Powered by Techcity

HĐND các địa phương tổ chức kỳ họp thường lệ cuối năm

Năm 2023, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức song với những giải pháp đồng bộ, quyết liệt, huyện Yên Mô đã chủ động khắc phục khó khăn, giành được những kết quả quan trọng. Sản xuất nông nghiệp từng bước phát triển theo hướng hữu cơ ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản trên 1 ha ước đạt 150 triệu đồng/năm; công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đạt kết quả nổi bật. Sản xuất công nghiệp-TTCN có chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất đạt 1.835 tỷ đồng. Văn hóa-xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; hoàn thành tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương. Công tác cải cách hành chính có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động của chính quyền các cấp có nhiều đổi mới, hiệu quả quản lý Nhà nước được nâng lên. Hoàn thành 10/11 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có 7/11 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Trong năm, HĐND huyện đã hoàn thành khối lượng công việc rất lớn theo thẩm quyền, tổ chức được 12 kỳ họp, quyết nghị thông qua 165 nghị quyết về những vấn đề quan trọng của địa phương, kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách phát sinh từ thực tế, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội của huyệnphát triển.

Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, đồng chí Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh ghi nhận và biểu dương những kết quả, thành tích mà Đảng bộ và Nhân dân trong huyện Yên Mô đã nỗ lực phấn đấu đạt được trong năm 2023.

Các địa phương tổ chức kỳ họp HĐND cuối năm
Đồng chí Mai Văn Tuất, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp.

 

Về các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024, đồng chí đề nghị các cấp, các ngành, địa phương trong huyện cần tập trung chỉ đạo xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện các Nghị quyết về kinh tế-xã hội vừa được HĐND tỉnh thông qua tại kỳ họp thứ 17. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch, đề án về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện phục vụ Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025-2030. Chủ động chỉ đạo tổ chức thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh, nhất là các nghị quyết về phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công, đặc biệt là dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng đoạn qua tỉnh Ninh Bình.

Quan tâm chỉ đạo, thực hiện tốt Chương trình xây dựng xã, thôn, xóm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Chủ động xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch, đề án để hoàn thành các chỉ tiêu huyện nông thôn mới nâng cao.Phấn đấu năm 2024 huyện Yên Mô được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao.

Đồng chí cũng đề nghị HĐND huyện tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng kỳ họp; nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban của HĐND huyện, phát huy vai trò giám sát, tăng cường giám sát chuyên đề; chủ động theo dõi việc thực hiện các kết luận sau giám sát; quan tâm giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của huyện, xã. Các vị đại biểu HĐND huyện tiếp tục thực hiện tốt công tác tiếp xúc cử tri, công tác tiếp dân tại những nơi ứng cử, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri và Nhân dân, kịp thời phản ánh với HĐND huyện, HĐND tỉnh và các cơ quan hữu quan để giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Tại kỳ họp lần này, HĐND huyện sẽ thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND huyện bầu. Đề nghị các đại biểu HĐND huyện quan tâm, nghiên cứu kỹ báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm, cân nhắc, thận trọng, công tâm, công bằng trong ghi phiếu tín nhiệm với người giữ chức vụ do HĐND huyện bầu, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác lấy phiếu tín nhiệm.

Đồng chí cũng lưu ý, Tết cổ truyền dân tộc đang tới gần, vì vậy, huyện cần tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, nhất là gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người yếu thế; đảm bảo an sinh xã hội, tổ chức tốt các hoạt động trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đảm bảo mọi người, mọi nhà đều có điều kiện vui Xuân, đón Tết.

