Powered by Techcity

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ủng hộ mạnh mẽ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam nhưng các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia còn nhiều trăn trở về quy hoạch, vị trí đặt các ga…

Vì sao không kéo dài tới Lạng Sơn, Cần Thơ?

Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua địa phận 20 tỉnh, TP với chiều dài tuyến khoảng 1.541 km. Tham gia thảo luận tại phiên họp chiều 20.11 vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần mở rộng phạm vi đầu tư của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam với điểm đầu là Lạng Sơn và điểm cuối là mũi Cà Mau. Trước khi trình Quốc hội, Chính phủ cũng đã “đặt hàng” Bộ GTVT ngoài phạm vi đầu tư từ điểm đầu dự án là TP.Hà Nội đến điểm cuối tại TP.HCM, cần xem xét, nghiên cứu phương án kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao từ địa đầu Móng Cái đến mũi Cà Mau.

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc - Nam- Ảnh 1.

Bộ GTVT đặt mục tiêu 10 năm hoàn thành “giấc mơ đường sắt cao tốc” của VN

ĐỒ HỌA: TRG.T.NHI – PHÁT TIẾN

Bộ GTVT thông tin hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đã được tính toán để kết nối với hệ thống đường sắt liên vận quốc tế Á – Âu. Cụ thể, tại khu vực phía bắc, từ tổ hợp Ngọc Hồi, ga Thường Tín, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ kết nối liên vận quốc tế với Trung Quốc thông qua tuyến vành đai phía đông (nối ga Ngọc Hồi với ga Kim Sơn); ga Kim Sơn kết nối tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng đi Hà Khẩu – Trung Quốc và kết nối với ga Yên Thường đi Nam Ninh – Trung Quốc thông qua tuyến Hà Nội – Lạng Sơn.

Tại khu vực miền Trung, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ kết nối liên vận quốc tế với Lào tại ga Vũng Áng thông qua tuyến Mụ Giạ – Vũng Áng – Vientiane.

Tại khu vực miền Nam, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ kết nối vào ga Trảng Bom thông qua tuyến nhánh, từ ga Trảng Bom đã quy hoạch tuyến đường sắt kết nối với ga An Bình để đi Campuchia qua tuyến đường sắt TP.HCM – Lộc Ninh và tuyến đường sắt TP.HCM – Mộc Bài.

Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết bên cạnh tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, hiện theo quy hoạch đã có 2 dự án riêng xây dựng tuyến đường sắt đoạn từ Hà Nội – Lạng Sơn và TP.HCM – Cần Thơ đang được triển khai rất quyết liệt, theo khổ tiêu chuẩn. Vì nhu cầu vận tải hàng hóa trên các tuyến này rất cao nên 2 tuyến sẽ có công năng vận tải cả hành khách (với tốc độ 160 – 200 km/giờ) và hàng hóa (với tốc độ 100 – 120 km/giờ). Trong đó, dự án Hà Nội – Lạng Sơn đang được dự kiến vay vốn từ Trung Quốc; còn dự án TP.HCM – Cần Thơ đã thực hiện nghiên cứu tiền khả thi và thu xếp nguồn vốn. Như vậy, nếu các tuyến đường sắt này đồng loạt được triển khai và thực hiện thì sẽ tạo thành một dải đường sắt đôi tốc độ cao cùng khổ 1.435 mm xuyên suốt từ Lạng Sơn đến Cần Thơ.

Đại biểu muốn đường sắt cao tốc kéo dài từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau

Chuyên gia kinh tế tài chính, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh lưu ý đường sắt cao tốc là công trình có công nghệ vượt trội với kỹ thuật khác biệt và tổng mức đầu tư lớn. Không phải như đường cao tốc, muốn kéo dài đồng bộ tới đâu là có thể kéo. Với tuyến đường sắt cao tốc xuyên Việt, quan điểm chung là ưu tiên tuyến huyết mạch, chính yếu, có nhu cầu đi cao nhất là tuyến Hà Nội – TP.HCM. Do đó, tuyến này sẽ được đầu tư với tốc độ chạy tàu lớn, tính toán mức độ vận chuyển hành khách và hàng hóa khác – theo phương án hiện nay là ưu tiên vận chuyển hành khách. Trong khi đó, các tuyến từ Hà Nội đi Lạng Sơn hay từ TP.HCM đi Cần Thơ, Cà Mau có đặc điểm về độ dài ngắn hơn, nhu cầu thấp hơn nên đã được phê duyệt các dự án đầu tư với tốc độ thấp hơn, chi phí cũng rẻ hơn. Các tuyến này sẽ được thiết kế kết hợp vận chuyển hàng hóa với tỷ lệ cao hơn trên tuyến Hà Nội – TP.HCM. Quy hoạch tổng thể các dự án đường sắt thành phần như vậy, theo PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, là hợp lý.

