Powered by Techcity

Gia Viễn đẩy nhanh thu hoạch lúa ngoài đê tránh lũ tiểu mãn


Vụ đông xuân có thời tiết khá thuận lợi nên lúa ngoài đê Hoàng Long ở huyện Gia Viễn cho năng suất cao hơn nhiều vụ. Với phương châm “Xanh nhà hơn già đồng”, các xã có diện tích lúa đã chín đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, vì thường niên, chỉ khoảng 5 ngày nữa là lũ tiểu mãn sẽ tràn về.

Đồng chí Đinh Anh Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gia Viễn cho biết: Vụ này, toàn huyện Gia Viễn gieo cấy 5.941 ha lúa vụ đông xuân,diện tích lúa ngoài đê Hoàng Long khoảng 640 ha, chiếm gần 11%. Hầu hết các địa phương có diện tích lúa ngoài đê, nhiều vùng trũng được nông dân cấy bằng mạ dược.  

Được biết, đây là vụ sản xuất chính (1 vụ) trong năm của huyện Gia Viễn, mang lại giá trị thu nhập cao cho bà con nông dân, nên toàn huyện chỉ đạo cấy trong khung thời vụ tốt nhất. Vì thế vụ đông xuân này, nhất là diện tích lúa xuân sớm ngoài đê Hoàng Long, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, HTX nông nghiệp tranh thủ thời tiết, cấy trong khung thời vụ tốt nhất, chăm bón sớm nên lúa sinh trưởng, phát triển khá tốt. Nhiều xã, HTX tổ chức cho xã viên cấy đồng trà, để khi lúa chín đồng loạt đảm bảo đưa máy gặt xuống đồng thu hoạch nhanh gọn, hạn chế chuột cắn phá ở cuối vụ.

Lúa
Diện tích bằng phẳng, nông dân đưa máy xuống tuốt lúa tại ruộng.

 

Bắt đầu từ ngày 10/5, nông dân các địa phương nơi đây đã bước vào thu hoạch nhanh lúa đông xuân sớm ngoài đê. Điển hình là xã Gia Hưng, địa phương có diện tích lúa đông xuân sớm được cấy ngoài đê là 193 ha, chiếm 56% diện tích gieo cấy toàn xã. Đến nay, 2 HTX của xã Gia Hưng là HTX Đô Lương và HTX Hoa Tiên đã thu hoạch xong khoảng 40% diện tích lúa ngoài đê. Sơ bộ đánh giá năng suất bình quân ước đạt  230kg/sào, bình quân tăng gần 30kg/sào so với vụ trước. Xã Gia Hưng dự kiến khoảng 25/5 sẽ tiến hành thu hoạch diện tích lúa trong đồng.

Trên các thửa ruộng lúa đã chín, không khí sôi nổi xuống đồng thu hoạch lúa ngoài đê diễn ra từ rất sớm. Hôm nay, gia đình bà Nguyễn Thị Reo ở thôn Đồng Tiến, xã Gia Tiến huy động thêm nhân lực về gặt lúa đã chín. Bà Reo vui vẻ cho biết: “Toàn bộ nhân lực được đốc thúc ra đồng từ rất sớm thu hoạch nhanh, bở vì mấy ngày tới, lũ tiểu mãn có thể tràn về bất cứ lúc nào. Buổi sáng nay, gia đình tôi có 5 người tập trung gặt nhanh 2 sào lúa đã chín”.

Lúa
Gia đình bà Nguyễn Thị Reo ở thôn Đồng Tiến, xã Gia Tiến huy động thêm nhân lực về gặt diện tích lúa đã chín.

 

Cũng như gia đình bà Reo, thời điểm này, các hộ nông dân có diện tích lúa ngoài đê Hoàng Long đã chín vàng, ưu tiên số một là dành toàn bộ “thời gian, nhân lực” xuống đồng gặt nhanh gọn lúa. Trao đổi với lãnh đạo một số địa phương: Gia Thịnh, Gia Lạc, Gia Trung, Gia Tiến, chúng tôi được biết ở các địa phương này phần diện tích lúa ngoài đê chỉ cấy duy nhất ở vụ xuân sớm.

Chưa đến 9 giờ, nhiều hộ nông dân đã có lúa chở về nhà để phơi phóng. Những chân ruộng cao ráo, nền đất cứng,  hầu hết các gia đình đều thuê mượn máy gặt. Còn ở diện tích trũng, nước lội bì bõm,các gia đình huy động đổi công, tăng cường nhân lực thu hoạch nhanh gọn diện tích lúa đã chín.

Vì nền đất ruộng trũng và cây lúa đổ rạp mặt ruộng nên không thể đưa máy gặt xuống được nên một số gia đình ở thôn Hoàng Long, xã Gia Trung thuê mượn thêm nhân lực về gặt tay diện tích lúa đã chín. Ngừng tay liềm, một bác nông dân vui vẻ: Đây là diện tích cấy lúa ngoài đê. Vì vậy, khi lúa chín là phải gặt ngay. Phần đất bãi này ở giữa sông Hoàng Long nên đã xuống đồng là phải có lực lượng hùng hậu để đủ sức không chỉ “gặt tránh nắng”, mà còn “gặt tránh lũ”. Buổi sáng, cứ gặt ngả, gọn gồi, gọn đống phơi qua trưa cho ráo bông lúa. Buổi chiều, gia đình tăng cường thêm nhân lực, gặt hết phần diện tích, khi ấy mới kéo toàn bộ lúa đã gặt lên bờ, thuê máy tuốt ngay tại chân đê và chỉ mang thóc về nhà…

Lúa
Xã viên HTX Kính Chúc tận dụng mặt đê phơi thóc.