Kỳ họp thứ 13, HĐND huyện Yên Mô diễn ra trong 1,5 ngày (14-15/12). Trong chương trình kỳ họp, HĐND huyện xem xét, thảo luận các báo cáo, kế hoạch của UBND huyện; của Thường trực HĐND huyện, các Ban của HĐND huyện; Báo cáo của các cơ quan tư pháp; thông báo của Ủy ban MTTQ huyện về công tác Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền và tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 13, HĐND huyện. Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND huyện bầu. Tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn. Xem xét, thông qua 16 dự thảo nghị quyết nhằm kịp thời cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

* Sáng 14/12, HĐND huyện Hoa Lư khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 14 – kỳ họp cuối năm 2023. Tới dự có đồng chí Tô Văn Từ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Các địa phương tổ chức kỳ họp HĐND cuối năm
Các đại biểu dự khai mạc kỳ họp. Ảnh: Hồng Giang

 

Tại phiên khai mạc, các đại biểu đã nghe UBND huyện báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; tình hình thu, chi ngân sách năm 2023, nhiệm vụ thu chi ngân sách năm 2024.

Năm 2023, trong bối cảnh thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực. Đến nay kinh tế-xã hội của huyện đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện; hoàn thành và hoàn thành vượt mức 9/11 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì và phát triển. Vụ Đông Xuân toàn huyện gieo cấy được trên 2.900 ha lúa, trong đó diện tích lúa chất lượng cao chiếm hơn 70%; năng suất lúa đạt 66 tạ/ha. Huyện đã xây dựng một số mô hình phát triển nông nghiệp hiệu quả, giá trị canh tác đạt 150 triệu đồng/ha/năm. Toàn huyện có 20 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu tiếp tục được đẩy mạnh. Đến nay, Hoa Lư có 56/85 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu; 5 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Về tiêu chí huyện NTM nâng cao, đến nay huyện đã đạt 9/9 tiêu chí.

Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt mức tăng trưởng khá, doanh thu ước đạt trên 7.200 tỷ đồng, tăng 4,5% so với năm 2022. Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch tiếp tục tăng trưởng. Công tác tài nguyên – môi trường, quản lý quy hoạch, đầu tư và xây dựng được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định.

Các lĩnh vực văn hóa, thông tin tuyên truyền, giáo dục – đào tạo, an sinh xã hội, giảm nghèo được quan tâm. Đến nay, toàn huyện có 33/33 trường học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I; 22/33 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 1,22%.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính, chuyển đổi số, giáo dục quốc phòng, quân sự địa phương, công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được tăng cường, đạt kết quả tích cực.

Theo Báo cáo kết quả công tác năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Thường trực HĐND huyện: Năm 2023, Thường trực HĐND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện toàn diện các nhiệm vụ công tác. Tích cực, chủ động tham mưu HĐND huyện cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện; phối hợp tổ chức thành công các kỳ họp HĐND huyện. Hoạt động giám sát được triển khai kịp thời, đúng quy định. Công tác tiếp xúc cử tri trước các kỳ họp được triển khai đúng kế hoạch, đạt chất lượng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Trong phiên khai mạc kỳ họp, các đại biểu nghe báo cáo giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 12, HĐND huyện khóa XX; các báo cáo của MTTQ Việt Nam huyện, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện, Tòa án Nhân dân huyện…

Kỳ họp thứ 14, HĐND huyện Hoa Lư khóa XX diễn ra trong 1,5 ngày (14-15/12). Sau phiên khai mạc, HĐND huyện tiếp tục nghe các báo cáo, tờ trình; tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND huyện bầu; bầu bổ sung Ủy viên UBND huyện; thảo luận và chất vấn, trả lời chất vấn tại hội trường; xem xét, thông qua một số nghị quyết quan trọng.

* Sáng 14/12, HĐND huyện Kim Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 16 – kỳ họp thường lệ cuối năm 2023 theo luật định.

Các địa phương tổ chức kỳ họp HĐND cuối năm
Các đại biểu dự khai mạc kỳ họp. Ảnh: Thái Học

 

Dự khai mạc kỳ họp có các đồng chí: Đinh Việt Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Nguyễn Hoàng Hà, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Trần Thị Hồng Thanh, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

Tại kỳ họp, các đại biểu nghe các báo cáo của UBND huyện về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2023, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2024; kết quả công tác của Thường trực HĐND huyện; báo cáo của các ngành chức năng huyện Kim Sơn.

