Powered by Techcity

Đột phá từ Chỉ thị số 40-CT/TW: Kỳ I- “Chìa khóa” mở lối thoát nghèo


Ngày 22/11/2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI ban hành Chỉ thị số 40- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40). Chỉ thị ra đời đã tạo bước đột phá, kết nối sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) hỗ trợ, thúc đẩy nhóm yếu thế trong xã hội vươn lên, thay đổi cuộc sống.

Đột phá từ Chỉ thị số 40-CT/TW: Kỳ I-

Xưởng may của ông Phạm Văn Thủy, xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh (người đứng giữa) tạo việc làm cho hơn 50 lao động địa phương.

10 năm có sự dẫn đường của Chỉ thị số 40, tín dụng chính sách trở thành đòn bẩy, điểm sáng trong công tác giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển. 

Trao “Cần câu” không trao “Con cá” 

Chị Phạm Thị Thu Hằng thuộc diện hộ gia đình khó khăn nhất ở thôn Hoàng Sơn Tây, xã Ninh Tiến (thành phố Ninh Bình). Gia đình thuần nông vốn chẳng mấy dư giả, ấy vậy mà chồng bị ung thư mới mất chưa được bao lâu, con trai chị lại bị tai nạn, ảnh hưởng đến thần kinh và hỏng mất một mắt. Những biến cố đau buồn liên tiếp ập đến như muốn quật ngã người phụ nữ bé nhỏ nhưng chị luôn tự nhủ mình phải kiên cường, mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho các con. 

Trước hoàn cảnh khó khăn của chị Hằng, các tổ chức hội, đoàn thể của xã không chỉ có những động viên kịp thời về vật chất, tinh thần mà còn mang đến cơ hội thoát nghèo cho gia đình thông qua việc hỗ trợ, hướng dẫn chị vay vốn từ NHCSXH để phát triển chăn nuôi. 

Chị Hằng chia sẻ, với số tiền 100 triệu đồng được vay, tôi mua trâu về nuôi, nhờ chịu khó chăm sóc, lại được các cán bộ kỹ thuật bám sát, hướng dẫn cách phòng bệnh nên đàn trâu phát triển khỏe mạnh, mỗi năm sinh sản thêm được vài con nghé. Tiền lãi bán nghé, tôi lại đầu tư mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ để buôn bán có thêm thu nhập, kinh tế khá dần lên. “Chính tôi cũng không tin nổi mình có thể vượt qua chừng ấy khó khăn để có được cuộc sống như ngày hôm nay. Tất cả cũng nhờ có sự quan tâm của các cấp chính quyền dành cho những người nghèo như chúng tôi, nhờ nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH”- chị Hằng xúc động chia sẻ. 

Một điển hình khác cho sự bền bỉ, kiên trì vượt khó đó là trường hợp của anh Nguyễn Quang Thản, thôn Đại Áng, xã Ninh Hòa (Hoa Lư). Vốn là một thanh niên khỏe mạnh, chịu khó làm ăn nên kinh tế gia đình cũng khá giả. Nhưng rồi năm 2021, anh Thản phát hiện mình bị suy thận, toàn bộ kinh tế đổ vào việc chữa bệnh khiến gia đình rơi vào cảnh nghèo khó. Sau khi được ghép thận, sức khỏe dần hồi phục, anh Thản quyết tâm khôi phục lại kinh tế gia đình. Được sự tiếp sức của NHCSXH cho vay 100 triệu đồng, anh Thản mua máy móc về làm dịch vụ xay xát kết hợp kinh doanh lúa gạo. Với sự nỗ lực không ngừng, vừa cố gắng lao động sản xuất, vừa chống chọi với bệnh tật, đến nay, anh Thản đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. 

Chị Nguyễn Thị Hà, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn chi hội Phụ nữ thôn Đại Áng, xã Ninh Hòa (Hoa Lư) có gần 10 năm làm “cánh tay nối dài” chính sách tín dụng đến với hộ nghèo, cận nghèo cho biết: Các chương trình tín dụng do NHCSXH thực hiện thực sự cần thiết và phù hợp với người nghèo, cận nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một hình thức đầu tư cho người nghèo, nhằm hạn chế việc “cho không”, đã từng là thực trạng kéo dài, không hiệu quả. Với các khoản vay nhỏ, lãi suất thấp, thời gian vay hợp lý và đặc biệt có sự đồng hành sát sao của cả hệ thống chính trị, nguồn vốn đã phát huy sức mạnh tổng hợp, giúp nhiều gia đình giải được bài toán thoát nghèo. 

Câu chuyện của chị Hằng, anh Thản chỉ là 2 điển hình minh chứng cho nhận định tín dụng chính sách xã hội là một “trụ cột” quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Thực tế còn có hàng vạn hộ nghèo ở các miền quê khác cũng đã thoát nghèo và đổi đời từ nguồn vốn chính sách. Nguồn vốn khi đến với người nghèo đã thúc đẩy họ tìm cách làm, bớt dần tư duy ỷ lại, chủ động, tự tin vươn lên trong cuộc sống. 

Theo thống kê của NHCSXH chi nhánh tỉnh Ninh Bình, 10 năm qua, toàn tỉnh đã có gần 81 nghìn hộ vượt qua ngưỡng nghèo nhờ nguồn vốn chính sách. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chỉ còn 1,86%. Những kết quả này minh chứng về một quyết sách đúng đắn của Đảng, chuyển mạnh cách làm từ cho người nghèo “con cá” bằng cách đưa “cần câu”, tạo bước đột phá trong việc kết nối sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng NHCSXH hỗ trợ người nghèo, các đối tượng chính sách xoay chuyển đói nghèo để không ai bị “bỏ lại phía sau”. 

Đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn 

Những chiếc “cần câu” từ tín dụng chính sách xã hội đã giúp hàng vạn hộ trên địa bàn tỉnh thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu. Hơn nữa, việc sử dụng công cụ tín dụng chính sách hiệu quả còn là “đòn bẩy” giúp phát triển kinh tế bền vững của cả một địa phương, một vùng. 

Anh Lã Phú Thuận, ở xóm 1, xã Khánh Thịnh (huyện Yên Mô) luôn mong muốn phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp theo hướng hữu cơ thuận tự nhiên để đem những sản phẩm nông sản an toàn tới người tiêu dùng. Song nguồn vốn sản xuất luôn là điều anh trăn trở. Được vay 500 triệu đồng từ Chương trình giải quyết việc làm của NHCSXH đã tạo động lực cho anh đầu tư phát triển cây khoai ngọt trên diện tích 4,2ha. Năm 2023, mô hình sản xuất của anh cung cấp ra thị trường 30 tấn ngó khoai, trên 6 tấn ốc nhồi thương phẩm… thu về trên 1 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 6 lao động với thu nhập 200.000 đồng/người/ngày. 

Anh Thuận chia sẻ: Có ý tưởng, có hoài bão nhưng nếu không có vốn thì cũng không thể làm gì được. Rất mừng là thời gian qua, Nhà nước đã đặc biệt quan tâm, có chính sách hỗ trợ kịp thời về vốn để những nông dân như chúng tôi có cơ hội mở rộng sản xuất, làm giàu cho gia đình, cũng như tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động trong vùng. 

Tại xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh, chúng tôi đến thăm xưởng may gia công của ông Phạm Văn Thủy. Gần 50 công nhân chủ yếu là chị em phụ nữ, người lớn tuổi đang miệt mài bên những chiếc máy may, kịp đáp ứng đơn hàng áo rét cho mùa Đông. 

Gắn bó với xưởng may nhiều năm, bà Phạm Thị Ngoãn chia sẻ: Vì quá tuổi để xin vào làm ở các công ty nên trước đây tôi chỉ làm ruộng, thu nhập hầu như không có. May mắn là từ khi có xưởng may này, tôi có thêm việc làm, thêm thu nhập. Đặc biệt, do gần nhà, thời gian làm việc lại linh động nên tôi vẫn có thể lo việc đồng áng, chăm lo cho gia đình. 

Ông Phạm Văn Thủy, Chủ xưởng may cho biết: Tôi mở xưởng may với mong muốn vừa phát triển kinh tế cho gia đình, vừa tạo việc làm cho phụ nữ tại địa phương. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, không có đơn hàng nên việc sản xuất gặp không ít khó khăn, có lúc tưởng chừng không cầm cự nổi. Thật may gia đình được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH để đầu tư mua nguyên vật liệu, tôi mới có cơ hội vực dậy sản xuất, đón đầu sự phục hồi của ngành may mặc, duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động. 

Những mô hình kinh tế năng động mà NHCSXH đang “thắp lửa” trong cộng đồng như của anh Thuận, anh Thủy đã và đang góp phần thúc đẩy các hoạt động sản xuất, ngành nghề ở nông thôn phát triển, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống cho một bộ phận người dân, thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm và phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. 

Bài, ảnh: Nguyễn Lựu

⇒ Kỳ II: “Chắp cánh” những ước mơ

 



Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/dot-pha-tu-chi-thi-so-40-ct-tw-ky-i-chia-khoa-mo-loi-thoat/d2024071008158653.htm

Cùng chủ đề

Quan tâm chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số

Triển khai đồng bộ các chính sách Với hơn 30.000 người dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, chủ yếu là người Mường (chiếm tới 96,7%), nhằm tạo điều kiện để đồng bào DTTS và vùng đồng bào DTTS phát...

Phát huy truyền thống 94 năm công tác dân vận của Đảng trong giai đoạn mới

Cách đây 94 năm, từ ngày 14/10 đến ngày 31/10/1930 tại Hương Cảng-Trung Quốc, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Nhất đã thông qua Án Nghị quyết về Công nhân vận động, Nông dân vận động, Cộng sản...

Cùng tác giả

Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (22/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Ngược lại, mức cao nhất khu vực là 63.000 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và TP Hà Nội. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo hơi tại...

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 hạt cát yêu thương

Sau 7 năm hiếm muộn, cô giáo tiểu học đón 3 “hạt cát” yêu thươngGần 7 năm ròng rã trên hành trình tìm con, chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, quê Ninh Bình) có ý định bỏ cuộc, dù chặng đường ấy nhiều chông gai, ghập ghềnh. Tháng 6/2012, mối tình đẹp giữa cô giáo Bùi Thị Giang và chàng thủy thủ Trần Văn Thiên đã được đánh dấu bằng một đám cưới hạnh phúc sau...

giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (21/11/2024) miền Bắc giữ giá đi ngang trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Cụ thể, TP. Hà Nội và các tỉnh: Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Vĩnh Phúc đang bán heo hơi cao nhất khu vực với giá 63.000 đồng/kg. Ninh Bình và Lào Cai là hai tỉnh có giá 61.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá...

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp nối kết quả của các Hội chợ năm trước, AgroViet 2024 được tổ chức nhằm thúc đẩy, mở rộng quan hệ hợp tác giao lưu kinh tế quốc tế, quảng bá thương hiệu, sản phẩm, giao dịch thương mại, tôn vinh những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản...

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Cụ thể, công điện của Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp ngành Công...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất