Powered by Techcity

Đoàn công tác Tiểu ban Kinh tế Xã hội Đại hội XIV của Đảng làm việc với các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng


Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo một số Bộ, ban, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng.

Về phía tỉnh Ninh Bình có các đồng chí: Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Cao Sơn, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Vùng đồng bằng Sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố, trong đó có 2 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng và 9 tỉnh: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Đây là vùng có ý nghĩa chiến lược, quan trọng bậc nhất của cả nước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Phát huy những tiềm năng, lợi thế to lớn, vượt trội cho phát triển, kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có đóng góp lớn, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu cho tăng trưởng kinh tế của cả nước, thúc đẩy, hỗ trợ các vùng khác cùng phát triển. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kinh tế vùng tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2020 đạt 7,94%/năm. Quy mô kinh tế của vùng luôn được mở rộng. Tỷ trọng đóng góp vào GDP cả nước tăng từ 26,9% năm 2010 lên 29,4% năm 2020; GRDP bình quân đầu người đạt 103,6 triệu đồng/năm, cao hơn 1,3 lần so với bình quân cả nước; tổng thu ngân sách nhà nước của vùng chiếm tới 32,7% tổng thu ngân sách của cả nước; tổng vốn đầu tư xã hội chiếm 35,1%, đứng đầu cả nước.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tương đối nhanh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng, dịch vụ. Thu hút đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Các lĩnh vực văn hóa-xã hội được quan tâm; an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 99,2%, đứng đầu cả nước. Đây cũng là trung tâm hàng đầu về y tế, giáo dục – đào tạo, khoa học-công nghệ với đội ngũ trí thức giỏi và đông đảo lực lượng lao động có chất lượng cao; là cái nôi sản sinh, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho cả nước với nhiều trường đại học, trung tâm nghiên cứu có uy tín…

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành phố; chia sẻ những kinh nghiệm, bài học hay cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển. Các đại biểu cũng đề xuất, kiến nghị với Trung ương một số nội dung như: Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương tập trung nghiên cứu xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung các bộ Luật, các văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng thống nhất, đồng bộ, ổn định lâu dài để xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là các quy định pháp luật về đất đai, quy hoạch, đầu tư, xây dựng…

Tăng cường nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là những dự án giao thông, thủy lợi trọng điểm có tính kết nối, liên kết vùng nhằm phát huy lợi thế của từng địa phương trong phát triển kinh tế-xã hội; ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với đặc trưng, vai trò và thực tiễn đối với những địa phương sở hữu di sản được UNESCO ghi danh; thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù xây dựng công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản, thử nghiệm ứng dụng công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới gắn với khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tăng cường hơn nữa hoạt động liên kết, phát huy nội lực kinh tế địa phương, kinh tế vùng…

Đoàn công tác Tiểu ban Kinh tếXã hội Đại hội XIV của Đảng làm việc với các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng
Đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

 

Chia sẻ về những kết quả, bài học kinh nghiệm của Ninh Bình, đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Ninh Bình đã có sự thay đổi về tư duy và hành động trong định hướng phát triển, trong đó luôn kiên định với định hướng phát triển “Xanh và Bền vững”, đến nay đã tạo ra nền tảng cân bằng cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Từ năm 2022, Ninh Bình đã trở thành tỉnh tự cân đối ngân sách. Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, đạt nhiều kết quả to lớn, tạo cơ sở cho rút ngắn khoảng cách nông thôn-đô thị gắn với thúc đẩy đô thị hóa các vùng động lực. Văn hóa-xã hội phát triển toàn diện, các giá trị bản sắc độc đáo được quảng bá, lan tỏa toàn cầu, từng bước chuyển hóa thành nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Hoạt động đối ngoại, xúc tiến thu hút đầu tư được đổi mới toàn diện. An sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng cho biết: Qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và 32 năm tái lập tỉnh, tỉnh Ninh Bình đã đúc rút được một số bài học kinh nghiệm trong quản lý, điều hành phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Đó là Ninh Bình đã chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”. Đây là định hướng quan trọng để Ninh Bình phát huy mạnh mẽ tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh. Do vậy từ năm 2000, chiến lược phát triển kinh tế xanh đã được đưa vào quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong nhiều nhiệm kỳ Đại hội và định hình những bước đi bài bản, hướng tới phát triển toàn diện, nhanh và bền vững. Trong đó du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu trở thành trung tâm du lịch quốc gia, khu vực châu Á Thái Bình Dương và đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, lấy công nghiệp xanh, sạch là động lực cho sự phát triển.

Ngoài ra, Ninh Bình đã huy động sử dụng hiệu quả nguồn lực và liên doanh, liên kết trong thu hút đầu tư. Trong đó đã thực hiện hiệu quả việc huy động và sử dụng kết hợp các nguồn lực công-tư, điển hình là kết quả nổi bật trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của Quần thể Danh thắng Tràng An. Đây được đánh giá là một trong những mô hình mẫu mực, tiêu biểu nhất trên thế giới về sự kết hợp thành công giữa phát triển kinh tế và du lịch bền vững, đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt Tràng An-Hoa Lư đã trở thành hạt nhân, nền tảng, cơ sở, động lực quan trọng để tỉnh Ninh Bình phấn đấu đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo.

Bên cạnh đó, trong phát triển công nghiệp, tỉnh đã sớm thực hiện thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, đảm bảo phù hợp với định hướng bảo tồn môi trường sinh thái. Một trong những mô hình điển hình cho việc liên doanh, liên kết trong thu hút đầu tư, đó là Liên doanh giữa Tập đoàn Thành Công với Tập đoàn Hyundai theo hướng đồng sở hữu. Từ đó đã hình thành được các ngành sản phẩm chủ lực, có thương hiệu, mang lại nhiều lợi ích thiết thực, đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Về sản xuất nông nghiệp, Ninh Bình có diện tích đất rất hạn chế, trong đó diện tích bảo tồn chiếm khoảng 40%, không gian phát triển chỉ khoảng 60%. Vì vậy, tỉnh đã chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp, lấy sản lượng làm thước đo sang tư duy kinh tế nông nghiệp, từ phát triển đơn ngành sang hợp tác, phát triển đa ngành, đa giá trị.

Từ những kinh nghiệm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản trên thế giới cũng như ở Việt Nam và thực tiễn của tỉnh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Trung ương có quan điểm, chủ trương lãnh đạo, ban hành các chính sách phù hợp với đặc trưng, vai trò và thực tiễn cho những địa phương sở hữu Di sản được UNESCO ghi danh; phát huy những tiêu chí riêng về Đô thị di sản, làm cơ sở cho các địa phương có Đô thị di sản thực hiện quy hoạch phát triển. Các phương thức về đô thị hóa, phân loại đô thị cần phù hợp với chức năng của Đô thị di sản, để bảo tồn và phát huy các giá trị của Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, nghiên cứu các mô hình cư trú và sinh kế chuyển đổi phù hợp cho cư dân vùng di sản.

Ngoài ra cần có cơ chế, chính sách để hỗ trợ, thúc đẩy, bảo lãnh cho doanh nghiệp trong nước phát triển. Đồng thời tập trung phát triển giá trị đặc sắc văn hóa văn minh sông Hồng, tạo động lực cho sự phát triển của vùng cũng như của đất nước. Bên cạnh đó, cần có sự phát triển cân đối, đồng bộ, hài hòa giữa vùng Bắc sông Hồng và Nam sông Hồng; nghiên cứu, tính toán, đầu tư phát triển kết nối hạ tầng logistics, hàng không… vùng phía Nam sông Hồng.

Đoàn công tác Tiểu ban Kinh tếXã hội Đại hội XIV của Đảng làm việc với các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn phát biểu tại hội nghị.

 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn đã chia sẻ quan điểm, định hướng, mục tiêu xây dựng Ninh Bình tới năm 2035 là thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo. Trong đó di sản là tài nguyên quan trọng để Ninh Bình phát triển kinh tế di sản, đô thị di sản, đô thị sinh thái. Làm thế nào để phát triển được tài nguyên di sản, giá trị cảnh quan, giá trị thương hiệu hướng tới đưa Ninh Bình trở thành trung tâm tổ chức sự kiện tầm quốc gia, quốc tế, trung tâm khởi nghiệp sáng tạo luôn là mục tiêu, định hướng mà Ninh Bình quan tâm, nỗ lực thực hiện. Đồng chí cho rằng để thực hiện được các mục tiêu phát triển của tỉnh cũng như thúc đẩy kinh tế-xã hội của vùng, cần nghiên cứu các cơ chế, chính sách để giải quyết các điểm nghẽn trong công tác quản trị, điều tiết thị trường, thúc đẩy chuyển đổi nền kinh tế xanh, nền kinh tế trí thức, văn hóa hóa kinh tế…

Đoàn công tác Tiểu ban Kinh tếXã hội Đại hội XIV của Đảng làm việc với các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng
Đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu kết luận hội nghị.

 

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm của các địa phương. Đồng chí khẳng định: đồng bằng sông Hồng cùng với Đông Nam Bộ chính là 2 điểm sáng, đóng vai trò, vị trí chiến lược về chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của cả nước. Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các địa phương trong vùng cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ những thế mạnh riêng có, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo hướng nâng cao hiệu quả, chất lượng và tính bền vững. Trọng tâm là đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI, phát triển nông nghiệp đa giá trị, tiếp tục đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo… Riêng về cơ cấu kinh tế, ngoài tập trung cho các ngành mang tính chất đại diện cho xu thế của thời đại cần chú trọng phát triển theo mô hình kinh tế tự nhiên hài hòa, một nền kinh tế độc lập, tự chủ, kinh tế trí thức, kinh tế sáng tạo trên cơ sở phát huy giá trị tự nhiên, giá trị Di sản.

Đồng chí Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, công tác chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV là rất quan trọng nhằm tổng kết, đánh giá toàn diện kết quả đạt được Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần XIII, chỉ rõ những tồn tại, vướng mắc, đặc biệt là phương hướng phát triển trong thời gian tới. Vì vậy, các ý kiến phát biểu của các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng sẽ được Tiểu ban Kinh tế-Xã hội tổng hợp để hoàn thiện văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Minh Hải-Anh Tuấn





Nguồn: https://baoninhbinh.org.vn/doan-cong-tac-tieu-ban-kinh-te-xa-hoi-dai-hoi-xiv-cua-dang/d20240730194853465.htm

Cùng chủ đề

Cúc Phương – Vườn quốc gia hàng đầu châu Á

Ngày 6.9, thông tin từ Vườn quốc gia Cúc Phương cho biết, World Travel Awards (WTA) vừa tổ chức công bố giải tại Manila (Philippines), vinh danh Vườn quốc gia Cúc Phương đoạt giải Vườn quốc gia hàng đầu châu Á năm 2024. Đây là lần thứ 6 Vườn quốc gia Cúc Phương đoạt giải này, sau 5 lần được vinh danh, từ các năm 2019 – 2023. Ông Nguyễn Văn Chính (thứ 2 từ phải qua trái), Giám đốc Vườn quốc gia Cúc...

Cùng tác giả

Cảnh nước cuồn cuộn chảy xiết tại các con sông gần Hà Nội

Các con sông ở Hà Nội và sông ở tỉnh lân cận có nguồn kết nối với Hà Nội đều đang trong cảnh nước chảy xiết từ thượng nguồn đổ về, có nguy cơ lên tới mức báo động 3. Mực nước tại sông Hồng (bên phải) và sông Đuống địa phận Thủ đô đang mỗi lúc một lên cao. Hình ảnh ghi nhận vào chiều 10/9 khi TP Hà Nội nâng mức cảnh báo lũ trên những...

Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội khả năng đạt đỉnh vào trưa nay và trên báo động 2

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi tin lũ đặc biệt lớn trên sông Thao, tin lũ khẩn cấp trên sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Hoàng Long, tin lũ trên sông Thái Bình, sông Lục Nam và sông Hồng. Cụ thể, lũ trên sông Thao tại Yên Bái đang xuống nhưng vẫn ở trên mức nước lũ lịch sử năm 1968 (34,42m); tại Phú Thọ đang biến đổi chậm. Lũ trên sông Lô...

Cùng chuyên mục

Cảnh nước cuồn cuộn chảy xiết tại các con sông gần Hà Nội

Các con sông ở Hà Nội và sông ở tỉnh lân cận có nguồn kết nối với Hà Nội đều đang trong cảnh nước chảy xiết từ thượng nguồn đổ về, có nguy cơ lên tới mức báo động 3. Mực nước tại sông Hồng (bên phải) và sông Đuống địa phận Thủ đô đang mỗi lúc một lên cao. Hình ảnh ghi nhận vào chiều 10/9 khi TP Hà Nội nâng mức cảnh báo lũ trên những...

Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội khả năng đạt đỉnh vào trưa nay và trên báo động 2

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vừa phát đi tin lũ đặc biệt lớn trên sông Thao, tin lũ khẩn cấp trên sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Hoàng Long, tin lũ trên sông Thái Bình, sông Lục Nam và sông Hồng. Cụ thể, lũ trên sông Thao tại Yên Bái đang xuống nhưng vẫn ở trên mức nước lũ lịch sử năm 1968 (34,42m); tại Phú Thọ đang biến đổi chậm. Lũ trên sông Lô...

Khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính

Thận trọng, công khai, minh bạch Thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), tỉnh Ninh Bình đã tập trung quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm các nghị quyết, kết luận...

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài làm việc tại NSMO, kiểm tra công tác ứng phó bão Yagi

Báo cáo tại cuộc họp, ông Vũ Xuân Khu – Trưởng ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của NSMO cho biết, bão số 3 Yagi sẽ đổ bộ vào nước ta được nhận định là cơn bão rất mạnh, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống điện. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, NSMO đã xây dựng các phương án cụ thể, có tính toán đến những nguy cơ,...

9,3 triệu người nhận tin nhắn phòng, chống siêu bão Yagi qua Zalo

Ngày 5/9, Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống thiên tai đã gửi tin nhắn hướng dẫn neo đậu thuyền an toàn trú bão Yagi tới hơn 9,3 triệu người dân các tỉnh ven biển. Thông báo hướng dẫn neo đậu thuyền tránh bão được gửi qua Zalo Mini App.Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cơn bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) đã đạt mức siêu bão khi hoạt động trên...

Vỡ đê sông Lô đoạn qua huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Tối 10/9, UBND huyện Sơn Dương xác nhận, đê sông Lô đoạn qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện công tác vá đê đang khẩn trương được triển khai. Theo đó, đoạn đê bị vỡ dài khoảng 10m giáp ranh với xã Hợp Nhất của huyện Đoan Hùng, Phú Thọ. Trước đó, tại vị trí này đã có dấu hiệu của rò rỉ nước nên công tác di dời người dân trong vùng có...

Bảo đảm an sinh xã hội cho người dân ở 25 địa phương bị ảnh hưởng của bão số 3

NDO – Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân 25 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp của bão và hoàn lưu của bão số 3 ở miền bắc thực hiện các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn. Ngày 10/9, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có công văn số 4206/BLĐTBXH-CBTXH về việc ứng phó, khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra...

Tin nổi bật

Tin mới nhất