Tuy nhiên, ngoài phần tốc độ chạy tàu khác biệt thì việc đặt các ga chính của các tuyến cũng đang có độ vênh, được đánh giá không thuận tiện để kết nối liên thông. Đơn cử, trong khi ga chính của TP.HCM tại Thủ Thiêm là điểm cuối của tuyến Bắc – Nam thì ga đầu của tuyến TP.HCM – Cần Thơ lại là ga An Bình (thuộc địa phận Bình Dương). Hai nhà ga này cách nhau khoảng 20 km. Còn tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn) đang được đề xuất “thay áo mới” hiện nay lại xuất phát ở Hà Nội từ ga Gia Lâm, cách ga Ngọc Hồi dự kiến là điểm đầu tuyến Bắc – Nam khoảng 23 km.

Kỹ sư Vũ Đức Thắng, chuyên gia cầu đường, đánh giá đây là bất cập rất lớn bởi năng lực vận chuyển của tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam rất mạnh, sẽ dồn xuống các ga đầu/cuối một lượng hành khách và hàng hóa cực lớn. Trong đó, nhiều khách hàng và hàng dọc tuyến từ Hà Nội vào có nhu cầu về Cần Thơ; ngược lại từ Nam ra Bắc có nhu cầu lên Lạng Sơn. Số khách này sẽ phải xuống các ga đầu/cuối của tuyến Bắc – Nam rồi tìm xe về ga kết nối tuyến tiếp và chờ đợi lịch tàu xếp khách khởi hành. Cùng với đó, chủ hàng tuyến này sẽ phải sang toa, dỡ hàng, tăng bo, chờ đợi nhiều thủ tục kiểm hàng thanh toán cước, sau đó thuê xe tải, mua vé mới, đợi lập tàu, khi đủ chuyến thì mới có thể thuê toa chở tiếp về kho. 

“Biết bao nhiêu phụ phí tốn kém, phiền hà cho khách hàng, khiến cho khách không chọn đi tàu, mà có thể chuyển sang đi ô tô theo các tuyến cao tốc nối về tận nhà. Kết nối thành một trục đường thống nhất thì hành khách có thể cứ ngồi yên một ghế, ngủ yên một giường; một toa hàng kẹp chì niêm phong khai báo thủ tục có thể kéo thẳng về kho mà không cần xếp dỡ chuyển tuyến. Bộ GTVT cùng đơn vị tư vấn nên nghiên cứu các phương án kết nối ngắn nhất các “siêu” dự án này”, kỹ sư Vũ Đức Thắng nhìn nhận.

Nên đưa các nhà ga ra ngoại ô?

Tương tự, phương án đặt ga đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam xa trung tâm cũng là vấn đề nhận nhiều ý kiến trái chiều.

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc - Nam- Ảnh 2.

Dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam đang đứng trước thời khắc lịch sử

ẢNH: PHÁT TIẾN SỬ DỤNG AI

Mọi loại hình vận tải lấy phục vụ hành khách làm mục tiêu thì phải ở gần khu dân cư. Đơn cử Paris của Pháp có tới 5 ga tàu trong nội đô. Tại thủ đô của Nhật Bản, ga tàu cao tốc Tokyo nằm ngay trong khu thương mại Marunouchi, phía đông của cung điện hoàng gia, hiện là ga lớn nhất và đông đúc nhất trên toàn Nhật Bản. Nằm trong mạng lưới đường sắt tốc độ cao Shinkansen, nhà ga Tokyo kết nối trực tiếp thủ đô với nhiều điểm đến nổi tiếng như Kyoto, Osaka, Nagoya và Hiroshima, đồng thời còn được kết nối thuận tiện với sân bay quốc tế Narita.

Chuyên gia Vũ Đức Thắng

Theo quy hoạch hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, nhiều nhà ga không được đặt trong trung tâm TP. Đơn cử, ga Ngọc Hồi đặt tại 2 xã Liên Ninh và Ngọc Hồi, H.Thanh Trì, TP.Hà Nội, cách nhà ga hiện tại ở trung tâm khoảng 11 km; ga Ninh Bình đặt tại xã Khánh Thượng, H.Yên Mô, cách trung tâm TP.Ninh Bình và ga Ninh Bình hiện tại 7,5 km về phía nam; ga Đồng Hới đặt tại xã Nghĩa Ninh, cách trung tâm TP.Đồng Hới khoảng 4,5 km về phía tây nam; ga Huế sẽ ở xã Phú Mỹ, H.Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế, cách trung tâm TP khoảng 20 km; ga Diên Khánh đặt tại xã Diên Thạnh, H.Diên Khánh, cách trung tâm Nha Trang khoảng 11 km về phía tây…

Bộ GTVT lý giải: Kinh nghiệm trên thế giới có ga đặt ở trung tâm, có ga đặt ở vùng tiếp cận đô thị. Mỗi phương án đều có ưu, nhược điểm riêng, song việc lựa chọn phải căn cứ vào quy hoạch. Ga đặt ở trung tâm thường là ở các đô thị đặc biệt lớn, có sẵn cơ sở hạ tầng, diện tích đảm bảo bố trí đủ công năng, đặc biệt không gây ùn tắc giao thông khu vực trung tâm, thuận tiện cho hành khách. Tuy nhiên, giải phóng mặt bằng sẽ lớn và không khai thác được tiềm năng quỹ đất. Trong khi đó, tại các đô thị lớn hiện nay, quỹ đất dành cho các ga thường khó khăn, giải phóng mặt bằng khó khả thi. Ga đặt ở vùng tiếp cận đô thị có khối lượng giải phóng mặt bằng ít, có khả năng phát triển khai thác, huy động nguồn lực quỹ đất, không gây áp lực hạ tầng đô thị. Tuy nhiên, chính quyền phải đầu tư hệ thống giao thông công cộng kết nối với trung tâm đô thị.

Trong điều kiện của VN, tỷ lệ đô thị hóa đang thấp, mục tiêu đô thị hóa 50% trong thời gian dài chưa đạt được nên việc khai thác không gian phát triển mới là quan trọng. Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao được nghiên cứu, lựa chọn “ngắn nhất có thể” và đáp ứng các nguyên tắc như phù hợp quy hoạch ngành, quốc gia, địa phương. Các nhà ga được bố trí đảm bảo yêu cầu về khoảng cách giữa các ga, đáp ứng kỹ thuật, phù hợp điều kiện địa hình khu vực tuyến đi qua, hạn chế đi qua các khu vực nhạy cảm về môi trường tự nhiên, xã hội, các khu di tích, danh lam thắng cảnh, hạn chế khối lượng giải phóng mặt bằng, tránh khu đông dân cư.

Đồng tình với phương án trên, chuyên gia quy hoạch Nguyễn Minh Hòa phân tích: Về lý thuyết, khi muốn kích hoạt kinh tế một khu vực, vùng đất chưa phát triển thì xây dựng một cơ sở hạ tầng hoặc công trình giao thông lớn tại đó. Với các TP lớn, đô thị đang phát triển thì phía trong vùng lõi đã quá chật hẹp, đông đúc, không nên “nhét” thêm các đầu mối giao thông khối lượng lớn như nhà ga đường sắt. Chưa kể những ga chính tập kết lượng khách lớn trong tương lai sẽ hình thành các tổ hợp kinh doanh, thương mại, nhà hàng, bãi đậu xe… chiếm dụng diện tích rất lớn. Tàu cao tốc chạy một ngày 4 – 5 lượt tốc độ cao cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt của người dân, lưu thông của các phương tiện khác trong nội đô.

Trong khi đó, nhiều quận, huyện ngoại thành lại ì ạch mãi chưa “lột xác” được. Vì thế, phương án đặt các ga đường sắt ra xa khu nội đô không chỉ giảm áp tải cho giao thông vùng lõi mà còn góp phần kích hoạt vùng rìa thành khu sầm uất. Tuy nhiên, với những TP, thị trấn nhỏ thì nên đặt ga đường sắt ở khu vực trung tâm để thúc đẩy kinh tế và tạo điều kiện cho người dân xung quanh sinh sống, kinh doanh bám theo đường sắt.

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam giải quyết bài toán logistics

Tàu tốc độ cao, hiện đại, phải tiến vào trung tâm

Thế nhưng, quan điểm nói trên của Bộ GTVT có vẻ tự mâu thuẫn khi tại dự luật Đường sắt (sửa đổi), cơ quan chức năng của Bộ lại đang đề xuất quy định đô thị loại 1, đô thị đặc biệt phải bố trí ga hành khách tại trung tâm hoặc vị trí thuận lợi. Ban soạn thảo giải thích vị trí ga hành khách của đường sắt quốc gia cần bổ sung trong luật để làm cơ sở định hướng phát triển không gian đô thị. Kinh nghiệm thực tế từ các nước phát triển cho thấy lượng hành khách do đường sắt quốc gia chuyên chở rất lớn, việc đưa toàn bộ vào trung tâm đô thị sẽ giảm tải nhiều cho việc di chuyển, kết nối giữa giao thông đường sắt với phương thức vận tải khác. Hành khách có thể đi thẳng từ trung tâm ra vùng ngoại ô mà không phải chuyển tàu và không có hiện tượng tích tụ, dồn ứ lượng lớn hành khách tại các ga trung chuyển giữa đường sắt đô thị và đường sắt quốc gia. Đây là giải pháp rất hiệu quả để giải quyết vấn đề giao thông đô thị hiện nay.

Nhiều đại biểu Quốc hội cũng cho rằng ga hành khách nên ở nội đô, nếu ở ngoại ô thì lại phải đầu tư thêm đường giao thông kết nối.

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc - Nam- Ảnh 3.

Thời gian di chuyển (dự kiến) chặng Hà Nội – TP.HCM của đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Chuyên gia cầu đường Vũ Đức Thắng nhận định quan điểm “đẩy” nhà ga, bến xe ra những khu vực hoang vắng sẽ thất bại bởi mọi loại hình vận tải phải lấy hành khách là mục tiêu phục vụ. Bến xe, ga tàu là chỗ để đón và trả khách thì phải ở khu vực tập trung đông dân cư, kết nối thuận tiện và nhanh chóng nhất. Hành khách phải “đi một lèo” từ điểm đầu đến điểm cuối thì họ mới ưu tiên lựa chọn. Đặc biệt, đường sắt là phương thức chở khách khối lượng rất lớn, càng phải ưu tiên làm sao “dụ” được càng nhiều khách càng tốt.

Theo ông Thắng, trên thế giới, dù có làm sân bay, ga tàu ngoài nội đô thì TP nào cũng vẫn phải có nhà ga nằm trong trung tâm TP. Không chỉ là đầu mối giao thông, các nhà ga còn là trung tâm văn hóa, kiến trúc tiêu biểu, điểm đến du lịch.

“Muốn “giải cứu” đường sắt VN thì không thể chỉ đầu tư nhiều kinh phí mà còn phải đưa các ga đường sắt đến gần khách hàng để tăng khả năng khai thác. Ngày nay tàu chạy tốc độ cao, lịch sự, sang trọng thì tiến vào trung tâm TP là hợp lý”, ông Vũ Đức Thắng nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, kiến trúc sư Khương Văn Mười, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM, cho rằng quy hoạch đưa bến xe, ga tàu, đầu mối vận tải hành khách ra khỏi nội đô trên lý thuyết thì là lý tưởng, nhưng khi hệ thống giao thông chưa phát triển kịp thời với tốc độ phát triển dân cư thì sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy. Người dân vẫn phải dùng xe cá nhân, thậm chí còn phải sử dụng thêm nhiều loại hình phương tiện hơn, vừa bất tiện, vừa gây thêm ách tắc giao thông. Do đó, nên xem xét phương án đưa ga đầu mối vào khu vực trung tâm nhưng chỉ giải quyết vận chuyển hành khách, phát triển nhiều loại hình dịch vụ, kết nối thật tốt với mạng lưới giao thông công cộng. Tất cả khu vực depot, sửa chữa đầu máy, toa xe… thì đưa ra bên ngoài.

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/hien-ke-duong-sat-cao-toc-bac-nam-185241125003016707.htm

Cùng chủ đề

Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển

Ngày 15.12, tại TP.Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ TN-MT tổ chức hội nghị công bố quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và triển khai tổng kết luật TN-MT biển và hải đảo. Vùng bờ là điểm tựa vững chắc để tiến ra biển Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN-MT Đỗ Đức Duy cho biết, ngày 7.10.2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban...

Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Với 92,48% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam 67,3 tỉ USD. (ảnh minh họa – VGP) Chiều 30-11, với tỷ lệ 92,48% đại biểu tán thành, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam theo hình thức đầu tư công với sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng...

Chính phủ vẫn muốn đường sắt tốc độ cao chạy qua Nam Định

Năm 2050, nhu cầu đi và đến ga Nam Định khoảng 3 triệu khách/năm Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Về ý kiến đề nghị xem xét đoạn tuyến từ ga Phủ Lý đến ga Ninh Bình, Chính phủ cho hay phương án hướng tuyến từ ga Phủ Lý đến Ninh Bình đã...

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ảnh minh họa. (nguồn: Internet). Chính phủ vừa có Tờ trình số 767/TTr -CP đề nghị Quốc hội...

Trình Quốc hội xem xét chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam tốc độ 350km/h

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam dài 1.451km, tốc độ 350km/h – Ảnh minh họa: Chat GPT Theo tờ trình do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền của Thủ tướng ký trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, dự án có điểm đầu tại TP Hà Nội (ga Ngọc Hồi), điểm cuối tại TP.HCM (ga...

Cùng tác giả

40 đại biểu được tập huấn phát triển nguồn nhân lực, nghiệp vụ, kỹ năng tiêu thụ sản phẩm OCOP

Ngày 17-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh tổ chức lớp tập huấn phát triển nguồn nhân lực về nghiệp vụ, kỹ năng tiêu thụ sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024. Đại biểu thảo luận tại buổi tập huấn. Tham gia lớp tập huấn có 40 đại biểu là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất,...

Tàu hỏa từ Hà Nội đến TPHCM giá 200 triệu đồng/người sang trọng cỡ nào?

17h tại ga Hà Nội, tiếng trống của đội múa lân sư rồng rộn ràng trước cửa phòng VIP (nơi tiếp đón những người quan trọng) chào đón những vị khách lên tàu SJourney, bắt đầu chuyến đi trải nghiệm xuyên Việt từ Bắc đến Nam. Với giá 200 triệu đồng/người trong 8 ngày 7 đêm, đây được xem là hành trình bằng tàu hỏa đắt đỏ nhất của Việt Nam từ trước đến nay. Là sản phẩm cao cấp...

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP

Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh nhiều hoạt động nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo hiệu ứng tích cực cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được bảo vệ, duy trì và phát triển, tiếp cận ngày càng gần hơn với người tiêu dùng. Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm...

Định hướng phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Tham dự phiên họp có thành viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực, thành viên Tiểu ban Giáo dục phổ thông, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các Sở GDĐT và các cơ sở giáo dục đại học. Phát triển nhưng không làm xáo trộn chương trình Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết: Năm học 2024-2025 là năm thực hiện đầy đủ chu trình Chương trình giáo...

Thành lập Đảng bộ thành phố Hoa Lư

Ngày 26-12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố Hoa Lư (TP Hoa Lư) trên cơ sở hợp nhất Đảng bộ TP Ninh Bình và Đảng bộ huyện Hoa Lư, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc sáp nhập huyện Hoa Lư và TP Ninh Bình, thành lập TP Hoa Lư trực thuộc tỉnh Ninh Bình. Ông Đoàn Minh Huấn, Bí thư...

Cùng chuyên mục

40 đại biểu được tập huấn phát triển nguồn nhân lực, nghiệp vụ, kỹ năng tiêu thụ sản phẩm OCOP

Ngày 17-12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh tổ chức lớp tập huấn phát triển nguồn nhân lực về nghiệp vụ, kỹ năng tiêu thụ sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024. Đại biểu thảo luận tại buổi tập huấn. Tham gia lớp tập huấn có 40 đại biểu là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất,...

Tàu hỏa từ Hà Nội đến TPHCM giá 200 triệu đồng/người sang trọng cỡ nào?

17h tại ga Hà Nội, tiếng trống của đội múa lân sư rồng rộn ràng trước cửa phòng VIP (nơi tiếp đón những người quan trọng) chào đón những vị khách lên tàu SJourney, bắt đầu chuyến đi trải nghiệm xuyên Việt từ Bắc đến Nam. Với giá 200 triệu đồng/người trong 8 ngày 7 đêm, đây được xem là hành trình bằng tàu hỏa đắt đỏ nhất của Việt Nam từ trước đến nay. Là sản phẩm cao cấp...

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm OCOP

Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã đẩy mạnh nhiều hoạt động nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tạo hiệu ứng tích cực cho sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được bảo vệ, duy trì và phát triển, tiếp cận ngày càng gần hơn với người tiêu dùng. Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm...

Định hướng phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Tham dự phiên họp có thành viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực, thành viên Tiểu ban Giáo dục phổ thông, các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các Sở GDĐT và các cơ sở giáo dục đại học. Phát triển nhưng không làm xáo trộn chương trình Phát biểu tại phiên họp, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết: Năm học 2024-2025 là năm thực hiện đầy đủ chu trình Chương trình giáo...

Thành lập Đảng bộ thành phố Hoa Lư

Ngày 26-12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình công bố quyết định thành lập Đảng bộ thành phố Hoa Lư (TP Hoa Lư) trên cơ sở hợp nhất Đảng bộ TP Ninh Bình và Đảng bộ huyện Hoa Lư, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc sáp nhập huyện Hoa Lư và TP Ninh Bình, thành lập TP Hoa Lư trực thuộc tỉnh Ninh Bình. Ông Đoàn Minh Huấn, Bí thư...

Chiến lược “song kiếm hợp bích” đưa Bách Việt tăng trưởng bền vững

Chiến lược “song kiếm hợp bích” đưa Bách Việt tăng trưởng bền vữngLựa chọn chiến lược chậm mà chắc, phát triển bền vững cả bên trong lẫn bên ngoài, Tập đoàn Bách Việt đã từng bước vượt qua các giai đoạn kinh tế khó khăn để tiến lên phía trước. Từ vị trí Top 200 thương hiệu đoạt giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2021, năm nay, Tập đoàn vươn lên Top 100 – một sự ghi nhận đầy...

Lễ tang đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết được tổ chức theo nghi lễ cấp Nhà nước

 Đại tướng Nguyễn Quyết. (Ảnh: Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng). Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tướng Nguyễn Quyết (tên khai sinh...

An táng Đại tướng Nguyễn Quyết tại Nghĩa trang Mai Dịch

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin Đại tướng Nguyễn Quyết (tên khai sinh Nguyễn Tiến Văn, sinh ngày 20-8-1922; quê quán xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên; thường trú tại số nhà 02/4 Yecxanh, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội; tham gia cách mạng...

Ninh Bình kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực châu Á

Không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh đẹp, Ninh Bình còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa – lịch sử, là điểm đến hấp dẫn và là hình mẫu phát triển du lịch bền vững. Tràng An luôn là điểm đến thu hút du khách. Ảnh: Nguyễn Đăng Hào Chính sách đột phá hỗ trợ phát triển du lịch Xác định tiếp tục tập trung...

Nam Định phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm

Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định định hướng: Phát triển du lịch theo hướng bền vững và đa dạng hóa sản phẩm, phấn đấu đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, là điểm đến an toàn, hấp dẫn của Vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Bộ. Xây dựng và từng bước khẳng định một số thương hiệu đặc thù của Nam Định; Tập...

Tin nổi bật

Tin mới nhất