 

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện và nhận xét của một số nông dân, vụ đông xuân này, nhìn chung lúa ngoài đê của huyện Gia Viễn cho năng suất tốt,  tương đương vụ trước. Một phần do nhiều địa phương tăng diện tích cấy tay,thời tiết thuận lợi, lượng phù sa mầu mỡ bồi lắng nhiều, đồng thời sâu bệnh cũng ít hơn.

Để bảo vệ diện tích lúa đã cấy, Ban quản trị các HTX đã đẩy mạnh tuyên truyền và huy động toàn dân tham gia diệt chuột, đôn đốc quyết liệt để diệt chuột sớm ngay từ đầu mỗi vụ sản xuất. Nhiều Ban quản trị HTX đã thành lập tổ diệt chuột. Tổ diệt chuột này ký cam kết với Ban quản trị HTX đảm bảo diện tích lúa cấy của các xã viên không bị các đối tượng sâu bệnh, dịch hại cắn phá.

Lúa chín vàng, cho năng suất cao là động lực thôi thúc nông dân huy động nhân lực, máy móc thu hoạch nhanh gọn lúa ngoài đê. Đến ngày 13/5, huyện Gia Viễn đã thu hoạch khoảng 30% diện tích lúa ngoài đê, năng suất ước đạt 64,5 tạ/ha. 

Hiện nay, các xã Gia Hưng, Gia Phú, Gia Thịnh, Gia Trung đã gặt được từ 30-50% diện tích lúa chín ngoài đê. Dự kiến đến ngày 20/5, toàn huyện sẽ gặt xong toàn bộ diện tích lúa ngoài đê.

Bài, ảnh: Minh Đường



Nguồn

Cùng chủ đề

Tích cực thực hiện chính sách BHYT học sinh sinh viên

Bị bệnh lý hẹp van tim từ nhỏ nên hành trình chữa bệnh của Vũ Việt Bách (học sinh lớp 10A5, Trường THPT Gia Viễn B) và gia đình hết sức vất vả. Trong hành trình ấy, gia đình...

Thủ tướng kể về quyết định sống còn để giữ đập Thác Bà, đê Hoàng Long

Điều này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ khi phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), sáng 28/9. Bão lũ làm 344 người chết và mất tích, gần 2.000 người bị thương Khái quát lại cơn bão số 3, Thủ tướng nhấn mạnh một số đặc điểm như bão liên tục tăng cấp độ rất nhanh...

Cùng tác giả

Nhận định bóng đá Bình Phước vs Bà Rịa Vũng Tàu: Công Phượng cần bàn thắng

Vòng 4 giải hạng Nhất Quốc gia 2024/2025 chứng kiến cuộc đọ sức đáng chú ý giữa Trường Tươi Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu. Đây có thể xem là thử thách lớn nhất với thầy trò HLV Nguyễn Anh Đức kể từ đầu giải. Đội chủ nhà vẫn rất cần chiến thắng để bám đuổi đội đầu bảng Phù Đổng Ninh Bình. Trong khi đó, Công Phượng nóng lòng ghi bàn với tham vọng giành suất dự...

Kỳ vọng đường cao tốc đưa đất nước vào kỷ nguyên mới

“Tôi nhớ từng gờ cầu, từng ổ voi trên quốc lộ 1. Chuyến nào chở hàng dễ vỡ, phải đi rón rén khổ lắm”, ông Nguyễn Đức Hùng nói trong lúc thưởng thức bát bún bò tại một cửa hàng gần nút giao Nghi Sơn (cao tốc Bắc – Nam qua Thanh Hóa). Bát bún được ông khoe là “từ ngày có đường cao tốc mới được dừng xe để ăn thong thả”. Ông Hùng là tài xế xe tải...

Không có Thanh Thúy vẫn cực hay

Ở những mùa giải trước đây, các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt, sau đó mới đến vòng chung kết tranh vô địch và trụ hạng. Kể từ mùa giải năm nay, giải đấu chỉ thi đấu một lượt, chia làm 2 giai đoạn. Ông Lê Trí Trường, Tổng thư ký Liên đoàn Bóng chuyền VN (VFV), cho biết với thể thức mới, số trận sẽ ít hơn, tính cạnh tranh cao hơn, hạn chế tối đa việc...

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc

Đã trình lại Quốc hội chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – NamChính phủ đã rà soát tổng mức đầu tư; hiệu quả kinh tế – xã hội, tài chính; nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; thuyết minh thêm về công nghệ, chuyển giao công nghệ.. cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ảnh minh họa. (nguồn: Internet). Chính phủ vừa có Tờ trình số 767/TTr -CP đề nghị Quốc hội...

Tường minh Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc

Các nội dung liên quan đến Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam vừa được Bộ Giao thông – Vận tải làm rõ theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Phối cảnh đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam Làm rõ hướng tuyến dự án Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) vừa có Công văn số...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất