Tuấn

 



Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/hoi-nghi-truc-tuyen-danh-gia-tinh-hinh-thiet-hai-va-trien/d20240908145338530.htm

Cùng chủ đề

Ninh Bình-Điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam

Năm 2024, Ngành du lịch Ninh Bình đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra, trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Năm 2025, Ninh Bình hướng đến mục tiêu đón trên 9,1 triệu lượt khách, trong đó có trên 2 triệu khách quốc tế. Năm 2024, toàn tỉnh Ninh Bình ước đón 8,7 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: VGP/Diệp Anh Theo Sở Du lịch Ninh Bình, năm 2024,...

Thành phố mới ở Ninh Bình – nơi có di sản “kép” duy nhất Đông Nam Á

Từ hôm nay, 1/1/2025, thành phố Hoa Lư chính thức đi vào hoạt động. Đây là thành phố mới của tỉnh Ninh Bình, được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, có diện tích 150,24km2 và dân số 238.209 người. Thành phố Hoa Lư được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh...

Loạt sản phẩm du lịch mới hút du khách đến Ninh Bình dịp Tết

Với hàng loạt các sự kiện, chương trình xúc tiến du lịch vào dịp Tết năm 2025, Ninh Bình kỳ vọng sẽ đón lượng lớn khách du lịch. Với hàng loạt các sự kiện, chương trình xúc tiến du lịch vào dịp Tết năm 2025, Ninh Bình kỳ vọng sẽ đón lượng lớn khách du lịch. Ảnh: Nguyễn Trường Theo đó, trong dịp Tết năm 2025, tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức Chương trình văn nghệ Chào Xuân mới tại thành phố Ninh...

Ninh Bình lập kỷ lục đón hơn 1 triệu lượt khách quốc tế

Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt khách quốc tế, chiếm gần 7% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Đến hết tháng 11.2024, ngành Du lịch Ninh Bình đã đón 1,08 triệu lượt du khách quốc tế. Ảnh: Nguyễn Trường Ông Bùi Văn Mạnh - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, năm 2024, Ninh Bình đặt mục tiêu đón 7,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa đạt 6,6...

Phó Chủ tịch Quốc hội: Tinh gọn bộ máy là đòi hỏi tất yếu khách quan

Ngày 9/12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình có buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Nho Quan sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tại buổi tiếp xúc, đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình thông tin tới cử tri kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Kỳ họp hoàn thành toàn bộ nội...

Cùng tác giả

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc – NamBộ Giao thông Vận tải (GTVT) được giao trình dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về việc triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trong tháng 1/2025. Ảnh minh họa. Đây là một trong những chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà – Trưởng ban Ban chỉ đạo tại Thông báo số 07/TB...

Ninh Bình xây dựng Tràng An là trung tâm “Đô thị di sản thiên niên kỷ”

Khu vực di sản quần thể danh thắng Tràng An hiện có 429 di tích, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 21 di tích quốc gia và 36 di tích cấp tỉnh, được phân bố đều khắp 18 xã, phường. Đây là kinh đô đầu tiên của nhà nước Đại Cồ Việt, chứa đựng nhiều di tích lịch sử, tôn giáo nổi tiếng, các giá trị thiên nhiên và văn hóa độc đáo. Nơi đây còn là cái...

Âm vang một vùng non nước cố đô

Việc khai quật khảo cổ học tại hàng loạt di tích ở Ninh Bình đã giúp các nhà khoa học tìm thấy nhiều dấu tích người Việt cổ, nhiều đồ đá, mảnh gốm, di tích xương động vật, thực vật. Ðiều đó, tạo điều kiện cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa phác thảo bức tranh sống động về khảo cổ học; về cuộc sống của người tiền sử ở vùng đất cổ Ninh...

Đặc sản nghe tên dễ nhầm ở Ninh Bình, ăn vào mùa đông càng ngon

Ngoài những đặc sản từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi như thịt dê, cơm cháy, Ninh Bình còn có một số món ăn ngon, riêng có được đông đảo người dân địa phương yêu thích, chẳng hạn như món cá kho gáo. Thoạt đầu nghe tên món ăn này, nhiều người tưởng nhầm là dùng gáo (một dụng cụ múc nước) để kho cá, giống như kho cá bằng niêu đất. Tuy nhiên, sự thực, đây là món cá kho...

Đưa quần thể Danh thắng Tràng An trở thành khu du lịch hấp dẫn Việt Nam và quốc tế

Quy mô lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An – Tam Cốc – Bích Động, thuộc phạm vi của Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận với tổng diện tích là 9.663 ha. Tính chất của khu vực lập quy hoạch là khu Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt thuộc Di sản Văn...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất