Powered by Techcity

Hội nghị góp ý vào dự thảo Nghị định về hoạt động lấn biển


Chiều 3/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị góp ý vào dự thảo Nghị định về hoạt động lấn biển. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối với 28 tỉnh, thành phố có biển.

Dự hội nghị tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Nguyễn Cao Sơn, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành có liên quan; lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh; lãnh đạo UBND huyện Kim Sơn.

Dự thảo Nghị định quy định về hoạt động lấn biển phục vụ mục đích phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; không điều chỉnh hoạt động lấn biển phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia khi thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo của Việt Nam.

Các nội dung quan trọng của Nghị định là: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với khu vực biển được xác định để lấn biển; lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư lấn biển hoặc hạng mục lấn biển của dự án đầu tư; giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển được xác định để lấn biển; nghiệm thu hoàn thành lấn biển; xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất lấn biển; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lấn biển; quy định xử lý chuyển tiếp đối với các trường hợp đã thực hiện nộp hồ sơ đề nghị giao khu vực biển trước ngày Nghị định này có hiệu lực.

Tại hội nghị, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo tổng hợp việc tiếp thu, giải trình ý kiến của thành viên Chính phủ đối với dự thảo Nghị định. Theo đó, tại Điều 8 về xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiếp thu ý kiến của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, cơ quan chủ trì soạn thảo đã thay đổi cụm từ “theo phương pháp thặng dư” thành “đối với trường hợp áp dụng phương pháp thặng dư” để đảm bảo nguyên tắc việc xác định giá đất theo quy định của pháp luật về đất đai. 

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng giải trình, làm rõ một số nội dung liên quan đến thời điểm xác định giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; việc xử lý chi phí lấn biển; quy định chuyển tiếp đối với các dự án đầu tư lấn biển hoặc dự án đầu tư có hạng mục lấn biển đã được chấp thuận, quyết định, cho phép thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành để đảm bảo tính kế thừa, ổn định, liên tục, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động lấn biển…

Sau khi nghe báo cáo, đại diện các đơn vị, các bộ, ngành liên quan đều khẳng định việc ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển là cấp bách và cần thiết, cần sớm ban hành. Các đại biểu cũng tập trung trao đổi, làm rõ, thống nhất một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Có đại biểu ý kiến cần cân nhắc trong việc quy định phải công bố thông tin về các dự án lấn biển ra quốc tế và đề nghị nên kéo dài thời hạn công bố thông tin là 1 tháng thay vì 15 ngày như dự thảo. Về phương pháp định giá đất nên quy định chung theo các phương pháp định giá đã quy định của pháp luật chứ không nên nêu cụ thể…

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc xây dựng Nghị định về lấn biển phải chặt chẽ, khả thi, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật chuyên ngành; phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát theo tiêu chí, tiêu chuẩn cụ thể. Đồng thời, phải đơn giản hóa thủ tục hành chính để tối ưu hóa thời gian giải quyết của các bộ, ngành, địa phương, giảm chi phí, thời gian cho nhà đầu tư…

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu đầy đủ các ý kiến của bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Nguyễn Lựu-Hoàng Hiệp



Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Khó lường cuộc đua vô địch lẫn trụ hạng bóng chuyền quốc gia

Sanest Khánh Hòa không dễ bảo vệ ngôi vương Đội đương kim vô địch Sanest Khánh Hòa vẫn khẳng định được sức mạnh khi xếp nhất vòng loại với 7 trận thắng, 1 trận thua. Qua đó, đội bóng phố biển Nha Trang gặp đối thủ “nhẹ ký” ở bán kết là CLB Ninh Bình (hạng 4 vòng loại). Kinh nghiệm của Từ Thanh Thuận, Huỳnh Trung Trực, Nguyễn Đình Nhu cùng phong độ ấn tượng của Dương Văn Tiên,...

Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại ông lớn đường cao tốc Việt Nam

Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam sẽ được giữ nguyên mô hình tổ chức là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và hoạt động theo mô hình nhóm Công ty mẹ – Công ty con. Một đoạn cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình do VEC đầu tư, khai thác. Chủ tịch Ủy ban quản...

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ủng hộ mạnh mẽ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam nhưng các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia còn nhiều trăn trở về quy hoạch, vị trí đặt các ga… Vì sao không kéo dài tới Lạng Sơn, Cần Thơ? Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua...

Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ 3 với chủ đề “Dòng chảy di sản”

Festival Ninh Bình lần thứ 3 năm 2024 với chủ đề “Dòng chảy Di sản” là sự kiện văn hóa-du lịch có ý nghĩa rất quan trọng, tái hiện những mốc son lịch sử huy hoàng của dân tộc. Hướng tới xây dựng Festival Ninh Bình mang thương hiệu quốc gia và quốc tế Festival Ninh Bình-Tràng An 2003: Xây dựng thương hiệu văn hóa đặc sắc Festival Ninh Bình-Tràng An 2023: Tôn vinh giá trị di sản gắn với du lịch Nguồn:...

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – đoàn Lâm Đồng cơ bản thống nhất với nội dung của dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Theo đại biểu, tại Điều 6 dự thảo luật đã nêu 6 chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực hóa chất. Nội dung của các...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất