Powered by Techcity

Doanh nhân Việt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Ngay sau khi thành lập nước, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới công thương Việt Nam, Người viết: “Hiện nay “Công-Thương cứu quốc đoàn” đương hoạt động để làm nhiều việc ích quốc lợi dân, Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công-Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng…”.

Kế thừa và phát huy tư tưởng của Người, cách đây 20 năm, ngày 13/10 hằng năm đã được chọn là Ngày Doanh nhân Việt Nam (theo Quyết định số 990/QĐ-TTg ngày 20/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ), với ý nghĩa chính là khuyến khích và tôn vinh vai trò của những nhà doanh nhân đã cống hiến nhiều thành tựu cho Tổ quốc và cho nhân dân. 

Hằng năm, cứ đến dịp ngày 13/10 – Ngày Doanh nhân Việt Nam, chúng ta lại có một cảm xúc đặc biệt. Đó là dịp để chúng ta tri ân, vinh danh các doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu, có những đóng góp lớn cho phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Trong gần 40 năm thực hiện chính sách đổi mới, với các chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đội ngũ doanh nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, về nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng lao động; thể hiện vai trò là lực lượng chủ lực quản lý, tổ chức các nguồn lực sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội đất nước. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ giới Công Thương Hà Nội tại Bắc Bộ phủ năm 1945. Ảnh: TTXVN

Hiện nay, chúng ta có hơn 930 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, khoảng 14,4 nghìn hợp tác xã và hơn 5 triệu hộ kinh doanh; đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh ở hầu hết mọi địa bàn, lĩnh vực; hoạt động không chỉ trong nước mà nhiều doanh nghiệp phát triển, gây được tiếng vang, khẳng định giá trị thương hiệu vươn tầm ra khu vực và thế giới; góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, xuất hiện một lực lượng doanh nhân, nhất là doanh nhân trẻ, năng động, dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với khó khăn, khởi nghiệp thành công các mô hình kinh doanh mới, gắn với đổi mới sáng tạo. Đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp không chỉ làm nhiệm vụ phát triển kinh tế mà ngày càng khẳng định vai trò, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đảng và Nhà nước ta luôn có chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước”.

Đại hội XIII của Đảng đặt ra những mục tiêu và khát vọng phát triển của đất nước đến năm 2025 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đại hội XIII cũng đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi…”.

Ngày 10/10/2023, Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 9/5/2024 để hiện thực hóa mục tiêu phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hóa kinh doanh mang bản sắc dân tộc; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước.

TP Hồ Chí Minh trao Bằng khen cho các doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu năm 2024 trong chiều 11/10/2024. Ảnh: TTXVN

Với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả, chúng ta khẳng định, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về khuyến khích phát triển, phát huy vai trò, trách nhiệm của doanh nhân Việt Nam đối với sự thịnh vượng của đất nước vẫn còn nguyên giá trị sâu sắc và tính thời sự nóng hổi, đặc biệt là trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đất nước ta. 

Đảng, Nhà nước luôn trân trọng hoan nghênh, chào đón các doanh nhân Việt Nam – những người đầy tài năng, tâm huyết, có ý thức sâu sắc và đúng đắn về trách nhiệm then chốt, vai trò tiên phong của mình trong góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế của đất nước. Đây là nguồn cảm hứng, khích lệ, động viên đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tiếp tục vững tin vào vai trò, sứ mệnh cao cả của mình đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Các tòa nhà cao tầng và khu đô thị trên tuyến đường vành đai 3 Hà Nội. Ảnh: DUY LINH

Một góc Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Đứng trước khởi điểm lịch sử mới, Việt Nam chủ trương tận dụng hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước. Để có thể tận dụng cơ hội, bắt kịp xu hướng mới, chúng ta phải chuẩn bị một tâm thế để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, đó là Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Bối cảnh mới đặt ra các yêu cầu mới cho định hướng phát triển của đất nước. Chúng ta không chỉ phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng mà phải là tăng trưởng xanh, bền vững. Không chỉ là phát triển các ngành kinh doanh truyền thống, mà còn phải dồn lực để thu hút đầu tư và tạo sự bứt phá cho các ngành công nghiệp tiên phong. Không chỉ tăng trưởng dựa vào vốn, vào khai thác tài nguyên như trước, mà phải dựa vào khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo. Không phải chỉ là phát huy, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống mà còn phải phát huy được các động lực tăng trưởng mới đến từ kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số.

Trong bối cảnh ấy, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân cần: Tiên phong thúc đẩy “3 đột phá” chiến lược (thể chế, hạ tầng và nhân lực); tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đổi mới sáng tạo, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm…); tiên phong góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tiên phong xây dựng quản trị doanh nghiệp hiện đại; tiên phong củng cố, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, làm tốt công tác an sinh xã hội, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, không để ai bị bỏ lại phía sau, góp phần vào phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, toàn diện.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đến thăm, kiểm tra hoạt động của nhà máy Đạm Ninh Bình tháng 8/2022 để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tại nhà máy này. Ảnh: Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường; thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, đặc biệt là các chính sách lớn, tác động trực tiếp đến môi trường kinh doanh… Nhờ đó, môi trường kinh doanh đã có sự cải thiện liên tục; công tác hỗ trợ doanh nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc tiếp cận thông tin, chính sách thuận lợi hơn, cải cách hành chính, chuyển đổi số phát huy hiệu quả, trong đó có việc đẩy mạnh tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến góp phần tiết giảm đáng kể thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp.

Với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, chúng ta hãy: “Cùng lắng nghe, thấu hiểu”, “cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động”, “cùng làm, cùng thắng và cùng phát triển”, “cùng hưởng niềm vui, hạnh phúc và tự hào”, lực lượng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam luôn thể hiện sự tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, vì lợi ích của quốc gia và dân tộc, vì sự hùng cường, thịnh vượng của đất nước, vì hạnh phúc, ấm no của nhân dân.

Ngày 21/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Ảnh: TTXVN

Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay, trong đó có đóng góp của các doanh nhân, doanh nghiệp. Với tinh thần kiến tạo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã luôn đồng hành cùng doanh nghiệp để tạo dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp, doanh nhân, nhất là xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các thành phần kinh tế; phát triển hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, toàn diện để góp phần giảm chi phí logistics, giảm chi phí đầu vào, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế, tạo không gian phát triển mới, các khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ mới, tăng giá trị của đất đai; đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng; hoàn thiện mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, doanh nhân, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế-dân sự; trong đó tập trung vào một số vấn đề sau: 

Bên cạnh đó, về phía các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp: Cần chủ động nghiên cứu, đánh giá thách thức và thời cơ của ngành, lĩnh vực; kịp thời chia sẻ, hướng dẫn, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp hội viên; đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp, hỗ trợ kết nối đầu tư kinh doanh, giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, chủ động đón bắt cơ hội mới, xu thế mới.

Đặc biệt, đối với cộng đồng doanh nghiệp: Cần tiếp tục nỗ lực cùng Chính phủ thực hiện các giải pháp góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, nhất là các giải pháp mang tính đột phá, đổi mới, sáng tạo. Các doanh nghiệp lớn cần nêu gương đi đầu, tiên phong trong những việc lớn, việc khó, việc mới, giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia để tạo lực cho phát triển kinh tế, tạo dư địa phát triển cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các lĩnh vực.

Các doanh nhân, doanh nghiệp cần chủ động đổi mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh; tăng cường đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Tiếp tục phát huy tinh thần dân tộc, đoàn kết sức mạnh để cùng tạo dựng thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế; nêu cao tinh thần hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam hướng tới giá trị, lợi ích chung từ nhiều phía; tăng cường trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, với quốc gia, dân tộc.

Thành công của doanh nhân, doanh nghiệp cũng là thành công của đất nước. Đội ngũ doanh nhân cần tiếp tục chung sức, đồng lòng, ra sức thi đua hướng tới mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 như Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Mỗi doanh nhân hãy thể hiện tinh thần đoàn kết, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng vươn lên bằng hành động cụ thể, cùng nhau đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, bắt kịp xu hướng, chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, đó là Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Nhandan.vn

Nguồn:https://special.nhandan.vn/doanh_nhan_Viet_trong_ky_nguyen_vuon_minh_cua_dan_toc/index.html

Cùng chủ đề

Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển

Ngày 15.12, tại TP.Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ TN-MT tổ chức hội nghị công bố quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và triển khai tổng kết luật TN-MT biển và hải đảo. Vùng bờ là điểm tựa vững chắc để tiến ra biển Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN-MT Đỗ Đức Duy cho biết, ngày 7.10.2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban...

Hiến kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Ủng hộ mạnh mẽ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam nhưng các đại biểu Quốc hội và giới chuyên gia còn nhiều trăn trở về quy hoạch, vị trí đặt các ga… Vì sao không kéo dài tới Lạng Sơn, Cần Thơ? Theo phương án được Chính phủ trình Quốc hội, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam bắt đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm), đi qua...

Quan tâm chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số

Triển khai đồng bộ các chính sách Với hơn 30.000 người dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, chủ yếu là người Mường (chiếm tới 96,7%), nhằm tạo điều kiện để đồng bào DTTS và vùng đồng bào DTTS phát...

Vận hội và thách thức khi Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Suốt quá trình lãnh đạo cách mạng từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã nhiều lần bằng trí tuệ và sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị chủ động phân tích tình hình và dự báo chiến lược, tạo thời cơ, nắm vững vận hội mới, đồng thời nhận rõ những nguy cơ, thách thức mới nảy sinh, quyết định một cách sáng...

Cùng tác giả

Hội tụ tinh hoa nghề thủ công Việt tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám

Chương trình giới thiệu những làng nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo, với sự tham gia của những nghệ nhân nổi tiếng từ khắp mọi miền đất nước. Từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, các nghệ nhân làng cói Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) mang đến những sản phẩm thủ công tinh xảo với bề dày lịch sử hơn 200 năm. Khách tham quan còn được gặp gỡ, giao lưu cùng nghệ nhân Đỗ Văn Tấn, người đã có nhiều sáng...

Nhìn lại hai bệnh viện nghìn tỷ vừa được Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thanh tra tại Hà Nam

TPO – “Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu tiến hành thanh tra 2 dự án xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nam, hoàn thành kết luận thanh tra trước ngày 31/3/2025, sau đó triển khai ngay các biện pháp để đưa 2 bệnh viện vào hoạt động”,  Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng cho biết tại buổi họp báo thông báo kết quả phiên họp...

Thành phố mới ở Ninh Bình – nơi có di sản “kép” duy nhất Đông Nam Á

Từ hôm nay, 1/1/2025, thành phố Hoa Lư chính thức đi vào hoạt động. Đây là thành phố mới của tỉnh Ninh Bình, được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, có diện tích 150,24km2 và dân số 238.209 người. Thành phố Hoa Lư được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh...

Bóng đá Việt Nam năm 2025: Tương lai bắt đầu từ AFF Cup

Cơ hội rộng mở ở trận chung kết AFF Cup 2024 AFF Cup 2024 “vắt” sang những ngày đầu năm 2025 có thể là khởi đầu đẹp như mơ của bóng đá Việt Nam trong năm mới. Trước mắt đoàn quân của HLV Kim Sang Sik (người Hàn Quốc) chỉ còn một rào cản nữa. Có thể rào cản đấy là chướng ngại vật lớn nhất của bóng đá Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á: Đội tuyển Thái Lan....

Mãn nhãn màn pháo hoa rực sáng bầu trời chào năm mới 2025

(Dân trí) – Đúng 0h ngày 1/1, pháo hoa rực sáng bầu trời các tỉnh, thành trên cả nước chào đón năm mới 2025. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút. Pháo hoa năm mới 2025 rực rỡ trên nóc đồng hồ Bưu điện Hà Nội (Video: Tiến Tuấn). Kim đồng hồ trên tháp Đồng hồ Bưu điện Hà Nội chỉ đúng 0h ngày 1/1/2025, pháo hoa tầm cao tại...

Cùng chuyên mục

Hội tụ tinh hoa nghề thủ công Việt tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám

Chương trình giới thiệu những làng nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo, với sự tham gia của những nghệ nhân nổi tiếng từ khắp mọi miền đất nước. Từ vùng đồng bằng Bắc Bộ, các nghệ nhân làng cói Kim Sơn (tỉnh Ninh Bình) mang đến những sản phẩm thủ công tinh xảo với bề dày lịch sử hơn 200 năm. Khách tham quan còn được gặp gỡ, giao lưu cùng nghệ nhân Đỗ Văn Tấn, người đã có nhiều sáng...

Nhìn lại hai bệnh viện nghìn tỷ vừa được Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thanh tra tại Hà Nam

TPO – “Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu tiến hành thanh tra 2 dự án xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức tại Hà Nam, hoàn thành kết luận thanh tra trước ngày 31/3/2025, sau đó triển khai ngay các biện pháp để đưa 2 bệnh viện vào hoạt động”,  Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng cho biết tại buổi họp báo thông báo kết quả phiên họp...

Thành phố mới ở Ninh Bình – nơi có di sản “kép” duy nhất Đông Nam Á

Từ hôm nay, 1/1/2025, thành phố Hoa Lư chính thức đi vào hoạt động. Đây là thành phố mới của tỉnh Ninh Bình, được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, có diện tích 150,24km2 và dân số 238.209 người. Thành phố Hoa Lư được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh...

Bóng đá Việt Nam năm 2025: Tương lai bắt đầu từ AFF Cup

Cơ hội rộng mở ở trận chung kết AFF Cup 2024 AFF Cup 2024 “vắt” sang những ngày đầu năm 2025 có thể là khởi đầu đẹp như mơ của bóng đá Việt Nam trong năm mới. Trước mắt đoàn quân của HLV Kim Sang Sik (người Hàn Quốc) chỉ còn một rào cản nữa. Có thể rào cản đấy là chướng ngại vật lớn nhất của bóng đá Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á: Đội tuyển Thái Lan....

Mãn nhãn màn pháo hoa rực sáng bầu trời chào năm mới 2025

(Dân trí) – Đúng 0h ngày 1/1, pháo hoa rực sáng bầu trời các tỉnh, thành trên cả nước chào đón năm mới 2025. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút. Pháo hoa năm mới 2025 rực rỡ trên nóc đồng hồ Bưu điện Hà Nội (Video: Tiến Tuấn). Kim đồng hồ trên tháp Đồng hồ Bưu điện Hà Nội chỉ đúng 0h ngày 1/1/2025, pháo hoa tầm cao tại...

Gìn giữ, phát huy giá trị Di sản Quần thể danh thắng Tràng An

Ngày 25/6/2014, Quần thể danh thắng Tràng An được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) vinh danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, di sản hỗn hợp đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Điều này có ý nghĩa đánh dấu mốc quan trọng để Ninh Bình “khắc” tên mình trên bản đồ du lịch thế giới và là điểm đến hấp dẫn nằm trong nhóm...

Năm Du lịch quốc gia 2025 vinh danh di sản Huế trong vận hội mới

Là kinh đô xưa của triều Nguyễn, Huế là vùng đất mang trong mình những giá trị di sản của quốc gia và thế giới với 8 di sản thế giới được UNESCO ghi danh cùng 89 di tích quốc gia và 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt. Nơi đây có hàng trăm lễ hội dân gian và cung đình cùng nền văn hóa ẩm thực phong phú, độc đáo; nhiều cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp và...

Phát huy giá trị di sản thế giới Quần thể danh thắng Tràng An

Mô hình hợp tác công – tư đã phát huy tối đa các giá trị của di sản Tràng An. Ảnh: Trường Huy Phát huy các giá trị của di sản “kép” Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới vào năm 2014 (đây là di sản “kép” đầu tiên ở Ðông Nam Á) đã tạo cơ hội và động lực để Ninh Bình thực hiện mô hình phát...

Bảo tồn, phát huy giá trị Quần thể danh thắng Tràng An theo hướng cân bằng, bền vững

Kể từ thời điểm được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới năm 2014, Quần thể danh thắng Tràng An luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ có hiệu quả từ các bộ, ngành, các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà khoa học trong nước và quốc tế trong công tác quản lý, khai thác, bảo tồn và phát huy các giá trị nổi bật toàn cầu. Du khách tham quan...

Phát triển sản xuất nhuyễn thể và rong biển

Theo báo cáo của Cục Thủy sản, năm 2024, diễn tích nuôi nhuyễn thể là 57.000ha (tăng 5,5% so với năm 2022, chiếm 90% tỷ trọng diện tích nuôi biển), sản lượng 420.000 tấn (chiếm 56% sản lượng nuôi biển); diện tích trồng rong biển 16.500ha, sản lượng 155.000 tấn. Hiện cả nước có 635 cơ sở sản xuất, ương dưỡng nhuyễn thể. Năm 2024, tổng sản lượng giống nhuyễn thể sản xuất đạt hơn 190 tỷ con. Việt Nam...

Tin nổi bật

Tin mới nhất