Theo đó, năm 2023, kinh tế – xã hội của huyện Kim Sơn tiếp tục có bước phát triển; hoàn thành và hoàn thành vượt mức 11/12 chỉ tiêu về kinh tế-xã hội đề ra, trong đó có 8 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Nông nghiệp được mùa, sản lượng lúa ước đạt 100 nghìn tấn; sản lượng thủy hải sản ước đạt 36 nghìn tấn. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được duy trì; các ngành dịch vụ có bước phát triển. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 254 tỷ đồng.

Công tác xây dựng nông thôn mới đạt kết quả quan trọng. Ước thực hiện đến hết năm 2023, toàn huyện có 26 xóm được công nhận khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Trong năm, huyện Kim Sơn được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

Văn hóa, xã hội, môi trường có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được quan tâm. Công tác xây dựng chính quyền, tư pháp, cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng và công tác tôn giáo được quan tâm chỉ đạo. Lĩnh vực y tế, giáo dục tiếp tục được nâng cao. Quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Năm 2023, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND huyện Kim Sơn đã chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ và hoàn thành chương trình công tác đề ra. Trọng tâm là chuẩn bị và tổ chức các kỳ họp bảo đảm đúng quy định; phát huy vai trò, trí tuệ, trách nhiệm của đại biểu HĐND huyện trong xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.

Hoạt động giám sát được thực hiện hiệu quả, phương thức giám sát linh hoạt, kết hợp giám sát thực tế và giám sát thông qua báo cáo để đánh giá sát thực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp. Hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân được duy trì và thực hiện nghiêm túc, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân.

Kỳ họp thứ 16, HĐND huyện Kim Sơn khóa XX diễn ra trong 2 ngày (14-15/12). Trong chương trình kỳ họp, HĐND huyện nghiên cứu các tờ trình, báo cáo thẩm tra và xem xét thông qua 16 dự thảo nghị quyết. Cũng tại kỳ họp này, HĐND huyện Kim Sơn thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND huyện bầu.

Nhóm PV



Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh – sạch – đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình mà còn là mô hình để truyền cảm hứng, thúc đẩy việc bảo vệ, gìn giữ các tài sản quý báu của nhân loại. Tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục có nhiều...

Ngắm Tràng An vào mùa thu với khung cảnh non nước hữu tình đẹp lay động lòng người

Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi trái đất, khí hậu đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động. Ngoài ra danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư...

Lấy ý kiến sự hài lòng người dân Ninh Bình xây dựng nông thôn mới sau 13 năm, kết quả thế nào?

Cụ thể, hơn 13 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỉnh Ninh Bình luôn nêu cao vai trò chủ thể của Nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý của người dân về kết quả nông thôn mới tỉnh Ninh Bình Qua đó, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến đường bộ ven biển Thái Bình

Theo đó, Chính phủ quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án hơn 4,8 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 1 nghìn tỷ đồng so với Quyết định số 348 ban hành ngày 28/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định tổng mức đầu tư của dự án là hơn 3,8 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn bao gồm vốn ngân sách Trung ương hơn 1,1 nghìn tỷ đồng, vốn ngân sách...

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết...

Cùng chuyên mục

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh – sạch – đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình mà còn là mô hình để truyền cảm hứng, thúc đẩy việc bảo vệ, gìn giữ các tài sản quý báu của nhân loại. Tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục có nhiều...

Ngắm Tràng An vào mùa thu với khung cảnh non nước hữu tình đẹp lay động lòng người

Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi trái đất, khí hậu đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động. Ngoài ra danh thắng này còn có nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô Hoa Lư...

Lấy ý kiến sự hài lòng người dân Ninh Bình xây dựng nông thôn mới sau 13 năm, kết quả thế nào?

Cụ thể, hơn 13 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, tỉnh Ninh Bình luôn nêu cao vai trò chủ thể của Nhân dân với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý của người dân về kết quả nông thôn mới tỉnh Ninh Bình Qua đó, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến đường bộ ven biển Thái Bình

Theo đó, Chính phủ quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án hơn 4,8 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 1 nghìn tỷ đồng so với Quyết định số 348 ban hành ngày 28/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định tổng mức đầu tư của dự án là hơn 3,8 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn bao gồm vốn ngân sách Trung ương hơn 1,1 nghìn tỷ đồng, vốn ngân sách...

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồng

Mở cửa công viên 3.483 tỷ đồng ở Hà Nội; Duyệt dự án đường dây 500 kV 7.410 tỷ đồngHà Nội: Công viên hồ Phùng Khoang tổng vốn đầu tư 3.483 tỷ đồng chính thức hoạt động; Phê duyệt Dự án đường dây 500 kV Lào Cai – Vĩnh Yên quy mô 7.410 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Tiến độ các dự án quan trọng, liên kết...

Du lịch tự túc lên ngôi mùa Tết

Gia đình chị Đ.H. (TP.HCM) từng lái xe ra miền Bắc đón Tết. Trong ảnh: chuyến tham quan Đền Hùng, Phú Thọ dịp tết 2024 – Ảnh: T.T.D. Các gia đình đã có những cách đón Tết khác nhau, tận dụng hiệu quả kỳ nghỉ kéo dài 9 ngày trong bối cảnh “co kéo” túi tiền do kinh tế chung vẫn còn nhiều khó khăn. Theo các công ty du lịch, nhiều du khách ưa chuộng các hình thức tour F&E...

Vĩnh Phúc dẫn đầu tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia, Hà Nội không lọt top 10

Theo thống kê kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 – 2025, Vĩnh Phúc dẫn đầu cả nước với 87/98 thí sinh dự thi đoạt giải (tỷ lệ 88,8%). Trong đó 4 giải nhất, 34 giải nhì, 29 giải ba, còn lại giải khuyến khích. Năm ngoái, Vĩnh Phúc này đứng vị trí thứ 2 sau Thanh Hóa. Tỉnh đứng thư 2 cả nước năm nay là Hải Dương với 97/110 thí sinh tham gia đoạt...

Phó Thủ tướng: Xây dựng Hoa Lư thành đô thị “Di sản thiên niên kỷ”

Tối 19/1, tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ công bố thành lập thành phố Hoa Lư và công nhận thành phố Hoa Lư là đô thị loại I. Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nêu rõ, ngày 10/12/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025, trong đó thành lập thành phố Hoa Lư trên...

Còn “mặn mà” xét tuyển qua thi đánh giá năng lực, tư duy?

Trong 2 ngày 18 và 19-1, Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy 2025 cho 14.000 thí sinh. Theo PGS-TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội, năm 2025, trường giảm còn 3 đợt thi nhưng tăng số kíp thi ở mỗi đợt. Hướng đến mục tiêu phân loại cao Thí sinh dự thi đợt 1 của ĐH Bách khoa Hà Nội chủ yếu đến từ các tỉnh phía...

Tuyến “cháy vé”, tuyến vắng vẻ

“Cháy” vé xe khách chặng dài Ngày 19/1, khảo sát của PV Báo Giao thông, tuyến Hà Nội – Sơn La, Hà Nội – Điện Biên, hãng xe Hải Vân hầu hết đã kín giường ở tất cả các chuyến. Trong các ngày tiếp theo từ 19/1 – 27/1, trên website đặt vé của hãng xe này cũng ghi nhận tương tự ở hầu hết các chuyến. Dịp cận Tết, trong các ngày 19/1 – 27/1, hầu hết các chuyến xe Mỹ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất